Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

VOV Giao thông mang hơi ấm lên bản cao

Phóng viên - 11/11/2019 | 15:22 (GTM + 7)

Những chia sẻ, hỗ trợ từ đoàn thiện nguyện do Kênh VOV Giao thông tổ chức đã phần nào làm vơi bớt khó khăn với đồng bào, thầy và trò ở Lủng Chư, Thượng Phùng, Hà Giang.

Thượng Phùng là một xã biên giới đặc biệt khó khăn ở huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang với trên 50% là hộ nghèo. Trong 13 thôn của Thượng Phùng, đường vào Lủng Chư khó nhất, cách trung tâm xã tới 12km đường đèo gấp khúc.

Nếu nhìn từ “vua đèo” Mã Pì Lèng, hướng ánh mắt sang bên kia dòng Nho Quế, sâu về phương Bắc, giáp biên giới với Trung Quốc, sẽ thấy thấp thoáng những bóng nhà lụp xụp ẩn hiện dưới chân mây, đó chính là Lủng Chư.

1 Ảnh chụp từ đèo Mã Pì Lèng nhìn xuống sông Nho Quế. Những dãy núi bên kia sông ẩn hiện mái nhà xã Thượng Phùng
Ảnh chụp từ đèo Mã Pì Lèng nhìn xuống sông Nho Quế. Những dãy núi bên kia sông ẩn hiện mái nhà xã Thượng Phùng

Vùng biên viễn “bốn không”

Con đường độc đáo vào thôn Lủng Chư một bên là vách núi sừng sững, một bên là bờ vực sâu thăm thẳm với độ dốc lớn, có nơi chỉ rộng vừa đủ một bánh xe máy. Không hiếm trường hợp từng tai nạn ngã gãy chân, hoặc xe máy rơi xuống vực.

Đây từng được mệnh danh là vùng đất bốn không, gồm: Không đường, không điện, không nước và không sóng điện thoại. Do đó, đời sống đồng bào (90% người Mông), đặc biệt là các em nhỏ hết sức biệt lập, khó phổ cập giáo dục.

Sau những nỗ lực của chính quyền, các nhà hảo tâm, điểm trường Lủng Chư 3 đã được đặt tại thôn này với mục tiêu đem con chữ tới các em nhỏ vùng sâu, vùng xa nhất.

8 Đường vào thôn Lủng Chư sát vực và quanh co
Đường vào thôn Lủng Chư sát vực và quanh co

Mặc dù vậy, cơ sở vật chất vẫn hết sức thiếu thốn, nhà lắp ghép bằng tôn vốn thiết kế tạm không có cửa sổ. Các thầy cô phải cắt tôn để ánh sáng lọt vào, ngày nào trời âm u phải thắp nến, chạy máy phát điện “cầm cự”. Điểm trường có khoảng 40 học sinh mẫu giáo và tiểu học, chia làm 4 lớp với 3 giáo viên “cắm bản”, sống luôn tại điểm trường.

Bàn ghế, giáo cụ, sách vở học tập thiếu thốn, nhưng thách thức lớn nhất vẫn là thuyết phục các phụ huynh cho con em đến trường. Dù trường đặt trong lòng bản, nhưng vẫn còn nhiều trẻ không được đi học, do phải trông em cho bố mẹ đi làm thuê. Ở Lủng Chư, nhà ít thì đẻ 4 con, nhiều thì lên tới 12, 13 con. Vì vậy, vòng nghèo đói, thiếu chữ cứ luẩn quẩn bao đời.

Mang hơi ấm lên bản cao

Sau khi tìm hiểu thực tế ở địa phương, Đoàn thanh niên Kênh VOV Giao thông đã lên danh sách chi tiết vật tư còn thiếu ở điểm trường Lủng Chư 3, điểm trường mẫu giáo Thượng Phùng, chuẩn bị các phần quà cho các hộ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt ở thôn, chuẩn bị phần quà cho Quỹ vì người nghèo của xã Thượng Phùng.

Cùng với sự hỗ trợ của Ban giám hiệu trường tiểu học, UBND xã Thượng Phùng, Đoàn Thanh niên Kênh VOV Giao thông phối hợp cùng Đoàn Thanh niên Kênh Truyền hình Văn hóa du lịch (Việt Nam Journey), các cá nhân, tổ chức đồng hành như: Tập đoàn taxi Mai Linh, Công ty lữ hành Tour The World, Câu lạc bộ Gia đình nghệ sĩ, Vinamilk… thực hiện chương trình “Sưởi ấm bản cao 2019” tại Thượng Phùng.

2 Đoàn viên thanh niên Kênh VOV Giao thông chuẩn bị các phần quà cho học sinh trường mầm non Lủng Chư
Đoàn viên thanh niên Kênh VOV Giao thông chuẩn bị các phần quà cho học sinh trường mầm non Lủng Chư

Chương trình đã hỗ trợ số vật tư và tiền mặt trị giá khoảng 100 triệu đồng cho đồng bào có hoàn cảnh khó khăn cũng như thầy và trò miền biên viễn.

