Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Bao giờ mới thay đổi thói quen bắt xe trên đường cao tốc?

Phóng viên - 24/08/2017 | 7:03 (GTM + 7)

VOVGT – Thực tế cho thấy, có không ít những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng liên quan đến hành vi người dân tự do đi lại trên các tuyến đường cao tốc…

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Nhiều người dân vẫn còn thói quen đứng dọc đường bắt xe khách - Ảnh minh họa CAND

Trong những năm gần đây, trên cả nước đã đưa vào khai thác hàng loạt những tuyến đường cao tốc mới như Hà Nội- Thái Nguyên, Hà Nội – Lào Cai, Tp.HCM- Long Thành- Dầu Giây… Hệ thống tuyến đường cao tốc mới này cho phép các phương tiện có thể lưu thông với tốc độ rất cao, giảm thời gian đi lại.

Tuy nhiên, cùng với đó, tình trạng mất an toàn giao thông trên những tuyến đường này cũng gia tăng. Trong đó phải kể đến hành vi người đi bộ tự do đi lại, sang đường trên đường cao tốc.

Hiện nay, cả nước có khoảng 1 nghìn km đường cao tốc đang được đưa vào khai thác, sử dụng. Những tuyến đường cao tốc này đã nhanh chóng phát huy hiệu quả trong việc thúc đẩy hoạt động lưu thông hàng hóa, phát triển kết nối kinh tế giữa các địa phương, đồng thời góp phần rút ngắn thời gian di chuyển của các phương tiện giao thông.

Đây là những tuyến đường cao tốc được đầu tư xây dựng theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, được thiết kế cho các phương tiện đi lại với tốc độ cao và cấm các phương tiện thô sơ, người đi bộ.

Tuy nhiên, trên thực tế, một bộ phận người dân do thiếu hiểu biết vẫn cố tình di chuyển, đi lại, bắt xe khách trên một số tuyến đường, gây mất trật tự an toàn giao thông và tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.

Trên tuyến đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai, tại gần các vị trí các lối ra, vào đường cao tốc đoạn đi qua các địa phận tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, tình trạng người dân đứng chờ để bắt xe khách diễn ra khá phổ biến.

Trong khi đó, tại Hà Nội, tình trạng tương tự cũng xảy ra trên tuyến đường vành đai 3 trên cao. Nhiều lái xe không tránh khỏi bức xúc khi bắt gặp những người dân vô tư băng qua đường hay tự do đi lại trên đường cao tốc.

Một số người dân bày tỏ ý kiến về tính chất nguy hiểm của hành vi này: “Những hành vi như vậy rất nguy hiểm, vì tại các đường trục chính, phương tiện giao thông cơ giới chạy với tốc độ cao. Do đó, hiện tượng đón trả khách hay bắt xe trên đường cao tốc là hoàn toàn sai…”. Một người khác cho biết: “Người đi bộ đón xe khách trên đường cao tốc tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ và những tai nạn thường rất thảm khốc. Hành vi này không chỉ gây mất trật tự an toàn giao thông mà còn có thể ảnh hưởng tới chính bản thân những người đi bộ”.

Nghe các ý kiến tại đây:

Thực tế cho thấy, đã có không ít những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng liên quan đến hành vi người dân tự do đi lại trên các tuyến đường cao tốc. Vào sáng ngày 31/7 vừa qua, trên đường trên cao tốc Hà Nội - Bắc Giang thuộc địa phận xã Nội Hoàng, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, một phụ nữ trong lúc đang cố băng qua đường cao tốc để bắt xe khách đã bị một ô tô bán tải đâm trúng khiến nạn nhân tử vong tại chỗ.

Gần đây nhất vào tối ngày 6/8, tài xế xe ô tô 4 chỗ lưu thông trên đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đã bất ngờ phát hiện một người đi bộ sang đường tại đoạn qua phận xã Bạch Thượng, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam nhưng không kịp xử lý, đã đâm vào người đi bộ khiến nạn nhân ngã ra đường và bị nhiều phương tiện khác đâm tử vong.

Phân tích nguyên nhân của tình trạng tự do đi lại trên đường cao tốc, một số chuyên gia an toàn giao thông cho rằng chủ yếu là do người dân chưa nhận thức được đầy đủ về mức độ nguy hiểm khi đi bộ, sang đường trên đường cao tốc.

Ngoài ra, do đặc thù phân bổ dân cư của Việt Nam nằm dọc các tuyến đường giao thông, nên người dân dễ dàng tiếp cận đường cao tốc. Trong khi đó, nhận thức của người dân tại các khu vực xung quanh đường cao tốc chưa tìm hiểu những thông tin trước khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, chưa kịp thích ứng với những thói quen, văn hóa tham giao thông mới.

