Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Áp dụng chính sách phát triển vận tải thủy: Trên nóng, dưới lạnh

Phóng viên - 08/06/2018 | 7:04 (GTM + 7)

VOVGT- Từ năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 47 về cơ chế, chính sách phát triển giao thông đường thủy nội địa...

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Sau 3 năm kể từ khi Quyết định số 47 ra đời, đến nay mới chỉ có 9/16 chính sách ưu đãi cho ngành đường thủy được thực hiện, song cũng ở mức rất hạn chế (Ảnh: Tạp chí giao thông)

Dẫn báo cáo kết quả thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển lĩnh vực đường thủy nội địa, ông Hoàng Hồng Giang, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt nam cho biết, trong số 16 chính sách phát triển lĩnh vực đường thủy như: miễn lệ phí trước bạ, hỗ trợ lãi suất vay vốn, miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước, thuế thu nhập doanh nghiệp… mới chỉ có 9 chính sách được thực hiện. Trong đó có 2 chính sách được thực hiện một cách toàn diện như tăng vốn cho quản lý bảo trì luồng đường thủy; bố trí vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy.

Còn lại, chính sách ưu tiên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi mới chỉ có TP. HCm tiếp cận được nguồn vốn ODA để đầu tư vào hạ tầng giao thông đường thủy; chính sách ưu đãi thu nhập doanh nghiệp cũng chỉ có Đồng nai thực hiện. Đặc biệt, các chính sách về miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước;chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn tại các tổ chức tín dụng đến nay chưa địa phương nào thực hiện. Ông Hoàng Hồng Giang nêu thực trạng về vấn đề này:

"Một số chính sách khác mới chỉ áp dụng rất lẻ tẻ, ví dụ ưu tiên vốn để thực hiện quy hoạch thì mới chỉ có 23/63 tỉnh thành thực hiện công tác này. Rồi miễn thuế cho doanh nghiệp đầu tư cảng sông thì mặc dù hệ thổng cảng sông trên cả nước là khoảng hơn 200 cảng sông, 8.000 bến hàng hóa nhưng mới chỉ có 1 doanh nghiệp được ưu tiên về thuế thu nhập doanh nghiệp."

Có những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đường thủy nội địa chưa nhận được bất cứ cơ chế hỗ trợ nào trong chính sách phát triển đường thủy. (Ảnh: Tạp chí Cảnh sát nhân dân)

Thừa nhận thực tế này, ông Nguyễn Xuân Bắc, đại diện lãnh đạo Tổng công ty vận tải thủy cho biết, đến nay, công ty có đội tàu khoảng 250.000 tấn, mỗi năm đạt sản lượng vận tải khoảng 7-8 triệu tấn, bốc xếp đạt từ 2-4 triệu tấn hàng hóa.

Những Tổng công ty vận tải thủy cũng đảm đương khoảng 60-80% vận tải hàng hóa hạng nặng, đặc biệt là vận tải than cho các nhà máy nhiệt điện, xi măng. Mặc dù đóng góp đáng kể vào hiệu quả vận tải thủy của cả nước, song nguồn vốn vay của doanh nghiệp này vẫn chịu lãi suất từ 10-12%, nghĩa là không có ưu đãi gì về lãi suất vay vốn. Đề cập điều này, ông Nguyễn Xuân Bắc cho biết:

"Doanh nghiệp chúng tôi là một doanh nghiệp rất lớn về vận tải thủy ở phía Bắc nhưng chúng tôi chưa nhận được một cơ chế chính sách ưu đãi nào cho phát triển vận tải thủy nội địa. và hầu như các tỉnh đều chưa có cơ chế chính sách gì để hỗ trợ cả."

Phân tích nguyên nhân của tình trạng này, tại cuộc họp với Cục Đường thủy nội địa Việt Nam diễn ra mới đây, đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, đến thời điểm này, Bộ Tài chính vẫn chưa có quy định cụ thể về mức lãi suất, khiến các tổ chức tín dụng không có căn cứ thực hiện:

"Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tại Quyết định số 47 của Thủ tướng Chính phủ chưa có quy định về mức lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp vận tải đường thủy. Do vậy, các tổ chức tín dụng chưa có cơ sở pháp lý để ban hành cơ chế hỗ trợ lãi suất."

Từ thực tế vừa nêu, một số ý kiến cho rằng việc thực hiện cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển vận tải thủy rơi vào tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” là do thiếu sự vào cuộc quyết liệt của các Bộ, ngành liên quan. Bởi thực tế, sau hơn 3 năm quyết định số 47 được ban hành nhưng đến nay Bộ Tài chính vẫn chưa tham mưu, đề xuất chính sách hỗ trợ lãi suất để các tổ chức tín dụng và các địa phương thực hiện. Bên cạnh đó, các địa phương cũng chưa thực sự quan tâm, chú trọng đến công tác phát triển vận tải thủy nội địa, chưa đồng hành để tháo gỡ khó khăn khi doanh nghiệp gặp vướng mắc.

>>>Đề xuất thành lập Đội ứng phó sự cố tai nạn đường thủy

>>>Cảnh báo tự động chiều cao tĩnh không trong giao thông thủy để tránh tai nạn

Tags:
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Trong quá trình tham gia giao thông, ắt hẳn trong chúng ta đã từng thấy những chiếc xe ba gác chở hàng trên phố. Những tài xế lái xe này thường là người lớn tuổi và trên xe có dán những dòng chữ thể hiện họ là cựu chiến binh, thương binh…

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Ngày 24/4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Góp ý Xây dựng Khung pháp lý Quản lý Tài sản ảo (VA, VASP).

Liên kết du lịch và văn hóa, làm sao để hiệu quả?

Liên kết du lịch và văn hóa, làm sao để hiệu quả?

Điều quan trọng là các địa phương cần tính toán việc giữ chân khách để không chỉ đến một lần mà phải quay lại nhiều lần nữa. Chính vì vậy việc liên kết các địa phương, các sản phẩm du lịch, với văn hóa bản địa được xem là vấn đề sống còn đối với du lịch vùng.

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, năm 2023, 7,8% số vụ TNGT xảy ra với trẻ em. Quý 1/2024, TNGT với trẻ em cũng diễn biến phức tạp và chưa có chiều hướng giảm. Đáng chú ý, không ít vụ TNGT xảy ra khi các em điều khiển phương tiện giao thông khi chưa đủ tuổi.

// //