“Với Sưởi ấm bản cao 2019, Đoàn thanh niên Kênh VOV Giao thông và các đơn vị đồng hành hy vọng sẽ san sẻ được phần nào những khó khăn của đồng bào, đặc biệt là các thầy cô giáo, các em nhỏ ở Lủng Chư nói riêng và Thượng Phùng nói chung. Nhìn các em nhỏ háo hức với sách vở, bàn ghế mới trong hoàn cảnh thiếu nước, thiếu điện, thiếu ánh sáng, chúng tôi rất cảm động và không chỉ những người nhận quà, chính những người trong đoàn thiện nguyện cũng được sưởi ấm bởi nụ cười, ánh mắt reo vui của các em”, chị Kim Chi – Bí thư Đoàn Thanh niên Kênh VOV Giao thông chia sẻ.

Đoàn thanh niên Kênh VOV Giao thông tặng quà cho các em nhỏ
Đoàn thanh niên Kênh VOV Giao thông tặng quà cho các em nhỏ

Trong khi đó, ông Sùng Mí Lử, Chủ tịch UBND xã Thượng Phùng cùng đại diện Đảng ủy, Mặt trận Tổ quốc xã không giấu được sự vui mừng, cho biết: Đã chuẩn bị mọi mặt để chương trình “Sưởi ấm bản cao 2019” diễn ra suôn sẻ.

“Thượng Phùng hiện vẫn hết sức khó khăn ở Hà Giang. Xã đang làm đường bê tông vào Lủng Chư nhưng kinh phí hạn hẹp nên chưa thể phủ hết. Việc VOV Giao thông và các đơn vị đồng hành đến hôm nay đã mang hơi ấm và tình cảm về với Thượng Phùng, chúng tôi rất vui, chân thành cảm ơn các anh chị. Hy vọng rằng, chúng tôi sẽ được tiếp đón nhiều đoàn thiện nguyện nữa trong thời gian tới để vơi bớt khó khăn cho đồng bào vùng biên”, ông Sùng Mí Lử nói.

10 Cô giáo Hoàng Thị Xiếc có chồng cũng là giáo viên ở điểm trường Lủng Chư 3, vừa sinh sống vừa dạy học luôn tại đây
Cô giáo Hoàng Thị Xiếc có chồng cũng là giáo viên ở điểm trường Lủng Chư 3, vừa sinh sống vừa dạy học luôn tại đây

Thầy giáo Nguyễn Văn Huy – Phó hiệu trưởng trường mầm non Thượng Phùng cho biết, Lủng Chư 3 là một trong 14 điểm trường ở xã, được xây dựng từ năm 1999 với phòng học trình tường, vách nứa. Cách đây 2 năm, được tài trợ mới có nhà lắp ghép bằng tôn. Do quá xa xôi, thiếu thốn, điểm trường này vừa bổ sung thêm 1 cô giáo, vốn là vợ của một thầy giáo ở Lủng Chư 3 để đảm bảo việc dạy và học.

Ngoài ra, ban giám hiệu cũng thường xuyên xuống các điểm trường xa nhất hỗ trợ các thầy cô, hiệu trưởng dạy thêm 2 tiết, hiệu phó 4 tiết/tuần.

“Đời sống bà con hiện nay ngày càng cải thiện nên đã quan tâm hơn đến con em mình. Nhưng để thuyết phục học sinh đến trường thì đội ngũ giáo viên chúng tôi vẫn phải nỗ lực đến từng nhà vận động. Những chương trình thiện nguyện thế này động viên chúng tôi và các em học sinh rất nhiều. Chúng tôi rất biết ơn các nhà hảo tâm, đặc biệt là Kênh VOV Giao thông đã quan tâm và đến với điểm trường còn vô vàn khó khăn này”, thầy giáo Nguyễn Văn Huy chia sẻ.

15 Trẻ em ở Lủng Chư đa số là người Mông, nếu không đi học, các em sẽ trông em nhỏ cho bố mẹ đi làm thuê.
Trẻ em ở Lủng Chư đa số là người Mông, nếu không đi học, các em sẽ trông em nhỏ cho bố mẹ đi làm thuê.

Với các thành viên đoàn thiện nguyện, có lẽ, điều đáng nhớ nhất trong chuyến đi này, đó là trải nghiệm, sự đồng cảm sâu sắc về thiên nhiên, đất nước, số phận con người nơi địa đầu Tổ quốc.

Những nụ cười hiếm hoi nhưng trong trẻo, những chiếc ôm ấm áp mà rụt rè, những cái vẫy tay reo vui mà đượm buồn, và cả hình ảnh đoàn em nhỏ địu em trên lưng, lầm lũi cầm túi quà xa dần dưới thung lũng chắc chắn sẽ là hành trang, động lực thôi thúc nhà đoàn viên thanh niên, các nhà hảo tâm vững bước hơn trên những nẻo đường tình nguyện.

