Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Các vi phạm về hành lang an toàn đường sắt và chế tài xử phạt

Phóng viên - 06/08/2018 | 6:30 (GTM + 7)

VOVGT - Bất chấp nỗ lực của các cơ quan chức năng suốt nhiều năm qua, tình trạng vi phạm hành lang an toàn đường sắt vẫn diễn ra như "cơm bữa".

Vi phạm hành lang an toàn đường sắt vẫn như "cơm bữa"

Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra những vụ tai nạn giao thông đường sắt nghiêm trọng khiến dư luận không khỏi lo ngại về sự an toàn giao thông của ngành đường sắt.

Tuy nhiên, bất chấp nỗ lực của các cơ quan chức năng suốt nhiều năm qua, tình trạng vi phạm hành lang an toàn đường sắt vẫn diễn ra như "cơm bữa". Đây cũng chính là nguyên nhân khiến những vụ tai nạn thương tâm chưa thể dừng lại. 

Tàu qua khu Nhà Dầu (Khâm Thiên, Hà Nội) như đi trên vỉa hè. Ảnh: Báo Giao thông

Thực tế cho thấy, lấn chiếm hàng lang an toàn giao thông đường sắt đang diễn ra khá phổ biến với những vi phạm như: dựng lều lán - kinh doanh gần đường ray, mở đường ngang trái phép, phớt lờ biển cảnh báo của ngành đường sắt. Những vi phạm hành lang an toàn đường sắt càng diễn biến phức tạp thì số vụ va chạm, tai nạn giao thông đường sắt lại càng có chiều hướng gia tăng.

Khảo sát trên dọc tuyến đường sắt đi qua địa bàn các quận, huyện của thành phố Hà Nội như: Đống Đa, Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên…, tình trạng vi phạm hành lang ATGT đường sắt đang diễn ra phổ biến. Có đoạn chưa đầy 1km, trên dọc tuyến đường sắt mà xuất hiện gần chục điểm đường ngang dân sinh.

Bên cạnh đó, tình trạng tập kết, kinh doanh buôn bán ngay sát đường ray dù đã được phản ánh nhiều lần trên các phương tiện truyền thông đại chúng nhưng vẫn chưa hề thuyên giảm. Nhiều vị trí hệ thống hộ lan - hàng rào đảm bảo hành lang ATGT đường sắt còn bị xé ra để mở đường ngang dân sinh. Điều đáng nói là, dù đã chứng kiến nhiều tai nạn thương tâm nhưng người dân vẫn vô tư chiếm dụng hành lang đường sắt để buôn bán, sinh hoạt… bất chấp hiểm nguy rình rập.

Một người dân sống gần đường sắt ở huyện Gia Lâm, Hà Nội phản ánh:

"Chúng tôi chứng kiến rất nhiều vụ tai nạn nguy hiểm. Có những vụ tai nạn mà tàu đi đến còn người thì vẫn ngồi trên đường sắt, không để ý gì cả. Nhiều người dân không chấp hành luật lệ giao thông, cứ đứng ngồi trên đường sắt khiến các đồng chí công an phải tiến hành xử phạt".

Những hành vi xâm phạm hành lang ATGT đường sắt như vừa nêu rõ ràng không chỉ ảnh hưởng tới an toàn chạy tàu mà còn nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của người dân. Đại úy Đặng Hồng Giang, Đội trưởng Đội CSGT đường sắt, Phòng CSGT Hà Nội phân tích về những nguy cơ mất an toàn từ những hành vi vi phạm này:

"Hành vi lấn chiếm hành lang ATGT đường sắt là rất nguy hiểm, rất nghiêm trọng bởi khi xảy ra tai nạn thường để lại những hậu quả thương tâm. Đa số các nạn nhân là người ngoại tỉnh về Hà Nội. Vì thế, chúng tôi tập trung tuyên truyền cho những người tới Hà Nội để sinh sống, buôn bán".

Theo quy định của Luật Đường sắt, nghiêm cấm hành vi lấn chiếm hành lang an toàn đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường sắt. Phạm vi dải đất bảo vệ hai bên hành lang đường sắt được xác định 7 mét tính từ mép ngoài của ray trở ra đối với nền đường không đắp, không đào; 5 mét tính từ chân nền đường đắp. Việc xử phạt đối với vi phạm này đã được quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 51 của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Cụ thể, cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng đối với cá nhân, từ 600 nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi mua bán hàng hóa, họp chợ trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt. Ngoài ra, mức phạt này cũng được áp dụng đối với các hành vi vi phạm khác như: Sử dụng đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt vào mục đích canh tác nông nghiệp làm sạt lở, lún, nứt, hư hỏng công trình đường sắt, cản trở giao thông đường sắt; trồng cây cao trên 1,5m trong hành lang an toàn giao thông đường sắt.

Cùng với những chế tài xử phạt nghiêm khắc với các hành vi vi phạm thì cũng cần có những giải pháp để đảm bảo an toàn hành lang ATGT đường sắt, trước tiên phải kịp thời bảo đảm công tác duy tu, bảo dưỡng, an toàn cho hệ thống cơ sở hạ tầng ngành đường sắt. Có như vậy, chúng ta mới có thể tăng cường công tác quản lý, lập lại trật tự hành lang an toàn đường sắt.

Bản tin giao thông đường sắt

Đường sắt lắp camera giám sát để hạn chế tai nạn. Ảnh: Kinh tế đô thị

# Để hạn chế tối đa yếu tố chủ quan con người tác động vào vận hành hệ thống, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết đang đẩy mạnh các giải pháp về công nghệ để tăng cường giám sát. Tính đến hết tháng 6, đơn vị này đã lắp đặt xong camera hỗ trợ giám sát tại 263/263 phòng trực ban chạy tàu cần lắp tại các ga; tại 521/620 đường ngang có người gác cần lắp. Đồng thời, trong năm 2018 dự kiến ưu tiên lắp đặt camera tại 40-50 vị trí có nguy cơ xảy ra tai nạn cao.

# Trong tháng 7 và 8, hàng loạt mác tàu Thống Nhất và tàu khu đoạn xuất phát từ Hà Nội, Tp.HCM đi các địa phương trên tuyến đường sắt Thống Nhất sẽ giảm giá từ 8% đến 20%.

Trong đó, từ ngày 01/8/2018 đến hết ngày 15/8/2018, Tổng công ty Đường sắt VN thực hiện giảm 8% giá vé hiện hành đối với các tàu SE17, QB1, QB3 chạy vào ngày thứ Năm hàng tuần; Tàu SE19 có ga đi từ Hà Nội đến Thanh Hóa, ga đến từ Vinh đến Đà Nẵng chạy vào ngày thứ Năm hàng tuần…Bên cạnh đó, điều chỉnh giảm 13% giá vé hiện hành đối với các mác tàu SE17, QB1, QB3, SE19, SE20 trên 1 số cung chặng kể từ ngày 01/8/2018 đến hết ngày 18/8/2018 vào hầu hết các ngày trong tuần.

Nghe toàn bộ chương trình tại đây:

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa hôm qua với diễn biến phân hoá.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

// //