Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Ứng dụng công nghệ thương hiệu Việt để phát triển nông nghiệp thông minh

Phóng viên - 30/10/2019 | 12:02 (GTM + 7)

Để thúc đẩy, phát triển giải pháp công nghệ, nâng cao hiệu suất lao động, giải quyết được các bài toán đặc thù trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thì vai trò của doanh nghiệp công nghệ Việt Nam là hết sức quan trọng.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Đồng chí Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng phát biểu tại Hội nghị
Ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng phát biểu tại Hội nghị - Ảnh Lamdong.gov

Nhằm phát triển thị trường trong nước, đồng thời hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, mới đây, tại thành phố Đà Lạt, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội nghị “Kết nối tiêu thụ sản phẩm, tăng cường hoạt động liên kết trong chuỗi cung ứng hàng Việt Nam, hỗ trợ gắn kết bền vững giữa doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp phân phối”.

Với chủ đề “Phát triển doanh nghiệp công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam”, các đại biểu tập trung thảo luận, đánh giá thực trạng và nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong nông nghiệp, nông thôn Việt Nam; tiềm năng thị trường nông nghiệp, cơ hội để doanh nghiệp công nghệ thương hiệu Việt tham gia phát triển nông nghiệp thông minh.

Ông Phạm S, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng cho biết, hướng mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam trở thành 1 trong 15 nước có nền nông nghiệp phát triển nhất thế giới theo định hướng của Chính phủ. Ngay từ bây giờ, các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người dân cùng tham gia thúc đẩy, phát triển giải pháp công nghệ, nâng cao hiệu suất lao động, trong lĩnh vực nông nghiệp. 

Theo ông Phan Tâm, thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang cung cấp ra thị trường nhiều sản phẩm, ứng dụng, dịch vụ thương hiệu Việt thế hệ mới. Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp có nhiều sản phẩm, giải pháp hữu ích hỗ trợ doanh nghiệp quản lý môi trường, vận hành và giám sát quá trình nuôi trồng. 

Thực tế cho thấy, những sản phẩm, giải pháp này không chỉ nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm nông nghiệp mà còn góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh.

Toàn cảnh Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị - Ảnh Lamdong.gov

Chia sẻ với phóng viên, ông Phạm Trọng Thanh đại diện Vụ Công nghệ thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông bày tỏ: “Qua hội nghị này các doanh nghiệp ICT cũng nắm bắt được nhu cầu của các hộ nông dân của các doanh nghiệp nông nghiệp để từ đó có những giải pháp phù hợp cho việc ứng dụng nông nghiệp thông minh tại Việt Nam. Đối với các hộ nông dân, các doanh nghiệp nông nghiệp thì họ cũng tìm hiểu được các sản phẩm, công nghệ mới, công nghệ 4.0 có thể ứng dụng hiệu quả trong phát triển nông nghiệp thông minh. Hội nghị cũng góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người tiêu dùng nhằm thay đổi thói quen mua sắm, ưu tiên lựa chọn sử dụng các sản phẩm dịch vụ công nghệ thông tin thương hiệu Việt. Thông qua hội nghị này cũng quảng bá được các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin của các doanh nghiệp Việt Nam”.   

Để thúc đẩy, phát triển giải pháp công nghệ, nâng cao hiệu suất lao động, giải quyết được các bài toán đặc thù trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thì vai trò của doanh nghiệp công nghệ Việt Nam là hết sức quan trọng. 

Theo các chuyên gia, doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đang dùng công nghệ của nhân loại để giải quyết vấn đề Việt Nam, nâng cao chất lượng tăng trưởng, đưa nền kinh tế lên bậc thang cao hơn trong chuỗi giá trị. Do đó, yêu cầu đặt ra đối với sản phẩm, dịch vụ công nghệ số là phải phù hợp với bài toán nông nghiệp, nhu cầu thực tế của người nông dân, áp dụng điều kiện canh tác  nuôi trồng của từng vùng miền, con giống, cây trồng, đặc sản nông nghiệp của Việt Nam.

Đánh giá về chất lượng sản phẩm công nghệ thương hiệu Việt, ông Phạm Trọng Thanh cho biết: “Thực tế là ở Việt Nam, chúng ta có đến hơn 30 doanh nghiệp về ICT. Rất nhiều doanh nghiệp đã có những sản phẩm theo quy trình công nghệ của quốc tế, đạt tiêu chuẩn chất lượng rất cao. Họ có nhân sự trình độ cao tạo ra nhiều sản phẩm có thể cạnh tranh được với sản phẩm nước ngoài và phù hợp với người Việt Nam, phù hợp với điều kiện tại Việt Nam. Và thậm chí là các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam có giá thành cạnh tranh hơn, rẻ hơn so với doanh nghiệp nước ngoài”.

Đại diện Công ty Đầu tư Sản xuất Phát triển Nông nghiệp VinEco cho biết, thời gian qua, doanh nghiệp này ứng dụng công nghệ và tự động hóa vào sản xuất một cách rất hiệu quả. Nhờ sự ứng dụng công nghệ, doanh nghiệp giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn về sản phẩm, giúp cải thiện niềm tin. VinEco cũng đang phát triển các phần mềm như truy xuất nguồn gốc, hệ thống quản lý trồng trọt cho hộ sản xuất…

Nhiều ý kiến cho rằng, để người nông dân không đứng ngoài cuộc trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, Nhà nước cần có cú huých đồng bộ từ cơ chế, chính sách và nguồn lực cần thiết; nhà nông cần tự tin ứng dụng hiệu quả thành tựu nông nghiệp 4.0; ưu tiên đầu tư công tác nghiên cứu và đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu của nông nghiệp thông minh.

Tags:
Ý kiến của bạn
Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, vào khoảng 9h30 sáng ngày 19/4 tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội), hiện 2 cây cầu vượt thép tại đây đã thi công xong nhưng chưa được thông xe. Đáng chú ý, tại khu vực 2 đầu cầu vượt thép chưa thông xe này có rất đông xe ôm đứng chờ đón khách.

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Theo lý giải của người dân địa phương, “lung” là vùng đất trũng tự nhiên rộng lớn, hoang sơ, nước ngập quanh năm. Lung Ngọc Hoàng là “lung của ông trời” hay “lung trời sanh” vì rộng lớn và có nhiều câu chuyện kỳ bí truyền từ đời này sang đời khác.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

Hình ảnh ‘giếng làng’ xưa gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Ngày ấy, nguồn nước trong mát của giếng làng là nguồn nước sạch chính được người dân khắp xóm gánh về đun nước, nấu ăn.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

// //