Ảnh minh họa - CAND

Lái xe Nguyễn Văn Tuấn ở Hưng Yên cho rằng, sở dĩ có tình trạng người dân đứng chờ bắt xe khách trên đường cao tốc là do một bộ phận các nhà xe cố tình không chấp hành các quy định của pháp luật về dừng đỗ, đón trả khách.

Lái xe Nguyễn Văn Tuấn bày tỏ: “Thứ nhất là do ý thức người dân. Nếu mà pháp luật làm nghiêm ở trên đường cao tốc, không cho các lái xe dừng trên đường cao tốc, thì chắc chắn người dân sẽ không đứng ở đấy. Nhưng quan trọng là ý thức của người dân chưa cao. Pháp luật chúng ta chưa nghiêm nên để cho xe khách phải đỗ ở trên đường cao tốc thì mới đón được khách mà không trách riêng gì xe khách, người dân phải lên đó, xe khách mới đón được”.

Lái xe Nguyễn Văn Tuấn bày tỏ:

Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng, Phó trưởng phòng CSGT công an thành phố Hà Nội cho biết, hành vi đi bộ trên đường cao tốc và hành vi dừng xe trên đường cao tốc để đón, trả khách không chỉ gây mất an toàn giao thông mà còn vi phạm quy định của pháp luật.

Tại Nghị định 46 năm 2016 ghi rất rõ, hành vi người đi bộ đi vào đường cao tốc sẽ bị phạt theo Khoản 3, Điều 9 với mức xử phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Tuy nhiên trong quá trình xử lý các trường hợp người đi bộ vi phạm, lực lượng CSGT còn gặp những khó khăn nhất định.

Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: “Phòng CSGT chúng tôi đã có kế hoạch xử lý người đi bộ, xe thô sơ… đi trên đường cao tốc. Tuy nhiên gặp những khó khăn đặc biệt đối với người đi bộ. Quy đinh trong Luật giao thông đường bộ và chế tài xử lý có quy định xử phạt người đi bộ. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp gây khó khăn. Đó là khi phạt người đi bộ, người ta không mang theo giấy tờ, tiền để xử phạt tại chỗ. Việc xác định nhân thân và thực hiện các biện pháp cưỡng chế đối với người đi bộ còn gặp những khó khăn nhất định”.

Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng cho biết:

Theo quy hoạch phát triển mạng lưới đường cao tốc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, đến năm 2030 Việt Nam sẽ có 6.411 km đường cao tốc và khu vực phía Bắc sẽ có 14 tuyến cao tốc kết nối từ các tỉnh về Thủ đô Hà Nội, với tổng chiều dài gần 1.400 km.

Để hạn chế các vụ tai nạn giao thông trên đường cao tốc nói chung và hạn chế các vụ tai nạn có liên quan đến người đi bộ trên đường cao tốc, các chuyên gia giao thông cho rằng, trước hết cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người tham gia giao thông, người dân sống xung quanh khu vực đường cao tốc, nâng cao ý thức tự giác tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn giao thông.

Đồng thời, lực lượng chức năng và chính quyền địa phương cần tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát trên những tuyến đường cao tốc, phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm kịp thời, nhằm ổn định tình hình trật tự an toàn giao thông trên các tuyến này.

Những tuyến đường cao tốc được thiết kế theo tiêu chuẩn hiện đại đã góp phần thay đổi diện mạo cơ sở hạ tầng của các địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, để đảm bảo trật tự an toàn trên những trục giao thông này đòi hỏi sự phối kết hợp giữa các Bộ ngành, chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng.

Trong đó, điều quan trọng là mỗi người dân, mỗi người tham gia giao thông cần phải tự trang bị những kiến thức, kỹ năng tham gia giao thông an toàn trên những tuyến đường này, tuân thủ đúng các quy định của Luật giao thông đường bộ, đặc biệt không đi bộ, không đi xe mô tô, xe gắn máy, không bắt xe khách trên đường cao tốc nhằm hạn chế xảy ra những vụ tai nạn đáng tiếc.

Tags:
Ý kiến của bạn
Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

U80 nhảy hiphop

U80 nhảy hiphop

Hồ Gươm với không gian xanh mát, thoáng đãng giữa trung tâm thủ đô là địa điểm lý tưởng của các đội nhóm khắp nơi tìm về rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

Hôm nay (22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng cho 15 tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia, giá tham chiếu 81,8 triệu đồng/lượng.

// //