Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Các dự án đường sắt đô thị, vì sao không điều chỉnh thiết kế khi đã 'vênh' so với nhu cầu?

Phóng viên - 17/01/2019 | 7:42 (GTM + 7)

VOVGT - Hiện nay có nhiều luồng ý kiến trái chiều về việc có nên điều chỉnh về thiết kế và vị trí các nhà ga của một số tuyến đường sắt đô thị.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Hiện Hà Nội đang triển khai thực hiện 4 dự án đường sắt đô thị, tuy nhiên, vì nhiều lí do, các dự án này đều bị chậm tiến độ.

Trong khi đó, với sự phát triển mạnh mẽ của đô thị, tại một số dự án đã bộc lộ những bất cập trong việc bố trí các nhà ga chưa thực sự gắn liền với các khu dân cư và có thể làm giảm hiệu quả khi đưa vào khai thác. Hà Nội có nên điều chỉnh thiết kế của các tuyến đường sắt này?

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Theo quy hoạch giao thông vận tải thủ đô được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội sẽ xây dựng 9 tuyến đường sắt đô thị, 3 tuyến tàu điện một ray và 8 tuyến xe buýt nhanh (BRT) để hỗ trợ các tuyến đường sắt đô thị nhằm giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông, tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân.

Tuy nhiên đến nay, hiện thành phố mới chỉ triển khai được 4 đoạn tuyến với chiều dài 65,6km, đạt khoảng 16% trong tổng số gần 420 km. Trong số những dự án đường sắt đô thị đã và đang triển khai, nhiều chuyên gia lo ngại, thiết kế và việc bố trí các nhà ga đường sắt không còn phù hợp so với tình hình bố trí dân cư trên các trục giao thông mà nó đi qua.

Nghiên cứu sinh Nguyễn Ngọc Quang- Đại học Twenlte Hà Lan, cho rằng các dự án đường sắt đô thị của Hà Nội chưa chú trọng đến phát triển theo định hướng giao thông công cộng, là xác định các trục giao thông công cộng trước, sau đó bố trí dân cư dọc 2 bên tuyến này mà hầu hết đều đi ngược lại quá trình này nên vị trí một số nhà ga được bố trí ở những vị trí không thuận lợi cho người sử dụng, nếu đưa vào vận hành sẽ không phát huy hết hiệu quả.

Nghiên cứu sinh Nguyễn Ngọc Quang nêu dẫn chứng:

"Đơn cử như tuyến 2.2 việc bố trí các ga hiện giờ vị trí tuyến đi qua đường Đại Cổ Việt và vị trí ga đặt trong Công viên Thống Nhất, rồi chạy qua khu Kim Liên- Thượng Đình. Tuy nhiên sau khi đường sắt này được phê duyệt, thì vấn đề tái cấu trúc lại các khu chung cư cũ nát mới được đặt ra. Tuyến đường sắt 2.2 không gắn liền với dự án tái cấu trúc đô thị".

TS Phan Lê Bình- Giảng viên trường Đại học Việt Nhật nhận định, hiện nay rất ít các khu đô thị của Hà Nội phát triển gắn kết với những tuyến đường sắt đô thị. Trong khi quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị của Hà Nội có phần không khớp nhau và với sự phát triển dân số hiện nay, theo ông Bình, cũng cần điều chỉnh một số tuyến đường sắt đô thị nhưng vẫn phải tôn trọng tính dài hạn của các quy hoạch.

TS Vũ Anh Tuấn- Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giao thông vận tải- Đại học Việt Đức cho rằng với những siêu đô thị như Hà Nội và Tp.HCM, việc thay đổi quy hoạch các tuyến đường sắt đô thị là một việc làm khó, mà nên điều chỉnh sự phát triển đô thị dọc theo các tuyến đường sắt đô thị. TS Vũ Anh Tuấn phân tích:

"Đứng ở góc độ quy hoạch khác với xe buýt, khi chúng ta xây dựng đường sắt đô thị thì sẽ tồn tại lâu dài 50 năm- 100 năm, do vậy phát triển đô thị dọc theo hành lang phải dựa vào đường sắt. Một khi chúng ta đã chốt được quy hoạch đường sắt đô thị rồi thì chúng ta phải điều chỉnh quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất ở các cập độ khác nhau để hỗ trợ cho dự án đường sắt đô thị".

Giáo sư Naoshisa Okamoto- Viện Nghiên cứu Chính sách và quy hoạch – Đại học Tsukuba

Đồng tình với quan điểm này, Giáo sư Naoshisa Okamoto- Viện Nghiên cứu Chính sách và quy hoạch – Đại học Tsukuba, Tổng thư ký Hiệp hội nghiên cứu giao thông vận tải Đông Á cho biết:

"Khi chúng ta đã có quy hoạch đường sắt đô thị rồi thì chúng ta cần làm rõ cho các nhà đầu tư và người dân được biết các thông tin về dự án, vị trí các đường sắt đô thị. Đường sắt đô thị khi đã định hướng rồi, thì việc thay đổi hướng và thay đổi vị trí các nhà ga là vô cùng khó".

Chia sẻ về kinh nghiệm phát triển hệ thống đường sắt đô thị hơn 160 năm, Giáo sư Naoshisa Okamoto cho biết, yếu tố quyết định thành công của Nhật Bản là lựa chọn thời điểm phát triển đường sắt đô thị thích hợp- trước khi xảy ra sự bùng nổ của lượng phương tiện cá nhân nên có thể tu hút được lượng lớn hành khách sử dụng loại hình phương tiện vận tải này.

