Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Biên Hòa (Đồng Nai): Quốc lộ 51 vẫn 'ngập kinh niên'

Phóng viên - 30/08/2018 | 9:30 (GTM + 7)

VOVGT - Điểm ngập ở vùng ven dọc theo Quốc lộ 51 thuộc các phường Long Bình và Long Bình Tân vẫn là nỗi ám ảnh của hàng nghìn hộ dân mỗi mùa mưa...

Dù UBND tỉnh Đồng Nai chủ trương quyết liệt xử lý các điểm ngập úng trên địa bàn TP. Biên Hòa và thực tế đã có nhiều điểm ngập được xử lý dứt điểm, song hiện vẫn còn những điểm ngập “kinh niên” ở TP này.

Có nhiều nguyên nhân khiến các điểm ngập này chưa được khắc phục, trong đó, đáng quan tâm là dường như vẫn chưa có tiếng nói chung giữa những đơn vị có trách nhiệm chống ngập.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

>>> Nỗi ám ảnh ngập trên QL 51

Quốc lộ 51 "thành sông" mỗi khi mưa lớn

Nếu như hàng chục điểm ngập ở nội ô TP. Biên Hòa cơ bản đã được giải quyết xong, thì điểm ngập ở vùng ven dọc theo Quốc lộ 51 thuộc các phường Long Bình và Long Bình Tân vẫn là nỗi ám ảnh của hàng nghìn hộ dân mỗi mùa mưa.

Ngập “kinh niên”

Nhiều năm nay, người dân ở khu phố 1, phường Long Bình Tân, TP. Biên Hòa đã quá quen với cảnh ngập. Nhìn những dấu vết bùn đất để lại trên vách tường sau khi nước rút, có chỗ cao vài chục phân, có chỗ cả mét là có thể hiểu được nỗi khổ của cư dân ở đây.

Cứ chuẩn bị tới mùa mưa, người ta lại bảo nhau đủ cách chống ngập. Nhà nào khá giả thì bỏ tiền ra nâng nền, nhà nào ít tiền thì “chế” vách chống ngập bằng những khung sắt bịt tôn, nước vẫn tràn vào qua các khe hở nhưng đỡ được chút nào hay chút ấy, cũng có nhà đầu tư cả máy bơm chỉ để… hút nước ngập.

Nước ngập khiến giao thông gặp nhiều khó khăn

Không chỉ nhà dân, nhiều công trình, trường học ở khu vực này cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tại trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh, sau mấy năm ngập, nhiều hạng mục công trình của nhà trường hư hỏng nặng nề, nền nhà sụt lún, hơn 20m tường rào đổ sập do thường xuyên “ngâm nước”; học sinh đến trường khó khăn, vất vả. Thậm chí nhiều lần nhà trường phải cho học sinh nghỉ học vì nước ngập sâu, không đảm bảo an toàn.

Theo người dân, trước đây nước ngập chỉ một thời gian ngắn rồi rút nhanh nhưng vài năm trở lại đây thì ngập rất nặng và kéo dài. Người dân càng bức xúc hơn khi mà lúc trời mưa thì chưa ngập, còn khi hết mưa rồi thì nước ở đâu dồn về gây ngập mênh mông, cống thoát thì gần như vô tác dụng.

Ông Phạm Thanh Liêm, người dân khu phố 1, phường Long Bình Tân nói: "Đường cống thoát nước nó nằm dưới đây nó dẫn ra suối, nhưng ở ngoài suối nó lại giộng (trào) ngược vô rồi nó ộc ra, dâng lên, chứ không phải lượng mưa xuống đây để nó ngập. Ngập thì nhú lên qua nền là nước trào vô nhà. Giờ bà con thì nhà nào tự lạu, lo nhà đó thôi chứ đâu có cách gì đâu".

Tình trạng ngập “kinh  niên” không chỉ ở khu phố 1 mà rộng khắp phường Long Bình Tân. Phường Long Bình, xã Phước Tân của TP. Biên Hòa dọc theo Quốc lộ 51 và một tuyến đường Võ Nguyên Giáp, đường Bùi Văn Hòa cũng trong tình trạng đó. Ở những khu vực này, giao thông tê liệt mỗi khi mưa lớn, nước không thoát kịp khiến đường trở thành sông, xe cộ không thể lưu thông.

Nước không có đường thoát?

Chỉ riêng tình trạng ngập kéo dài khu vực dọc theo Quốc lộ 51, đã có hàng chục cuộc họp của các bên liên quan bàn giải pháp nhưng đều chưa hiệu quả hoặc chưa được thực hiện nghiêm túc.

Theo Công ty Công ty cổ phần Phát triển đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (BVEC), có 2 nguyên nhân chính gây ngập.

Nguyên nhân thứ nhất là do nước thoát của các khu dân cư và một công trình bệnh viện, kho cảng dọc theo Quốc lộ 51 không được đầu tư xây dựng đồng bộ, chảy tràn trên bề mặt gây quá tải cho hệ thống thoát nước dọc.

