Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Ý kiến trái chiều xung quanh đề xuất đổi giờ học, giờ làm

Phóng viên - 04/11/2019 | 19:25 (GTM + 7)

Mới đây trong phiên thảo luận quốc hội đã có đề xuất nên nghiên cứu đổi giờ học, giờ làm của các cơ quan hành chính lên 8h30 hoặc 9h, nghỉ trưa trong 60 phút. Tuy nhiên đề xuất này đã nhận được không ít ý kiến trái chiều từ dư luận.

Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh cho biết, hầu hết quốc gia ở châu Á và trên thế giới đều bắt đầu làm việc từ 8h30
Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh cho biết, hầu hết quốc gia ở châu Á và trên thế giới đều bắt đầu làm việc từ 8h30

Chiều 31/10, thảo luận về tình hình KTXH tại Quốc hội, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh, đoàn Bình Định đề nghị đổi giờ học, giờ làm phù hợp đời sống ở các đô thị. Ông cho biết, hầu hết quốc gia ở châu Á và trên thế giới đều bắt đầu làm việc từ 8h30, nghỉ trưa 1 tiếng. Giờ học, giờ làm này được áp dụng đồng bộ với các cơ quan hành chính, cơ sở giáo dục. 

Đại biểu cũng đưa ra số liệu, nhiều cuộc khảo sát ý kiến rộng rãi về thời điểm bắt đầu giờ làm việc cũng cho kết quả 14% số người tham gia bình chọn giờ học, giờ làm bắt đầu từ 7h30, 33% chọn 8h và 53% chọn 8h30. Điều này cho thấy có nhiều sự ủng hộ với đề xuất đổi giờ, học giờ làm. Theo phân tích, đi học, đi làm muộn hơn, nghỉ trưa ngắn sẽ đem lại lợi ích về giao thông, tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệu quả sử dụng giờ làm và kỷ cương làm việc của công chức. 

Đồng tình với đề xuất thay đổi giờ làm việc của cơ quan hành chính Nhà nước, chị Nguyễn Thanh Trà ngụ tại quận Thanh Xuân, Hà Nội cho biết, nhiều người buổi sáng còn phải đón con đi học, rồi đi chợ…mới đi làm. Do vậy bắt đầu làm việc lúc 8 giờ 30 thì mọi người sẽ có thời gian chuẩn bị hơn. Tuy nhiên chị cũng hơi nghi ngại việc nghỉ trưa chỉ có một tiếng vì nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Còn anh Võ Hồng Bảo, ngụ quận Thủ Đức, TPHCM còn đề nghị cần phải lấy ý kiến người lao động, đồng thời phải có nghiên cứu xã hội học cụ thể trước khi ban hành quy định giờ giấc nêu trên. Quan trọng nhất trong việc thay đổi giờ làm là phải làm sao để người lao động cảm thấy thoải mái nhằm nâng cao hiệu quả công việc. Anh Võ Hồng Bảo nói:

Theo tôi đề xuất làm việc từ 8h30 sáng và có một giờ ngủ trưa là đề xuất khá hay và cần phải nghiên cứu, xem xét kĩ lưỡng. Tôi thấy một số quốc gia trên thế giới làm việc từ 9h sáng và hiệu quả rất cao. Thứ hai là nếu giờ nghỉ trưa chỉ một giờ sẽ góp phần hạn chế việc ăn cắp giờ công. 

Ở chiều ngược lại, nhiều người dân cho rằng cơ quan hành chính nhà nước mở cửa vào giờ trên là phù hợp, họ có thể tranh thủ đi sớm để làm các thủ tục giấy tờ cần thiết mà không ảnh hưởng đến công việc. Làm việc từ 7 giờ 30 sẽ tạo thuận lợi cho cả cán bộ, viên chức và người dân. Nếu thay đổi giờ làm việc muộn hơn vào mùa hè sẽ khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi bởi nắng nóng gay gắt. Đó là chưa kể thời gian nghỉ trưa quá ngắn cũng không có lợi cho sức khỏe. Song song với đó, việc điều chỉnh thời gian làm việc sẽ trùng với giờ làm việc của nhiều doanh nghiệp thì khi đó hệ quả rất lớn vì ùn tắc giao thông sẽ nghiêm trọng hơn. Chị Nguyễn Bảo Trân, TPHCM nói:

Nếu làm việc từ 7h30 thì thuận lợi hơn, mình có thời gian nghỉ trưa, ăn trưa, nếu hôm đó người dân đến đông quá 11h30 vẫn còn hồ sơ thì mình cũng có thời gian làm cho dân cho xong.

Ngoài ra, cũng có những ý kiến cho rằng, việc yêu cầu người lao động có mặt tại phòng làm việc đúng giờ là chính đáng, nhưng cần đáp ứng đầy đủ các đặc điểm, tính chất của công việc, của cơ quan, hay thậm chí từng địa phương. Ở nhiều quốc gia, các công sở, trường học thường bắt đầu làm việc lúc 9h, nhưng đó không phải quy định gắn chặt với từng cơ quan. Vẫn có nhiều cơ quan tự chọn cho mình một giờ làm việc phù hợp nhất, có thể sớm hơn hoặc muộn hơn 9h nhưng không quá 1 giờ. quy định giờ giấc đi làm ở mỗi quốc gia đều khác nhau và rất khó để so sánh xem mô hình nào là lý tưởng, hợp lý hơn. Nhưng quan trọng là không nên quy định chặt giờ làm đồng nhất mà nên tạo sự linh hoạt để thuận lợi nhất cho người dân, người lao động, cơ quan, doanh nghiệp. 
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //