Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

10 năm thực hiện quy định về đội MBH: Còn nhiều điều cần bàn

Phóng viên - 29/12/2017 | 18:10 (GTM + 7)

VOVGT - Tuy tỷ lệ người dân đội MBH tại các thành phố lớn đạt trên 90% nhưng tỷ lệ đội MBH tại một số khu vực và đối tượng lại chưa đồng đều.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia y tế, việc đội MBH giúp bảo vệ não bộ của con người nếu không may xảy ra va chạm giao thông trên đường, hạn chế tỷ lệ tử vong cũng như làm giảm nhẹ tỷ lệ thương tật cho nạn nhân sau tai nạn. Báo cáo Quỹ phòng chống thương vong châu Á cho thấy, việc thực hiện quy định đội MBH trong 10 năm qua đã bảo vệ được trên 15.300 mạng sống, ngăn chặn được gần 503 nghìn ca chấn thương sọ não và tiết kiệm được gần 3,5 tỷ đô la Mỹ cho nền kinh tế.

TS, chuyên gia Xã hội học Phạm Quỳnh Hương- Nguyên cán bộ - Viện XHH học- Viện hàn lâm khoa học Việt Nam cho rằng, so với trước đây, ý thức và nhận thức của người tham gia giao thông đối với việc đội MBH đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực. Mặc dù ban đầu khi thực hiện quy định về đội MBH gặp không ít khó khăn do vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ xã hội. Tuy nhiên, với quyết tâm của chính phủ và các cơ quan ban ngành, việc thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đặc biệt là công tác truyền thông đã từng bước thay đổi nhận thức, thói quen về đội MBH. TS Phạm Quỳnh Hương cho biết:

"Để thay đổi một thói quen bao giờ cũng cần thời gian, cần truyền thông thay đổi nhận thức rồi thay đổi hành vi. Tôi thấy là, sự thay đổi rất lớn, nhưng trong xã hội vẫn có một tỷ lệ nhất định người dân không chấp hành đầy đủ. Bao giờ cũng có. Chính vì thế lúc nào cũng cần truyền thông, nhắc liên tục. Tôi nghĩ là bên cạnh các biện pháp xử phạt thì các biện pháp tuyên truyền vận động nó cần hơn rất nhiều, để người ta chủ động thực hiện"

Đồng tình với quan điểm này, bà Hoàng Na Hương- Phó Chủ tịch Quỹ Phòng chống thương vong châu Á cho biết, để thay đổi nhận thức, thay đổi hành vi của người dân về một vấn đề nói chung hay về mũ MBH nói riêng, cần phải kết hơp nhiều yếu tố từ giáo dục, tuyên truyền đến tuần tra, xử lí vi phạm. Công tác truyền thông giúp người dân nhận biết được đâu là hành vi đúng và đâu là hành vi cần thay đổi. Trong khi đó, công tác giáo dục giúp người dân tiếp cận kiến thức sâu hơn và hiểu rõ hơn vì sao cần phải thay đổi hành vi.

Tuy nhiên, điều quan trọng giúp cho quá trình từ thay đổi nhận thức đến thay đổi hành vi được thực hiện tốt, cần có sự tham gia giám sát và xử lí vi phạm của lực lượng cảnh sát giao thông. Nếu hành vi này được thực hiện thường xuyên, liên tục sẽ trở thành thói quen an toàn khi tham gia giao thông.

Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đánh giá cao kết quả sau 10 năm thực hiện quy định bắt buộc đội MBH. Với tỷ lệ 90% người dân đội MBH đã góp phần quan trọng trong việc giảm số người tử vong vì TNGT xuống dưới 9 nghìn người mỗi năm. Tuy nhiên, theo ông Khuất Việt Hùng - Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, tỷ lệ đội mũ bảo hiểm cho trẻ em hiện nay mới chỉ đạt ở mức 35-40%.

Lý giải về tỷ lệ đội MBH của trẻ em và ở vùng nông thôn, ngoại thành hiện nay còn thấp, theo bà Hương, công tác truyền thông về MBH tại Việt Nam thời gian qua chưa đồng đều, chủ yếu mới tập trung tại các đô thị lớn. Bà Hoàng Na Hương nói:

"Tôi đánh giá rằng các công tác truyền thông, giáo dục, cũng như là các hoạt động tuần tra, xử lí vi phạm thì vẫn thường được thực hiện ở các thành phố lớn trên một diện rất rộng, còn các khu vực nông thôn, các khu vực xa trung tâm chưa được để ý đến nhiều. Nguyên nhân có nhiều. Chúng ta có thể thấy rằng , nguồn lực về mặt kinh phí, nguồn lực về mặt con người, chúng ta cũng chưa đủ số lượng để phân bổ với một mạng lưới dày và rộng. Đấy cũng là vấn đề các cơ quan chức năng cũng sẽ đưa vào kế hoạch hoạt động trong 10 năm tới, để làm thế nào tăng được số lượng người dân ở khu vực nông thôn đội MBH cao như ở các thành phố lớn"