Một số hình ảnh được phóng viên ghi lại trong chuyến thiện nguyện:

Đoàn thiện nguyện trao những phần quá ý nghĩa cho đại diện xã Thượng Phùng
Đoàn thiện nguyện trao những phần quá ý nghĩa cho đại diện xã Thượng Phùng
3 Các em nhỏ nhận phần quà là những chiếc ủng đi mưa và dụng cụ học tập. Đoàn thiện nguyện trao vật tư phục vụ việc dạy và học tổng giá trị 50 triệu đồng
Các em nhỏ nhận phần quà là những chiếc ủng đi mưa và dụng cụ học tập. Đoàn thiện nguyện trao vật tư phục vụ việc dạy và học tổng giá trị 50 triệu đồng
4 Thành viên đoàn taxi Mai Linh trao quà cho các em học sinh
Thành viên đoàn taxi Mai Linh trao quà cho các em học sinh
5 Công ty lữ hành Tour the World tham gia tích cực trong đoàn thiện nguyện
Công ty lữ hành Tour the World tham gia tích cực trong đoàn thiện nguyện
6 Đoàn thanh niên Kênh truyền hình văn hóa du lịch (Vietnam Journey) tặng quà cho các học sinh
Đoàn thanh niên Kênh truyền hình văn hóa du lịch (Vietnam Journey) tặng quà cho các học sinh
7 Sau điểm trường mầm non Thượng Phùng, Đoàn thiện nguyện tiếp tục di chuyển vào bản Lủng Chư, một trong những nơi xa nhất xã
Sau điểm trường mầm non Thượng Phùng, Đoàn thiện nguyện tiếp tục di chuyển vào bản Lủng Chư, một trong những nơi xa nhất xã
9 Đường bê tông mới phủ được một phần. Đường vào Lủng Chư vẫn chủ yếu là đường đất, vào ngày mưa không thể đi được, kể cả đi bộ cũng hết sức khó khăn
Đường bê tông mới phủ được một phần. Đường vào Lủng Chư vẫn chủ yếu là đường đất, vào ngày mưa không thể đi được, kể cả đi bộ cũng hết sức khó khăn
11 Nhiều em nhỏ phải vừa học vừa địu em do gia đình đẻ quá nhiều
Nhiều em nhỏ phải vừa học vừa địu em do gia đình quá đông con
12 Em Ly Thị Và, 8 tuổi, phải bỏ dở việc học từ lớp 1 để  trông em, theo bố mẹ đi làm thuê ở Trung Quốc. Hiện giờ, mẹ chửa nên em được về Việt Nam, dù rất muốn nhưng em không được cho đi học tiếp.
Em Ly Thị Và, 8 tuổi, phải bỏ dở việc học từ lớp 1 để  trông em, theo bố mẹ đi làm thuê ở Trung Quốc. Hiện giờ, mẹ đang bầu nên em được về Việt Nam, dù rất muốn nhưng em không được cho đi học tiếp.
13 Đưa được các em đến lớp là cả một hành trình gian nan, chưa kể lớp học không đủ diện tích, không có cửa sổ, không điện và nước
Đưa được các em đến lớp là cả một hành trình gian nan, chưa kể lớp học không đủ diện tích, không có cửa sổ, không điện và nước
14 Việc các em học sinh bị gián đoạn học tập cả tháng trời không phải chuyện hiếm, có em lớp 5 nhưng chưa giao tiếp thành thạo được tiếng phổ thông
Việc các em học sinh bị gián đoạn học tập cả tháng trời không phải chuyện hiếm, có em lớp 5 nhưng chưa giao tiếp thành thạo được tiếng phổ thông
16 Lớn lên, các em cũng sẽ theo bố mẹ đi làm thuê. Một vòng nghèo luẩn quẩn lặp lại khi không được học hành
Lớn lên, các em cũng sẽ theo bố mẹ đi làm thuê. Một vòng nghèo luẩn quẩn lặp lại khi không được học hành
17 Những món quà thiện nguyện dành cho các học sinh ở điểm trường Lủng Chư 3
Những món quà thiện nguyện dành cho các học sinh ở điểm trường Lủng Chư 3
18 Một em bé ngủ trên lưng mẹ khi bà con ra nhận quà thiện nguyện. Kênh VOV Giao thông đã trao tặng 7 suất quà trị giá 2 triệu mỗi suất cho các hộ khó khăn và 5 triệu đồng cho Quỹ vì người của xã Thượng Phùng
Một em bé ngủ trên lưng mẹ khi bà con ra nhận quà thiện nguyện. Kênh VOV Giao thông đã trao tặng 7 suất quà trị giá 2 triệu mỗi suất cho các hộ khó khăn và 5 triệu đồng cho Quỹ vì người của xã Thượng Phùng
20 Cảm xúc khó tả khi chia tay, tiễn các em nhỏ  cầm túi quà khuất dần sau các triền núi...
Cảm xúc khó tả khi chia tay, tiễn các em nhỏ cầm túi quà khuất dần sau các triền núi...

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //