Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

BOT Cai Lậy sẽ thu phí trở lại khi đã chỉnh sửa và tạo sự đồng thuận cao nhất

Phóng viên - 25/02/2019 | 0:00 (GTM + 7)

VOVGT - Hôm nay (25/2), UBND tỉnh Tiền Giang, Bộ GTVT và chủ đầu tư BOT Cai Lậy tổ chức họp báo liên quan tới việc thu phí trở lại BOT Cai Lậy.

>>> Trạm thu phí BOT Cai Lậy: Không sai về thủ tục đầu tư

>>> Dời trạm BOT Cai Lậy trạm vào tuyến tránh là giải pháp căn cơ

Ông Nguyễn Nhật - Thứ trưởng Bộ GTVT phát biểu mở đầu buổi họp báo

Liên quan đến thông tin trạm thu phí Cai Lậy Tiền Giang thu phí trở lại, đầu giờ chiều nay (25/2), Bộ GTVT dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Nhật và UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức buổi họp báo. Kênh VOV Giao thông cập nhật trực tiếp trên sóng Fm91 mhz và trực tiếp trên vovgiaothong.vn. 

BOT Cai Lậy (trên QL1, thuộc địa phận huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) bắt đầu thu phí ngày 1/8/2017. Tuy nhiên, sau khi đi vào hoạt động, trạm thu phí này đã vấp phải sự phản đối của giới tài xế và nhiều người dân dẫn đến tình trạng các tài xế dùng tiền lẻ để mua vé gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng.

Chủ đầu tư đã phải liên tục nhiều lần xả trạm để giải quyết nạn ùn tắc. Một số tài xế bị cho là quá khích đã bị bắt vì tranh luận với nhân viên thu phí và cảnh sát.

>>> Có 100 đồng trả lại tài xế, BOT Cai Lậy vẫn phải xả trạm

>>> BOT Cai Lậy lại 'thất thủ', mong Thủ tướng quan tâm

BOT Cai Lậy phải dừng thu phí trong thời gian dài vừa qua. Ảnh: Người lao động

Ngày 4/12/2017, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định dừng thu phí BOT Cai Lậy để Bộ GTVT trình phương án xử lý. Bộ GTVT và tỉnh Tiền Giang đã bàn bạc, thống nhất chọn phương án giữ nguyên vị trí trạm BOT hiện hữu và giảm giá vé cho các phương tiện qua trạm, mở rộng đối tượng được miễn, đồng thời kéo dài thêm thời gian thu phí.

Cụ thể, giá vé nhóm phương tiện loại một (xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn, các loại xe buýt) xuống còn 15.000 đồng/lượt, giảm 58% so với mức trước đây là 35.000 đồng/lượt. Mức giá vé lượt, vé tháng và quý áp dụng cho các nhóm phương tiện khác cũng giảm từ 40 - 60% so với trước. Thời gian thu phí của dự án được điều chỉnh là khoảng 15 năm 9 tháng, trong khi phương án thu phí trước đây chỉ 7 năm.

>>> Bộ GTVT nói gì về tình hình trạm thu phí BOT Cai Lậy?

Cuộc họp báo về BOT Cai Lậy thu hút sự quan tâm của các cơ quan báo chí

Bên cạnh làm việc với địa phương, Tổng cục đường bộ cũng có văn bản đề nghị Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) phối hợp đảm bảo an toàn giao thông trên Quốc lộ 1 đoạn qua thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.

BOT Cai Lậy với tuyến tránh thị xã Cai Lậy xây mới dài 12 km gồm 7 cầu với vốn đầu tư khoảng 1000 tỷ đồng và phần sửa chữa Quốc lộ 1 dài 26,5 km có vốn đầu tư trên 300 tỷ đồng.

Đại diện Bộ GTVT báo cáo về BOT:  Hiện nay, Bộ GTVT đã thực hiện kết toán các dự án hoàn thành, 60 dự án đã kết toán, việc quản lý các dự án chặt chẽ, minh bạch, đúng quy định pháp luật. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng, các bộ ngành địa phương đã có những giải pháp xử lý các bất cập tại các trạm thu phí. Bộ GTVT phấn đấu cuối 2019, đưa vào hoạt động các trạm thu phí không dừng trên toàn quốc.