Đặc biệt, chính quyền thủ đô Tokyo đã xây dựng quy hoạch phát triển thành phố dài hạn có tên gọi là Tầm nhìn phát Vùng thủ đô Toykyo sẽ được xây dựng Tầm nhìn phát triển cho Vùng thủ đô Tokyo và các vùng xung quanh và phân tán chức năng của thủ đô cho các đô thị xung quanh. Trong đó, các trục đường sắt đô thị được coi là xương sống cho sự phát triển của đô thị và gắn kết thủ đô Tokyo với các đô thị xung quanh. Có thể khẳng định, hình thái đô thị của thủ đô Tokyo được hình thành theo sự phát triển của đường sắt đô thị.

Đối với thủ đô Hà Nội, để có thể phát triển được hệ thống đường sắt đô thị thành công, theo giáo sư Naoshisa Okamoto cho rằng, thành phố cần có xây dựng quy hoạch có tầm nhìn dài hạn và Luật đặc biệt để phát triển đường sắt và đô thị mới cho phép chính quyền địa phương có thể thực hiện điều chỉnh đất để dành cho phát triển các công trình đường sắt.

Ông Bùi Hồng Linh- Trưởng phòng Kế hoạch và chuẩn bị đầu tư, Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, Hà Nội đã có quy hoạch chung xây dựng thủ đô 1259. Tuy nhiên, quy hoạch chi tiết cho từng tuyến chỉ được xác định khi lập Báo cáo nghiên cứu khả thi nên có nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.

Ông Linh cho biết:

"Khi quy hoạch chung của thủ đô đã xác định các tuyến và trong quy hoạch phân khu cũng đã lồng ghép các tuyến nhưng khi lồng ghép với tỷ lệ rất lớn, nhưng khi đặt chi tiết mới phát sinh nhiều vấn đề. Chủ yếu chạy theo các trục chính còn khi đặt các nhà ga vào nó ảnh hưởng đến khu dân cư xung quanh. Nếu mình muốn tái cấu trúc thì phải tái cấu trúc toàn bộ khu vực đó".

Ở góc nhìn khác, nghiên cứu sinh Nguyễn Ngọc Quang cho rằng ở nhiều nước, sau khi quy hoạch được phê duyệt khoảng 10 năm sẽ được xem xét điều chỉnh lại, thậm chí sớm hơn. Trong khi đó, hiện nay chất lượng quy hoạch của Việt Nam còn nhiều bất cập, thiếu sự phân tích cụ thể và định hướng không đúng. Bởi vậy, ông Quang cho rằng, với tốc độ đô thị hóa hiện nay, thành phố nên xem xét lại quy hoạch và điều chỉnh hướng tuyến, vị trí nhà ga của một số dự án đường sắt đô thị cho phù hợp.

Hội thảo Giao thông Đô thị “ Đường sắt đô thị và phát triển Khu vực”

Hiện nay có nhiều luồng ý kiến trái chiều về việc có nên điều chỉnh về thiết kế và vị trí các nhà ga của một số tuyến đường sắt đô thị. Tuy nhiên, bền lề Hội thảo Giao thông Đô thị “ Đường sắt đô thị và phát triển Khu vực” tổ chức sáng 16/1 tại Hà Nội, một số chuyên gia nêu ý kiến, quy hoạch đường sắt đô thị khác với quy hoạch mạng lưới xe buýt do có thời gian sử dụng dài hơi từ 50-100 năm nên quy hoạch cần đảm bảo tính ổn định, lâu dài.

Việc điều chỉnh các tuyến đường sắt đô thị nói riêng và các dự án hạ tầng giao thông thì cần phải xem xét, cân nhắc cẩn trọng, bởi bất kì sự chậm trễ nào của các dự án phát triển hạ tầng cũng làm gia tăng tổng mức đầu tư của dự án, đặc biệt những dự án sử dụng bằng vốn vay.

Tags:
Ý kiến của bạn
Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Giữa lòng Sài Gòn, có một quán cà phê nho nhỏ ẩn mình giữa những xô bồ phố thị nơi du khách thập phương có thể ghé lại nhâm nhi tách cà phê và sống lại giữa những không khí hào hùng của dân tộc. Quán cà phê vẫn gọi với cái tên thân thương “biệt động Sài Gòn”,

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Từng chiến đấu với căn bệnh ung thư nên anh Trương Văn Vũ-Chủ nhiệm CLB Nét bút xanh hiểu được sự cùng cực của những người rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Sau khi khỏi bệnh, anh đã viết tiếp những giấc mơ dang dở cho học sinh khó khăn ở ĐBSCL nói chung, con em người Việt ở Campuchia nói riêng.

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Trong thời gian gần đây, nhiều địa phương tiếp giáp biển như Bình Thuận, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Tiền Giang và mới đây nhất là Bến Tre đã liên tục phát hiện số lượng rất lớn ma túy trôi dạt vào bờ.

Cần nghĩ đến quyền lợi nhà đầu tư, mở rộng đối tượng vay gói 125.000 tỷ

Cần nghĩ đến quyền lợi nhà đầu tư, mở rộng đối tượng vay gói 125.000 tỷ

Ngoài đề nghị gỡ nút thắt về việc thẩm định sự phù hợp của dự án đầu tư với các quy hoạch, đáng chú ý Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM còn đề xuất tăng lợi nhuận định mức từ 10% lên 15% với doanh nghiệp tự tạo lập quỹ đất

// //