Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

10.000 doanh nghiệp rút khỏi ĐBSCL, chỉ 28% tự tin vực dậy sau dịch

Phóng viên - 01/09/2021 | 16:48 (GTM + 7)

Từ tháng 6 - 8/2021, 10.000 doanh nghiệp đã rút khỏi ĐBSCL. Doanh thu quý II giảm sút đến 50%. Ngoại trừ gạo và thủy sản, hoạt động xuất khẩu các sản phẩm khác đều ngưng trệ hoặc chỉ nhỏ giọt. 40% doanh nghiệp tiếp tục bi quan về tình hình việc làm cho ng

Trong 6 tháng đầu năm 2021, ĐBSCL có khoảng 6.000 doanh nghiệp rời khỏi thị trường. Ảnh: Phạm Ánh

Trăm dâu đổ đầu tằm

Ngày 31/8, Hội thảo trực tuyến “Giải pháp kinh tế và pháp lý tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp giai đoạn COVID-19” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh tại Cần Thơ phối hợp Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam tổ chức đã tổng hợp tình hình hoạt động, sản xuất của các doanh nghiệp tại Đồng bằng sông Cửi Long (ĐBSCL0 3 quý liền kề trong năm 2021.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, có khoảng 6.000 doanh nghiệp rời khỏi thị trường. Doanh thu quý II giảm sút 50% vì có đến 45% đơn hàng không thực hiện được và chỉ 50% doanh nghiệp thực hiện được 70% kế hoạch kinh doanh. Đến tháng 8/2021 thì tăng 10.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường (tạm dừng kinh doanh, ngừng hoạt động và giải thể).

Theo ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc VCCI chi nhánh tại Cần Thơ, khi 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam áp dụng Chỉ thị 16 thì ĐBSCL bị đứt gãy chuỗi sản xuất do thiếu nguồn nguyên liệu  nội vùng. Giãn cách xã hội đi kèm với quy định vận tải hàng hóa giữa các địa phương không thống nhất làm cho các doanh nghiệp không thể tìm nguồn nguyên liệu. Trong khi đó, các hộ nông dân, trang trại, hợp tác xã thì lại ùn ứ nguyên liệu vì không bán được. 

Khó khăn này được dự báo sẽ ảnh hưởng sâu đến chuỗi cung ứng nguyên liệu và sản xuất của doanh nghiệp lẫn người nông dân sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Ông Nguyễn Phương Lam cho biết: “Đối với cá, tôm và trái cây phải thu hoạch, không thì hao tốn chi phí rất lớn. Thu hoạch rồi thì để đâu, bảo quản tồn trữ như thế nào… Không chỉ trước mắt là không có nguyên vật liệu sản xuất, chế biến mà hệ quả trong thời gian tới, sẽ không còn nguồn nguyên liệu cung ứng do nông dân, trang trại đã không còn hoạt động nhiều”.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn vướng phải vấn đề: Hạn chế sản xuất hoặc đóng cửa phòng dịch, lao động chưa được tiêm vaccine… một khi đã đóng cửa thì không có nguồn thu, nguy cơ mất người lao động vĩnh viễn và cái khó thường trực là nợ đọng, đóng lãi cho các khoản vay.

Bà Nguyễn Mỹ Thuận – Phó chủ tịch thường trực, tổng thư kí Hiệp hội doanh nghiệp TP Cần Thơ nêu rõ  tình thế khó khăn và nguyện vọng của các doanh nghiệp muốn bám lại thị trường trong thời điểm này: “Có những doanh nghiệp bảo đảm 5K, bảo đảm test được và đảm bảo an toàn;  nhưng nhà nước đã thuyết phục thì người ta tạm ngưng thôi. Bây giờ cứ lo chống dịch mà không bảo vệ doanh nghiệp thì kinh tế sẽ đi về đâu. Một công ty đóng cửa,  muốn tái lập hoạt động không dễ đâu, công nhân đi hết, rồi khởi động máy móc thiết bị… một  guồng máy đã ngưng mà muốn tổ chức hoạt động lại cũng mất thời gian.

Rồi vấn đề quan trọng về vốn liếng, ngân hàng bây giờ vẫn thu lãi thu nợ trong khi doanh nghiệp đóng cửa thì tiền đâu mà đóng. Bây giờ có phương án ngân hàng khoanh lãi giãn nợ nhưng mà chưa có thấy thực hiện”.