Rác ken đặc suối thoát nước

Nguyên nhân thứ 2 là do dòng chảy tự nhiên của hàng loạt các con suối qua Quốc lộ 51 bị lấn chiếm, làm giảm khả năng tiêu thoát nước. Các con suối thoát nước chính như suối Bà Lúa, suối Cầu Quan, suối qua khu lò gạch Thuận Hòa… đều bị đổ xả bần, phế liệu khiến lòng suối thu hẹp, cản trở dòng chảy. Thậm chí, một cống thoát nước ngang bị một nhà hàng xây đè lên, trở thành cống chết. Việc này kéo dài đã nhiều năm nhưng đến nay vẫn chưa thể xử lý.

Cũng theo BVEC, đơn vị này đã nhiều lần đề nghị địa phương và các bên liên quan phối hợp giải quyết nhưng đến nay vẫn chưa làm. Ông Đinh Hồng Hà, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Phát triển đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu nói: "Thượng lưu thì tốc độ đô thị hóa nhanh như thế, dưới hạ lưu thì bị lấn chiếm, bị chặn lại như thế thành ra Quốc lộ 51 như dòng suối. Bây giờ xử lý thế nào hay là để mỗi nhà đầu tư gánh hậu quả. Ở đây tôi không muốn đổ trách nhiệm cho ai nhưng tôi muối là phải phối hợp chặt chẽ, nhiều hơn nữa để giải quyết".

Ông Từ Nam Thành, Phó giám đốc Sở Giao thông – Vận Tải tỉnh Đồng Nai xác nhận tình trạng ngập nước trên khu vực Quốc lộ 51 và các khu dân cư xung quanh tồn tại từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Ông Thành cho rằng đến thời điểm hiện tại đã xử lý được một số vấn đề như nạo vét một số suối, di dời một số công trình hạ tầng nhưng mới chỉ là giải pháp trước mắt, chưa phải giải pháp lâu dài, đồng bộ: "Giải pháp lâu dài thì vẫn chưa có giải pháp cụ thể, triệt để được, cần có giải pháp đồng bộ. Hệ thống thoát nước trước kia chỉ xây dựng đáp ứng cho khu vực lân cận nhỏ và chủ yếu là thoát nước mặt đường. Đến nay nếu mà tất cả lượng nước của lưu vực đổ về thì chắc chắn là hệ thống thoát nước chưa đáp ứng được".

Nỗi ám ảnh của nhiều người dân trong mùa mưa

Còn đại diện Phòng Quản lý đô thị TP. Biên Hòa thì cho rằng, năm vừa qua các dự án nạo vét mương, suối ở khu vực ngập đã được thực hiện và cơ bản hoàn thành xong. Nhưng ở một số nơi tốc độ đô thị hóa quá nhanh và ý thức người dân vẫn kém, xả thải bừa bãi, nạo vét không xuể. Phòng Quản lý đô thị TP. Biên Hòa cũng đã có đã kiến nghị đầu tư mở rộng một số đoạn mương, cống thoát nước nhưng vẫn đang… chờ phê duyệt.

Dù đơn vị có trách nhiệm nói đã nạo vét, song trên thực tế, khảo sát của phóng viên cho thấy, các đoạn suối thoát nước chính vẫn bị ken đặc bởi rác, xà bần… Lòng suối trước đây theo người dân rất sâu và rộng hàng chục mét giờ chắc chỉ còn vài mét… Chứng kiến những con suối thoát nước chính bị “bức tử” thì cũng dễ hiểu tại sao Biên Hòa vẫn “ngập kinh niên”./.

Tags:
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Trong quá trình tham gia giao thông, ắt hẳn trong chúng ta đã từng thấy những chiếc xe ba gác chở hàng trên phố. Những tài xế lái xe này thường là người lớn tuổi và trên xe có dán những dòng chữ thể hiện họ là cựu chiến binh, thương binh…

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Ngày 24/4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Góp ý Xây dựng Khung pháp lý Quản lý Tài sản ảo (VA, VASP).

Liên kết du lịch và văn hóa, làm sao để hiệu quả?

Liên kết du lịch và văn hóa, làm sao để hiệu quả?

Điều quan trọng là các địa phương cần tính toán việc giữ chân khách để không chỉ đến một lần mà phải quay lại nhiều lần nữa. Chính vì vậy việc liên kết các địa phương, các sản phẩm du lịch, với văn hóa bản địa được xem là vấn đề sống còn đối với du lịch vùng.

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, năm 2023, 7,8% số vụ TNGT xảy ra với trẻ em. Quý 1/2024, TNGT với trẻ em cũng diễn biến phức tạp và chưa có chiều hướng giảm. Đáng chú ý, không ít vụ TNGT xảy ra khi các em điều khiển phương tiện giao thông khi chưa đủ tuổi.

// //