PGS-TS Hoàng Xuân Cơ- Giảng viên trường ĐH Khoa học tự nhiên cho rằng, một bộ phận người tham gia giao thông thời gian qua chưa nghiêm túc chấp hành quy định về đội MBH, hay vẫn còn thực hiện mang hình thức đối phó. Đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên thường đội những mũ bảo hiểm nhưng không cài quai, hoặc đội MBH thời trang, chất lượng không đảm bảo và không có tác dụng bảo vệ não bộ. Sở dĩ có tình trạng này là do một bộ phận người tham gia giao thông chưa hiểu hết những tác dụng của MBH và lợi ích của việc đội MBH đạt chuẩn đối với sự an toàn tính mạng của bản thân. PGS Hoàng Xuân Cơ phân tích:

"Tác phong công nghiệp và ý thức của người dân vẫn đang ở một mức rất thấp, không thể ngày một ngày hai thay đổi được đâu. Có thể có những cái con người chưa nhìn thấy tác dụng của MBH. Nhưng có nhiều người đã phải cám ơn MBH đã giúp người ta đỡ cho người ta khỏi tai nạn thảm khốc. Những cái như thế chúng ta chưa nêu được trong phương tiện thông tin đại chúng."

Kinh nghiệm tại nhiều quốc gia cho thấy, những chiến dịch truyền thông đóng vai trò quan trọng trong nâng cao nhận thức của người dân đối với những hành vi mất an toàn khi tham gia giao thông như hành vi chạy quá tốc độ, không sử dụng dây đeo an toàn, hay không đội MBH. Thông qua việc nắm bắt những nguy cơ mất an toàn từ những hành vi này, người dân sẽ có sự điều chỉnh hành vi để thay đổi. Điều quan trọng, các chiến dịch truyền thông phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, đại diện Tổ chức Save the childrend tại Việt Nam cho biết:

"Chúng tôi có nhiều chiến dịch. Ví dụ như chiến dịch dây bảo hiểm an toàn. Đấy là một chiến dịch rất là lớn mà chúng tôi triển khai trên TV, trên đài phát thanh và trên những tấm pa-nô, áp phích trên đường. Khi lưu thông trên đường, nếu người lái xe nhìn thấy biển báo nói về đảm bảo an toàn cho trẻ em thì họ sẽ cẩn trọng hơn khi lái xe. Ngoài ra, cũng phải đầu tư về nhân lực, con người, tài chính và thời gian. Chúng ta cũng cần đào tạo các giáo viên và thực hiện nhiều chiến dịch tại các trường học nhằm tăng cường nhận thức của các em về ATGT. Vấn đề không phải là chiến dịch lớn hay nhỏ mà chiến dịch phải thực hiện thường xuyên liên tục và kéo dài."

Có thể khẳng định, Việt Nam là quốc gia thành công trong thực hiện quy định đội MBH so với nhiều quốc gia đang phát triển có tỷ lệ người sử dụng xe máy cao. Tuy nhiên, với mục tiêu trong thời gian tới là nâng cao tỷ lệ trẻ em và người dân ở các vùng nông thôn, ngoại thành đội MBH khi tham gia giao thông, Việt Nam cần nhiều nỗ lực hơn nữa.

Trong đó, công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về những tác hại của việc không đội MBH phải thực hiện sâu rộng và thường xuyên hơn đối với mọi đối tượng trong xã hội. Song song với đó, cũng rất cần đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát và xử ls nghiêm các trường hợp vi phạm về không đội MBH, giúp người dân điều chỉnh hành vi và hình thành thói quen chấp hành quy định về TTATGT trong tương lai.

Tags:
Ý kiến của bạn
Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Ở Sài Gòn – TP.HCM, hơn 4 thập kỷ qua, có một người phụ nữ đã tiếp thêm sức sống, gìn giữ “những chất âm ngày cũ” giữa Sài Gòn sôi động, hào hoa; bằng nghề mua bán và sửa chữa máy cassette.

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền Hỏa Thần là di tích đầu tiên tại Việt Nam thờ Thần Lửa. Cho đến ngày nay, nơi đây vẫn là địa điểm tâm linh đặc biệt thờ Thần Hỏa của người Hà Nội, cũng như du khách thập phương.

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Những năm gần đây, lòng sông Hồng bị xói mòn. Việc hạ thấp lòng dẫn vùng hạ du sông Hồng đang tác động rất lớn đến khả năng lấy nước của tất cả các hệ thống thủy lợi.

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Là tuyến đường huyết mạch đi qua địa bàn TP Thủ Đức (TPHCM), nhưng Võ Văn Ngân cũng được biết đến là “điểm nóng” ngập nước. Sau 3 năm thi công, dự án nâng cấp hệ thống thoát nước chống ngập ở đoạn đường dài 2,5km với tổng số vốn đầu tư gần 250 tỷ đồng này vẫn chưa hoàn thành.

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Dù Bộ GTVT đã ban hành nhiều quy định đối với xe hoán cải, song với sự ra đời ngày càng nhiều xe nhà ở di động ngày càng đặt ra yêu cầu đối với cơ quan chức năng để quản lý riêng loại hình phương tiện này.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

// //