Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Xuất khẩu gặp khó, giá cá tra ĐBSCL giảm mạnh

Phóng viên - 22/05/2019 | 16:03 (GTM + 7)

Tình hình xuất khẩu – giá cả của cá tra đang diễn biến ra sao? Nguyên nhân do đâu? Và làm gì để tạo sự bền vững cho con đường xuất khẩu mặt hàng này trong tương lai? 

Sau thời gian dài tăng giá mạnh thì gần đây, cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL sụt giảm còn khoảng 23.000 - 25.000 đồng/kg

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Những tháng đầu năm 2019, trên thị trường ghi nhận nhiều sự biến động lớn của các mặt hàng nông – thủy sản. Cây lúa trải qua cơn sụt giảm nghiêm trọng về giá cả, ngành chăn nuôi heo thì đến thời điểm hiện tại vẫn đang rất nóng với câu chuyện dịch tả heo châu Phi… 

Trong khi đó, cá tra – một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, cũng đang trong tình cảnh không mấy khả quan. Bổi những tháng đầu năm nay, theo ghi nhận thì tình hình xuất khẩu gặp không ít khó khăn, dẫn đến việc tiêu thụ không được trôi chảy, từ đó kéo theo giá cá tra sụt giảm. 

Vậy cụ thể tình hình xuất khẩu – giá cả của cá tra đang diễn biến ra sao? Nguyên nhân là do đâu? Và làm gì để tạo sự bền vững cho con đường xuất khẩu mặt hàng này trong tương lai? 

Sau thời gian dài tăng giá mạnh thì gần đây, cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL sụt giảm còn khoảng 23.000 - 25.000 đồng/kg, đây là mức giá mà người nuôi chỉ hòa vốn. Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, năm 2019, xuất khẩu cá tra đối mặt nhiều thách thức. Giá cá tra thương phẩm giảm trong khi giá thành sản xuất tăng. 

Tại một số thị trường, do tác động tiêu cực từ truyền thông mà việc xuất khẩu cá tra trở nên khó khăn hơn. Tại Đồng Tháp, từ đầu tháng 4 đến nay, giá cá tra trên địa bàn tỉnh có xu hướng “hạ nhiệt” sau khi đạt đỉnh vào cuối năm ngoái. Hiện giá cá tra nguyên liệu loại 1 giữ mức 23.000 - 23.500 đồng/kg, giảm khoảng 500 đồng/kg so với tháng trước và giảm 6.000 đồng/kg so với đầu tháng 1/2019. 

Trong khi đó, giá cá tra giống cũng đang ở mức chỉ khoảng 20.000 đồng/kg (loại 30 con/kg), giảm khoảng 5.000 đồng/kg so với tháng trước. Ông Nguyễn Văn Buôn – Nguyên Phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Hồng Ngự, đồng thời cũng là một hộ nuôi cá tra giống với nhiều năm kinh nghiệm, cho biết:

“Nuôi thì cũng thuận lợi mà nhìn chung thì ngày càng khó khăn, tình hình bệnh nữa. Giá cá giống, bây giờ loại 30 con/kg có giá khoảng 19.000 – 20.000/kg à. Thứ nhất là lượng cá cũng nhiều. Còn thứ hai nữa là tình hình chung, các công ty xuất khẩu cá thương phẩm họ bán rồi mà còn hàng tồn hay sao, họ cũng treo ao”.

Đối với thị trường thế giới, nhiều áp lực đang đổ dồn về các doanh nghiệp xuất khẩu của nước ta. Điển hình như thị trường Trung Quốc không còn dễ tính, chuyển dịch từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch, việc kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt hơn gây khó cho doanh nghiệp. Theo Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam năm 2018 ước đạt 2,2 tỉ USD với Trung Quốc là động lực chính khi nhu cầu của thị trường tăng mạnh, góp phần thúc đẩy giá cá tra tăng kỉ lục. 

Tuy nhiện hiện nay, với giá trị lớn từ con cá tra, nhiều quốc gia khác cũng đã bắt đầu thả nuôi như Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia… Chính điều này đã tạo nên áp lực khá lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là việc phải chia nhỏ thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng. 

Theo ông Võ Hùng Dũng, Tổng thư ký Hiệp hội cá tra Việt Nam: ngành cá tra nước ta nên tập trung phát triển 4 thị trường như: Mỹ, EU, Trung Quốc và Asean với thị phần chiếm từ 50-60% và tăng cường xúc tiến thương mại trong và ngoài nước cho ngành cá tra thị trường EU, Mỹ, đặc biệt là thị trường Trung Quốc... Ông Võ Hùng Dũng, Tổng thư ký Hiệp hội cá tra Việt Nam nhấn mạnh:

“Về vấn đề cạnh tranh, chúng ta phải xem xét, cân nhắc cái chất lượng là cái sống còn. Các nước có sản xuất chúng ta chấp nhận cuộc cạnh tranh này mà chơi trong cuộc cạnh tranh này gồm: các doanh nghiệp tự chủ, các doanh nghiệp trong chiến lược và có sự hỗ trợ của Bộ nông nhiệp. 

Về những cái điểm mà chúng ta cần phải thực hiện cải thiện hơn là, đầu tư công nghệ, kiểm soát về môi trường con giống, chế biến cần có một cách hệ thông hơn, hệ thống đó là từ chỉ đạo chiến lược của Bộ và sự phối hợp của các trung tâm cục vụ để nhịp nhàng hơn. Cần nghiên cứu phát triển thị thường trong nước”.

Trong những năm qua, cá tra đã mang về nguồn thu đáng kể cho nền kinh tế nước ta từ việc xuất khẩu, đồng thời đã giúp nhiều hộ dân vươn lên thoát nghèo và làm giàu. Riêng khu vực ĐBSCL, nhiều tỉnh đã phát triển diện tích nuôi cá tra quy mô lớn, phục vụ việc xuất khẩu như tại An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre,…

Tuy nhiên, với tình hình thị trường xuất khẩu nhiều biến động, chúng ta sẽ cần chú tâm vào nhiều vấn đề trọng tâm. Ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết:

“Bước sang năm 2019, chúng ta không được chủ quan, không ngủ quên trên chiến thắng, chính vì thế chúng ta phải khắc phục các nút thắt của ngành cá tra là: sản xuất ngoài trời, rủi ro đủ các yếu tố, đang trong giai đoạn thị trường thế giới cạnh tranh quyết liệt.

Những nút thắt nội tại ngành trên tất cả các khâu, từ khâu liên kết vùng nguyên liệu, khâu tổ chức quy trình, khâu chế biến, khấu tổ chức giữ gìn phát triển thị trường, đặc biệt khâu yết hầu như khâu giống, để chúng ta xây dựng ngành hàng này bứt phá phát triển một cách nhanh và bền vững”.

Chuyện giá cả thị trường trồi – sụt có thể xem là chuyện khá bình thường

Có thể thấy, thị trường xuất khẩu ngày càng khó khăn, tính cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trong khi thị trường Trung Quốc siết chặt nhập khẩu thì thị trường Mỹ lại có những quy định về thuế chống bán phá giá mà nhiều chuyên gia nhận định là “chưa hợp lý” đối với con cá tra của Việt Nam… 

Và để mang đến góc nhìn sát thực hơn, Mekong FM đã có cuộc trao đổi cùng Tiến sĩ Dương Nghĩa Quốc – Phó Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội cá tra Việt Nam. 

PV: Ông nhận định như thế nào về tình hình xuất khẩu cá tra những tháng đầu năm 2019?

TS Dương Nghĩa Quốc: Trong những tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra cũng gặp khó khăn, thị trường Trung Quốc cũng giảm, mà đặc biệt là thị trường Mỹ giảm sâu. Chính vì vậy mà kim ngạch xuất khẩu cũng giảm nhiều. Nguyên nhân thì tất nhiên có nhiều nguyên nhân, đặc biệt là thuế chống bán phá giá của Mỹ, áp thuế vô lý gây khó cho các doanh nghiệp. Các thị trường khác cũng dựa vào đó mà gây sức ép, mình bán giá thấp thì họ mới mua. Cơ bản thì tình hình xuất khẩu gặp khó khăn. 

PV: Bên cạnh những áp lực từ thị trường xuất khẩu, ông đánh giá ra sao về chất lượng sản phẩm cá tra xuất khẩu của nước ta?

TS Dương Nghĩa Quốc: Thời gian qua, sản phẩm cá tra của Việt Nam mang về kim ngạch xuất khẩu rất lớn, đi khắp 150 nước và vùng lãnh thổ. Phải nói là các doanh nghiệp Việt Nam đã đáp ứng đủ tiêu chuẩn của các thị trường khó thính như Mỹ, EU, Nhật Bản,… 

Ngoài ra, Trung Quốc bây giờ thì yêu cầu mình xuất khẩu qua đường chính ngạch, đồng thời đưa ra những tiêu chuẩn tương đương Mỹ và châu Âu… mình vẫn đáp ứng được. Bên cạnh đó, cũng có một số doanh nghiệp của mình, tuy không nhiều, có thể là do cạnh tranh nên chất lượng không đảm bảo, bán giá rẻ. Điều đó tạo nên sự không thống nhất trong chất lượng sản phẩm và giá cả, ảnh hưởng đến việc xuất khẩu chung.

PV: Với những điều kiện thay đổi của thị trường xuất khẩu, để mặt hàng cá tra của nước ta có thể tiếp tục phát triển theo hướng bền vững trong thời gian tới thì chúng ta cần triển khai những giải pháp gì?

TS Dương Nghĩa Quốc: Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà một số nước khác như Indonesia, Bangladesh, Trung Quốc,… cũng đã bắt đầu nuôi cá tra,vì thấy cá tra được các thị trường tin dùng. Đây là một áp lực rất lớn. Muốn phát triển bền vững, theo Hiệp hội chúng tôi thấy thì trước hết phải nâng cao chất lượng, nuôi theo tiêu chuẩn ATVSTP để đáp ứng yêu cầu của các thị trường. 

Thứ hai là phải có sự tổ chức liên kết, đi vào chất lượng chứ không phải số lượng. Nếu cung vượt cầu thì giá giảm, ảnh hưởng tới xã hội mà người chăn nuôi sẽ là đối tượng trực tiếp bị thiệt hại. Chính vì vậy, phải có sự kiểm soát, có liên kết vùng giữa các tỉnh… 

Thứ ba, trong đàm phán và xúc tiến thương mại, cần có sự đoàn kết, có tiếng nói chung. Đảm bảo mức giá ổn định, tránh cạnh tranh bán phá giá... đối với những ngành hàng mà Trung ương đã xác định là sản phẩm quốc gia.

PV: Cảm ơn Tiến sĩ Dương Nghĩa Quốc!

Chuyện giá cả thị trường trồi – sụt có thể xem là chuyện khá bình thường. Tuy nhiên, vấn đề tính cạnh tranh và những đổi khác trong quy trình xuất khẩu là điều mà chúng ta không thể lơ là. Hơn hết, chất lượng con cá tra cần được đảm bảo, tính liên kết vùng cần được đẩy mạnh xây dựng và thắt chặt hơn nữa. 

Trong khi đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của nước ta cần nắm tay nhau để cùng đứng vững trước sự cạnh tranh lớn từ phía các thị trường khác, thay vì chỉ chăm chăm vào lợi ích cá nhân mà đi riêng lẻ. Hy vọng rằng trong thời gian gần nhất, xuất khẩu cá tra có thể quay về quỹ đạo ổn định, đưa giá cả hồi phục, bà con có thể tiếp tục an tâm sản xuất.

Tags:
Ý kiến của bạn
Giá vàng SJC sẽ giảm mạnh?

Giá vàng SJC sẽ giảm mạnh?

Sáng nay (25/3), giá vàng SJC quanh mốc 80 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn 69 triệu đồng/lượng sau 1 tuần giảm mạnh.

Công tác xã hội ngành y, điểm tựa cho những bệnh nhân hiểm nghèo

Công tác xã hội ngành y, điểm tựa cho những bệnh nhân hiểm nghèo

Năm 2010, Chính phủ lấy ngày 25/03 hằng năm làm Ngày Công tác xã hội làm dấu mốc quan trọng khởi đầu phát triển nghề công tác xã hội tại Việt Nam.

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Các cơ sở giáo dục trên cả nước đang gấp rút lựa chọn SGK năm học 2024-2025 cho học sinh lớp 5, lớp 9 và lớp 12. Quyền chọn SGK được giao cho các trường, làm thế nào để thầy cô phát huy vai trò tự chủ, trách nhiệm, đồng thời hệ thống được kiến thức những năm học trước đó cho học sinh?

Nơi âm dương không cách trở

Nơi âm dương không cách trở

Phố Giáp Nhị (Q. Hoàng Mai) có nhiều ngõ ngách chằng chịt đặc trưng đúng chất Hà Nội phố. Nhưng có điều kỳ lạ khi khám phá ngang dọc con phố này sẽ thấy một khu phố mà người dân đang chia sẻ không gian sống với những ngôi mộ.

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói tín dụng 120.000 tỉ đồng từ khi được công bố đã đem lại kỳ vọng giải bài toán nhà ở xã hội một cách bền vững. Tuy nhiên, việc giải ngân rất chậm, nhiều dự án không thể triển khai, người thu nhập thấp vẫn chưa thể chạm vào cơ hội có được nơi an cư.

Doanh thu 12,5 triệu đồng/tháng phải đóng thuế: Liệu có phù hợp?

Doanh thu 12,5 triệu đồng/tháng phải đóng thuế: Liệu có phù hợp?

Tại Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi đang được lấy ý kiến, Bộ Tài chính đề xuất ngưỡng doanh thu chịu thuế VAT với cá nhân, hộ kinh doanh là 150 triệu đồng/ năm, tăng 50 triệu đồng so với quy định hiện hành.

Bình trà đá nghĩa tình

Bình trà đá nghĩa tình

Không riêng tại thành phố Hồ Chí Minh mà thời gian gần đây, trên một số tuyến đường ở ĐBSCL, chúng ta không khó bắt gặp hình ảnh những bình trà đá miễn phí dành cho mọi người, đặc biệt là bà con lao động khó khăn xuất hiện ngày càng nhiều.

// //