Tại buổi họp báo, đại diện Bộ GTVT đề cập đến Các nhóm vấn đề bất cập ở các trạm thu phí hiện nay: Thứ nhất, Các dự án sụt giảm doanh thu so với dự án ban đầu, do miễn giảm thu phí như thời gian qua ở  một số trạm; Thứ hai, Thay đổi hỗ trợ ngân sách nhà nước; Thứ ba, Nhóm các dự án tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự, ngoài Cai Lậy còn 6 dự án: Biên Hoà, Sóc Trăng… Thứ tư, Các dự án đã hoàn thành nhưng chưa đưa vào thu phí, điển hình là trạm BOT Cai lậy.

Clip Đại diện Bộ GTVT nói về bất cập tại các trạm thu phí BOT hiện nay

Bộ GTVT đã họp với các địa phương đảm bảo 5 phương án xử lý với Dự án Cai Lậy, trong đó ưu tiên 1 là “Giữ nguyên trạm thu phí Cai Lậy, thực hiện giảm giá cho các phương tiện và mở rộng phạm vi giảm giá cho nhân dân khu vực lân cận trạm”.

Phương án này sẽ giảm thiểu tai nạn giao thông, không phải thêm chi phí quản lý, đồng thời, phương án đảm bảo phương án tài chính của dự án. Hiện đã thu phí trên 1 năm, nhà đầu tư rất khó khăn, do đó thời điểm này thu phí trở lại là thích hợp.

Ông Nguyễn Xuân Cường - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN trả lời câu hỏi của các PV tại buổi họp báo

Liên quan đến phản ánh về tính minh bạch trong việc thu phí tại dự án cao tốc Long Thành – Dầu Giây thời gian qua, ông Nguyễn Xuân Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục đường bộ Việt Nam cho biết: Bộ sẽ có ghi nhận và làm việc lại về việc công bố số liệu lưu lượng phương tiện trên QL1 qua tỉnh Tiền Giang. Đến lúc này, Bộ đã vào cuộc, kiểm tra Long Thành – Dầu Dây và hiện nay đang kiểm tra để so sánh. 

Về vấn đề minh bạch thu phí tại các trạm, Tổng cục đã tham mưu, triển khai tại 58 trạm thu phí đang quản lý, đã theo dõi doanh thu hàng tháng, có tổ chức giám sát 10 ngày tại một số trạm để xác nhận có việc không minh bạch hay không. 

Về lâu dài, cần phải đẩy nhanh tốc độ thu phí không dừng và sẽ quyết liệt thực hiện. Thực hiện phần mềm kiểm soát doanh số thu phí, sẽ trích xuất trực tiếp gửi các cơ quan quản lý. Hiện Bộ đã đấu thầu xong, đang triển khai thực hiện, tháng 3 này sẽ hoàn thành triển khai tại các trạm. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra số liệu để phát hiện xử lý.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho biết thêm Bộ chỉ đạo quyết liệt Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý chặt hơn, làm thế nào có các phần mềm kiểm soát doanh thu hàng ngày, tránh doanh thu lớn xảy ra các vấn đề không minh bạch. Bộ GTVT đang quyết liệt triển khai thu phí không dừng. Tại BOT Cai Lậy đã triển khai xong và có thể thu không dừng ngay.

 Clip:  Ông Nguyễn Xuân Cường - Phó Tổng cục Trưởng, Tổng cục Đường Bộ Việt Nam trả lời báo chí sẽ có ghi nhận và làm việc lại về việc công bố số liệu lưu lượng phương tiện trên QL1 qua tỉnh Tiền Giang. 

 

>>> Nhìn từ BOT Cai Lậy: Các nước áp dụng công nghệ thu phí đường bộ nào?