Ông Trần Khắc Tâm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng cho rằng, nếu như thách thức hiện hữu này chưa được cải thiện thì có khả năng hàng chục nghìn doanh nghiệp phải tiếp tục rời thị trường ĐBSCL. Dự báo ít nhất đến giữa quý IV/2021, doanh nghiệp sẽ vẫn còn khó khăn. 

“Doanh nghiệp chấp nhận thua lỗ để duy trì sản xuất, giữ đơn hàng nhưng có một số doanh nghiệp không thể tiếp tục duy trì”, ông Trần Khắc Tâm nói.

Trong một cuộc khảo sát tình hình kinh doanh quý III/2021 của VCCI Cần Thơ cho thấy: 40% doanh nghiệp tiếp tục bi quan về tình hình việc làm cho người lao động, 40% doanh nghiệp tin tưởng sẽ có thể tìm kiếm giải pháp duy trì việc làm cho người lao động và 28% doanh nghiệp khẳng định sẽ “vượt bão” thành công.

 Doanh nghiệp kiến nghị thay vì mô hình " 3 tại chỗ" thì đổi lại thành "2  tại chỗ". Nhưng vẫn cam kết đảm bảo phòng chống dịch hiệu quả.

Dìu doanh nghiệp vượt bão, nối lại mạch gãy thị trường

Trong tình hình dịch bệnh, không có cách nào khác là phải chấp hành nghiêm Chỉ thị 16, bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho nhân dân. Tuy nhiên, rất cần sự cân nhắc đánh giá của địa phương để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở cửa sản xuất và có lợi nhuận. 

Cần trao quyền chủ động tổ chức sản xuất cho doanh nghiệp gắn với việc đảm bảo nghiêm ngặt việc phòng chống dịch. Vấn đề này, Ông Nguyễn Phương Lam – Giám đốc VCCI Cần Thơ cho rằng:“Đối với những quy định ở cấp địa phương trong phòng chống dịch thì cần phải có những chia sẻ cụ thể để doanh nghiệp có thể đáp ứng một mức độ tương đối và có thể duy trì sản xuất”.

Đối với mô hình “3 tại chỗ”, kiến nghị thành “2 tại chỗ” (sản xuất tại chỗ và ăn uống tại chỗ). Hết giờ làm việc người lao động được về nhà nghỉ ngơi. Trong quá trình người lao động đi làm và về được phép sử dụng giấy cam kết có ghi rõ lộ trình di chuyển và cam kết không dừng, đỗ dọc đường. Đồng thời, ưu tiên tiêm  vaccine COVID-19 cho người lao động sản để bảo đảm sản xuất liên tục, tránh đứt gãy chuỗi sản xuất.

Các ngân hàng cần cam kết mạnh mẽ hơn về hỗ trợ hạ lãi suất, giãn nợ… giúp doanh nghiệp cầm cự được và vượt qua khó khăn lúc này. 

Theo ông Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch Thường trực, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thì Chính phủ đã ban hành hàng loạt chính sách tương đối kịp thời, tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp được thụ hưởng lại thấp hơn nhiều, do khoảng trống giữa chính sách và thực thi.

Ông Tô Hoài Nam nêu ý kiến: “Thị trường ổn định trở lại thì mới tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Do đó các chính sách trợ giúp doanh nghiệp cần được thực hiện nhanh hơn, thêm được những nguồn lực lớn nữa. Ngoài các chính sách về xã hội như hỗ trợ người lao động trong doanh nghiệp, cũng cần phải có những chính sách về tài khóa như thuế; các chính sách cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn tín dụng ưu tiên cho khu vực sản xuất kinh doanh… Phải mở ra tất cả các chính sách đồng bộ để hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp”.

ĐBSCL vốn là khu vực có tốc độ thu hút đầu tư chậm và ít hơn ở những vùng khác. Đặc biệt là lĩnh vực FDI, nếu bị thiệt hại quá nhiều do dừng sản xuất, nhiều doanh nghiệp rút khỏi thị trường, kéo theo giá trị sản xuất công nghiệp và xuất khẩu của vùng sụt giảm. Tốc độ đi lùi về kinh tế là rất nhanh.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //