Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

100% tài xế bỏ trốn sau khi gây tai nạn, vì sao chưa sửa luật?

Phóng viên - 09/12/2020 | 5:37 (GTM + 7)

Theo thống kê của Cục CSGT, trong 361 vụ TNGT làm 298 người thương vong xảy ra 11 tháng đầu năm nay, 100% tài xế gây tai nạn đều bỏ trốn, nghiêm trọng hơn rất nhiều so với trước đó. Tuy vậy, Dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi và các nghị định liên q

Những người liên quan đến các vụ TNGT đều ý thức được rằng, việc họ dừng lại sẽ mất thời gian làm việc với cơ quan công an, thậm chí phải chịu trách nhiệm nếu có một phần lỗi trong vụ tai nạn

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Phản ánh đến Kênh VOVGT, chị Phạm Thúy Vân, ở Hà Đông, Hà Nội chưa hết bức xúc: chiều 5/12 vừa qua, trên đường Nguyễn Trãi, đoạn qua chợ Phùng Khoang (Hà Nội), bố chị Vân bị một chiếc ô tô lạng lách, đánh võng va phải, khiến người và phương tiện đổ xuống đường.

Điều đáng nói, tài xế sau khi gây tai nạn đã bỏ mặc nạn nhân rồ ga bỏ trốn:

"Đó là bố em may là không sao, nhưng những trường hợp người ta bị nguy kịch, thương vong ở đấy, rất khổ cho gia đình người ta. Và công an cũng xử lý nghiêm hơn những trường hợp như thế".

Tuy vậy, không phải vụ việc nào nạn nhân cũng may mắn thoát nạn. Thống kê cho thấy, trong số 361 vụ TNGT làm 298 người thương vong xảy ra 11 tháng đầu năm nay, 100% tài xế gây tai nạn đều bỏ trốn khỏi hiện trường, nghiêm trọng hơn rất nhiều so với trước đó.

Nói về thực trạng này, đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng tuyên truyền, Cục CSGT, Bộ Công an cho biết, TNGT xảy ra là điều không mong muốn và lỗi trong vụ TNGT được xem là vô ý. Tuy nhiên với hành vi gây tai nạn không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường để bỏ trốn, không tham gia cấp cứu người bị nạn là hành vi cần bị lên án và phải xử lý thật nghiêm khắc. Đại tá Nguyễn Quang Nhật phân tích:

"Đây là hành vi cần phải được lên án, nó không chỉ đánh dấu sự xuống cấp về mặt đạo đức của người lái xe mà còn cho thấy thái độ bất chấp, coi thường pháp luật của không ít người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Hành vi này thì cần phải được xã hội lên án và phải bị trừng trị bằng pháp luật".

Dẫn lại kinh nghiệm ở Đức, TS Lê Huy Trí, Trung tâm nghiên cứu An toàn giao thông, Học viên Cảnh sát cho rằng, các trường hợp gây tai nạn ở Đức đều đợi cơ quan công an đến tiếp nhận vụ việc.

Theo ông Trí, những người liên quan đến các vụ TNGT đều ý thức được rằng, việc họ dừng lại sẽ mất thời gian làm việc với cơ quan công an, thậm chí phải chịu trách nhiệm nếu có một phần lỗi trong vụ tai nạn.

Tuy vậy, khi giữ nguyên hiện trường, họ được nhiều hơn mất và họ không bị tước đi một số quyền khi tham gia giao thông cũng như các thủ tục hành chính công khác:

"Họ né tránh trách nhiệm của mình thì trong trường hợp này họ có thể bị xử lý về hành vi khác. Ví dụ như họ có thể bị cấm lái xe hoặc họ có thể sẽ phải mua bảo hiểm và mức cao hơn so với lần trước. Họ sẽ đánh vào những điểm đó và trong những trường hợp người đó có thể bị tịch thu bằng lái, thậm chí là cấm lái xe vĩnh viễn".

Tuy vậy, trao đổi với VOVGT, đại diện Tổng cục Đường bộ VN - đơn vị chủ trì soạn thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi cho biết, đến thời điểm nay, Luật Giao thông đường bộ và các nghị định liên quan vẫn chưa được sửa đổi để tăng nặng hình phạt với hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn.

TS Trần Hữu Minh, Phó Chánh văn phòng UBATGTQG cho rằng, Luật Giao thông đường bộ đang có những kẻ hở và bị lợi dụng. Đó là quy định cho phép người có liên quan có thể rời khỏi hiện trường và trình báo cơ quan chức năng trong thời gian sớm nhất.

Đó là quy định rất mơ hồ khiến việc triển khai bị lợi dụng, và việc cho phép họ rời khỏi hiện trường gây khó khăn cho công tác xử lý:

"Tôi cho rằng nên sớm sửa Luật Giao thông đường bộ, trong đó yêu cầu người bị nạn và người gây tai nạn phải có mặt tại hiện trường để hợp tác đầy đủ với cơ quan chức năng để tránh tình trạng họ có thể di dời ra vị trí khác thì ở đây có một vấn đề là các yếu tố cấu thành tội phạm có thể thay đổi, đặc biệt là nồng độ cồn".

Về phía người tham gia giao thông, nhiều ý kiến cho rằng, cần có hình thức xử lý thật nghiêm các hành vi gây tai nạn rồi bỏ trốn:

"Nhiều người cũng hay nói rằng họ sợ người dân sẽ phản ứng thái quá nên họ bỏ đi khỏi hiện trường. Tuy nhiên phần nhiều lý do này cũng chỉ để bào chữa cho sự yếu đuối của bản thân thôi".

"Anh chạy trốn được là anh trốn được cả dân sự và hình sự. Và nó nguy hiểm cho xã hội ở cái là không ai điều chỉnh đối với những đối tượng đấy".

"Khi xử lý những vụ này mà người ta không nghiêm trị nó sẽ làm cho cộng đồng trở nên không tôn trọng luật pháp nữa".

Luật pháp là để bảo vệ sự an toàn của người dân, người tham gia giao thông, và vì sự bình yên của xã hội, nhưng quy định hiện hành đang có lợi cho những người chà đạp lên đạo lý, chà đạp lên sự an toàn của xã hội

Tình trạng gây tai nạn rồi bỏ trốn đã gia tăng đến mức báo động, một phần xuất phát từ chính các quy định của pháp luật chưa rõ ràng, tạo kẽ hở cho người bỏ trốn, khiến nạn nhân không được cấp cứu kịp thời, mà còn gây khó khăn cho công tác xử lý.

Điều này đòi hỏi luật pháp cần được thay đổi, ràng buộc trách nhiệm và xử lý thật nghiêm khắc với những trường hợp gây tai nạn cố tình bỏ trốn.

Mời quý vị và các bạn đến với góc nhìn này của VOVGT qua bài bình luận với nhan đề: Cần sớm bịt kẽ hở luật pháp

Pháp luật hiện hành quy định: phạt từ 16 triệu đến 18 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 5 đến 7 tháng đối với người điều khiển ô tô và phạt từ 6 triệu đến 8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 3 đến 5 tháng đối với người điều khiển mô tô, xe gắn máy có hành vi bỏ trốn khỏi hiện trường, không cấp cứu người bị nạn...

Tùy theo tính chất, mức độ của vụ tai nạn, khi người điều khiển phương tiện gây tai nạn bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự phạt tù từ 3 năm đến 10 năm, theo Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017).

Tuy nhiên, tình trạng gây tai nạn rồi bỏ trốn đang gia tăng đến mức báo động. Con số 361 vụ TNGT, gây thương vong cho 298 người trong 11 tháng đầu năm thực sự gây nhức nhối.

Nhức nhối bởi chắc chắn không ít nạn nhân có thể được cứu sống hoặc giảm thiểu mức độ thương tật, nếu nhận được sự hỗ trợ, cấp cứu kịp thời của người gây tai nạn.

Nhức nhối bởi hầu như chưa có vụ việc nào người gây tai nạn rồi bỏ trốn bị đưa ra xét xử và thông tin rộng rãi, dù các vụ việc này đều gây ra sự phẫn nỗ trong cộng đồng.

Còn nhớ, cách đây 2 năm, vụ việc tài xế chiếc xe Range Rover cố tình vượt đèn đỏ tại ngã tư Bà Triệu- Trần Nhân Tông, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, đâm trực diện vào một em sinh viên rồi bỏ trốn, bỏ mặc nạn nhân trong tình trạng chấn thương rất nặng.

Sau 2 năm, vụ việc vẫn chưa được khởi tố với một lý do rất trời ơi: nạn nhân bị chấn thương dưới 61%, dù đến nay nạn nhân vẫn bị chấn thương sọ não, chưa thể phục hồi.

Để xảy ra tình trạng này, trước hết, luật pháp quy định về trường hợp gây tai nạn còn nhiều lỗ hổng và hình thức xử lý chưa đủ sức răn đe người cố tình bỏ trốn.

Từ năm 2008, khi Luật Giao thông đường bộ được ban hành, đến nay vẫn giữ nguyên quy định “người gây tai nạn có thể rời khỏi hiện trường” bị lợi dụng.

Sau hơn 12 năm thi hành luật, thực tễ diễn biến xã hội đã thay đổi quá nhiều, đặc biệt, đầu năm 2020, khi Nghị định 100 tăng nặng mức xử phạt đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn, nhiều trường hợp đã bị phạt nặng.

Do vậy, nếu người gây tai nạn không đến trình diện cơ quan chức năng ngay sau khi xảy ra tai nạn, tài xế dù vi phạm nồng độ cồn, thậm chí cả chất kích thích cũng cho kết quả hoàn toàn khác.

Điều này phần nào lý giải thực trạng tài xế gây tai nạn rồi bỏ trốn gia tăng đến mức báo động. Nếu việc bỏ trốn thành công, họ có thể chối bỏ trách nhiệm, trong khi nếu không thành, đó cũng chỉ là tình tiết tăng nặng. Giữa cái được và mất, họ sẽ ngay lập tức lựa chọn phương án bỏ trốn.

Nhưng nếu quy định chặt chẽ: điểm đến tiếp theo sau khi gây tai nạn là cơ quan công an, không có lý do gì để bào chữa, nếu tài xế cố tình bỏ trốn.

Mặt khác, thay vì chỉ được coi là tình tiết tăng nặng khi vụ tai nạn nghiêm trọng đến mức xử lý hình sự, thì cần quy định hành vi bỏ trốn khỏi hiện trường là vi phạm hình sự, bất kể hậu quả của vụ tai nạn đó có ở mức độ hình sự hay không. Đáng tiếc, quy định của pháp luật chưa cho thấy điều đó.

Luật pháp là để bảo vệ sự an toàn của người dân, người tham gia giao thông, và vì sự bình yên của xã hội, nhưng quy định hiện hành đang có lợi cho những người chà đạp lên đạo lý, chà đạp lên sự an toàn của xã hội.

Chỉ khi luật pháp quy định rõ, việc bảo vệ hiện trường sau khi gây tai nạn, cấp cứu người bị nạn giúp tài xế được nhiều hơn mất, thì tình trạng bỏ trốn sau khi gây tai nạn mới được ngăn chặn.

Nhờ đó, không ít người sẽ được kịp thời cứu sống nếu người gây tai nạn tham gia hỗ trợ, cấp cứu nạn nhân./. 
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Vụ sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió, trên Đèo Cả những ngày qua đã khiến cho tuyến đường sắt Bắc Nam bị đình trệ. Điều này tiếp tục gióng lên hồi chuông về sự xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều vị trí trên tuyến đường sắt huyết mạch này.Đến nay công tác khắc phục sự sự cố lở đá được thực hiện đến đâu?

Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Vụ tai nạn giao thông tại Kon Tum làm 15 cán bộ Quản lý thị trường TP.HCM bị thương đã được chuyển về BV Chợ rẫy điều trị. Hiện 9 bệnh nhân được điều trị tích cực, trong đó có một bệnh nhân hôn mê, xuất huyết não rất nặng.

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu 'công nghệ phập phù'

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu "công nghệ phập phù"

Hôm qua (15/4) là ngày đầu tiên quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) triển khai giải pháp thu phí gửi xe không dùng tiền mặt ở 16 điểm đỗ xe trên vỉa hè, dưới lòng đường đã được cấp phép. Người dân, nhân viên trông xe đón nhận hình thức mới này như thế nào?

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TPHCM vừa ban hành khuyến cáo triển khai hoạt động đổi mới sáng tạo giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân tại các bệnh viện và các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố.

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị

Theo điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô, Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT hiện hữu bằng tuyến đường sắt đô thị.

Mô hình cổng trường an toàn, cần tổ chức giao thông hợp lý

Mô hình cổng trường an toàn, cần tổ chức giao thông hợp lý

Sở GTVT Hà Nội thí điểm mô hình cổng trường an toàn tại 3 địa điểm, trong đó có cụm trường tiểu học, THCS, THPT Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm.

Thủ tướng yêu cầu triển khai các giải pháp, bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng yêu cầu triển khai các giải pháp, bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện yêu cầu triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.

// //