Ông Phạm Văn Cường - Đại diện BOT Cai Lậy nêu ý kiến: Nhà đầu tư hiện đã lỗ 130 tỷ đồng. Khi giảm giá 63%, chi phí vận hành vẫn chừng đó, đó là gánh nặng nhà đầu tư chịu hơn 1 năm qua. Về phương án giảm ùn tắc thì phía nhà đầu tư hiện chưa tìm được phương án nào khả thi mà “nhờ cậy” vào nhà nước, vào cơ quan truyền thông. 

“Nếu tài xế trả tiền lẻ thì sẽ đặt khu vực đếm còn nếu kẹt xe thì…năn nỉ anh em tài xế, xả trạm, giải thích cho người dân, anh em tài xế”, ông Cường cho biết.

Clip: Ông Phạm Văn Cường - Đại diện BOT Cai Lậy cho biết: Phương án giảm ùn tắc nếu có sẽ nhờ vào cơ quan truyền thông, nhà đầu tư đã lỗ 130 tỷ đồng. Khi giảm giá 63%, chi phí vận hành vẫn chừng đó, đó là gánh nặng nhà đầu tư chịu đựng hơn 1 năm qua.

Phóng viên Báo Tuổi trẻ đặt câu hỏi: Tháng 3/2019, trạm BOT Cai Lậy sẽ thu phí trở lại, kèm theo biện pháp giảm giá, tăng phạm vi giảm giá 10km. Vậy thời gian cụ thể  là khi nào? Việc kiểm soát người dân trong bán kính giảm giá được kiểm soát ra sao? Giảm giá 63% như nhà đầu tư công bố, nhưng thông tin đồng nghĩa kéo dài thời gian thu phí, vậy cơ quan đơn vị nào đã thẩm định độc lập đã hợp lý chưa? Nếu trường hợp thu phí trở lại, dư luận phản ứng sẽ giải quyết ra sao, kế hoạch thế nào? 

Liên quan đến câu của PV báo Tuổi trẻ , Thứ trưởng Nguyễn Nhật cho biết: Bộ đã họp nhiều lần, giao các địa phương nghiên cứu, rà soát hơn 1 năm. Để thu phí trở lại, theo thông tin của Thủ tướng chính phủ vẫn giữ nguyên trạm. Bộ đã và đang cho sửa chữa toàn bộ dự án, cùng nhà đầu tư và tỉnh Tiền Giang phân luồng lại để đảm bảo an toàn. Hiện đang cho rà soát, mở rộng trạm thu phí. 

Chính vì thế, hôm nay, Bộ GTVT và UBND tỉnh Tiền Giang mở họp báo để tiếp nhận phản ánh, để xem xét thêm các vấn đề cần xử lý, tổng hợp các ý kiến nhằm đảm bảo lợi ích nhà nước, nhà đầu tư và người dân, từ đó mới có kết luận cuối cùng.  Ông Nguyễn Nhật cho biết Bộ cũng cố gắng giải quyết các bất cập để doanh nghiệp đã lỗ 130 tỷ, không để ngân hàng xem nhà đầu tư, doanh nghiệp liệt vào danh mục nợ xấu.

Clip Thứ trưởng Nguyễn Nhật trả lời phóng viên: Bộ đã họp nhiều lần, giao các địa phương nghiên cứu hơn 1 năm rà soát. Để thu phí trở lại. Hiện đang cho rà soát, mở rộng trạm thu phí. 
 
Ông Phạm Văn Cường - Đại diện BOT Cai lậy cho biết, nhà đầu tư đã làm việc với các xã, huyện. Theo đó, xe nào không kinh doanh miễn phí 100%, xe có kinh doanh giảm theo tỉ lệ nhất định, cần lập danh sách, nhà đầu tư sẽ xem xét để giải quyết.
 
Ông Cường cho biết thêm phía nhà đầu tư sẵn sàng đồng hành với các tài xế, lái xe, cam kết sẽ có xe cứu hộ, cứu thương tại trạm. Bất kể là ai, sẽ có cứu hộ, cứu thương hoàn toàn miễn phí, để họ hưởng các giờ vàng đáng có.
 
Ông Phạm Văn Cường - Đại diện BOT Cai lậy cho biết, sẵn sàng đồng hành với các tài xế, lái xe. Cam kết sẽ có xe cứu hộ, cứu thương tại trạm. Bất kể là ai, sẽ có cứu hộ, cứu thương hoàn toàm miễn phí. 
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật khẳng định đầu tư tuyến tránh này là đúng. Toàn dự án có kiểm toán nhà nước, đã kiểm toán để đưa ra số liệu chính xác, thông tin minh bạch.
Thứ trưởng Nguyễn Nhật nói về việc xử lý triệt để gốc rễ vấn đề và đảm bảo an ninh trật tự tại trạm thu phí BOT

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật khẳng định việc đầu tư cơ sở hạ tầng theo phương án BOT, PPP là phương án tốt nhất, là xu hướng của các nước phát triển. Nếu sai thì sửa. Nếu sau này đầu tư các dự án BOT hay các dự án lớn thì cần các buổi hội thảo, họp báo để được góp ý, rút kinh nghiệm. Phấn đấu đến năm 2020, có 2000 – 2500 km đường cao tốc Bắc Nam.

Clip Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật khẳng định việc đầu tư cơ sở hạ tầng theo phương án BOT, PPP là tốt nhất.

----

Trước buổi họp báo ngày hôm nay, triển khai kết luận, chỉ đạo của của Thủ tướng Chính phủ,  Bộ GTVT đã họp lấy ý kiến các Bộ và địa phương để hoàn chỉnnh phương án báo cáo Thủ tướng Chính phủ 5 phương án xử lý, trong ưu tiên 1 là “Giữ nguyên trạm thu phí Cai Lậy, thực hiện giảm giá cho các phương tiện và mở rộng phạm vi giảm giá cho nhân dân khu vực lân cận trạm” và ưu tiên 2 là “Xây dựng thêm 01 trạm trên tuyến tránh, thu trên cả 2 trạm, phương tiện đi trên tuyến nào sẽ hoàn vốn cho tuyến đó”.

Theo các phương án của Bộ GTVT, phương án 1 là giữ nguyên vị trí trạm hiện tại, tiếp tục giảm giá chung cho tất cả các phương tiện qua trạm khoảng 30% so với ban đầu. Lúc này các phương tiện nhóm 1 (xe 4 chỗ) sẽ giảm từ 25.000 đồng/lượt xuống còn 15.000 đồng/lượt. 

Đồng thời mở rộng phạm vi miễn giảm giá cho các phương tiện vùng lân cận: thị xã Cai Lậy sẽ áp dụng miễn giảm thêm xã Long Khánh và phường 2, huyện Cái Bè giảm thêm xã An Cư, xã Mỹ Hội. Giảm giá 100% cho các loại xe buýt và các loại phương tiện không sử dụng để kinh doanh; giảm 50% cho các loại phương tiện sử dụng để kinh doanh.

Theo tính toán, với phương án này, thời gian hoàn vốn đầu tư dự án khoảng 15 năm 9 tháng.

Phương án 2: Lập thêm một trạm trên tuyến tránh và thu cả 2 trạm. Lúc đó, trạm trên quốc lộ 1 sẽ thu giá 15.000 đồng/lượt, trạm trên tuyến tránh thu giá 25.000 đồng/lượt đối với các phương tiện nhóm 1.

Ưu điểm của phương án này là giảm một phần phản ứng của một bộ phận người sử dụng. Tuy nhiên, phát sinh kinh phí đầu tư xây dựng thêm trạm ở vị trí mới khoảng 90 tỉ đồng, địa phương phải bố trí thêm diện tích giải phóng mặt bằng để làm trạm.

Phương án này sẽ dẫn đến tình trạng các phương tiện tập trung đi trên quốc lộ 1 do mức giá trên quốc lộ 1 thấp hơn tuyến tránh, gây ùn tắc, tai nạn giao thông.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //