Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Thuốc Việt nỗ lực chinh phục người tiêu dùng

Phóng viên - 25/07/2019 | 16:33 (GTM + 7)

Với nhiều sáng tạo trong cách thức triển khai, sau 10 năm, đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” đã góp phần quan trọng làm chuyển biến ý thức người tiêu dùng, doanh nghiệp và cán bộ y tế, tạo nên diện mạo mới của ngành dược Việt Nam.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Người dân đang ngày càng có niềm tin và lựa chọn sử dụng thuốc Việt. Ảnh: Dân trí

Vào cuối tuần qua, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”. Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động tổng kết 10 năm thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” theo Thông báo số 264-TB/TW ngày 31/07/2009 của Ban Chấp hành TW Đảng về việc thông báo kết luận của Bộ Chính trị về tổ chức Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Theo đó, qua 10 năm triển khai đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”, ý thức của người tiêu dùng, doanh nghiệp và cán bộ y tế đã có nhiều thay đổi, người dân đang ngày càng có niềm tin và lựa chọn sử dụng thuốc Việt. Thuốc sản xuất trong nước được sử dụng ngày càng tăng về số lượng, giá trị và được đánh giá cao về chất lượng, an toàn, hiệu quả.

Thực tế khảo sát của phóng viên, nhiều người dân, nhất là đối tượng người nghèo, người chưa có bảo hiểm y tế, sẵn sàng sử dụng thuốc Việt Nam nếu chất lượng tương đương hàng ngoại nhập trong khi giá thành rẻ hơn nhiều lần.

“Thuốc bây giờ đắt đỏ, kinh tế cũng tùy từng người. Nên nếu phù hợp thì chúng ta nên sử dụng thuốc Việt Nam.

“Tôi xuống đây từ xa, các bác sĩ tư vấn thuốc Việt Nam rất tốt, tôi nghĩ nếu phù hợp với bệnh tật của mình thì mình dùng thôi”

Tính đến năm 2018, tỷ lệ giá trị sử dụng thuốc trong nước ở tuyến huyện đã tăng lên 76,62%, tuyến tỉnh tăng lên 57,03%, nếu tính cả tuyến huyện và tuyến tỉnh thì tăng lên 63,53%. Thuốc sản xuất trong nước đã đáp ứng khoảng 50% nhu cầu thuốc cho công tác phòng và chữa bệnh cho nhân dân; sản xuất được 12/13 loại vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Ông Vũ Tuấn Cường, Cục trưởng Cục Quản lý dược – Bộ Y tế đánh giá, cuộc vận động đã thực sự thay đổi nhận thức của các doanh nghiệp, qua đó chất lượng thuốc của Việt Nam đang ngày càng được nâng cao.

“Qua 10 năm đánh giá cuộc vận động, chúng tôi cho rằng là chất lượng thuốc của Việt Nam ngày càng được nâng lên. Các doanh nghiệp không ngừng đổi mới đầu tư công nghệ nâng cao chất lượng và hiệu quả của thuốc. Điều quyết định trong việc sử dụng thuốc trong nước chính là chất lượng, an toàn và hiệu quả và chứng minh được giá trị chữa bệnh của các thuốc trong nước không kém gì so với thuốc nhập khẩu”.

Một dây chuyền sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP tại Việt Nam. Ảnh: Vietnamnet

Số liệu cho thấy, hiện cả nước có 198 nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP của Tổ chức Y tế thế giới, 11 nhà máy đã đầu tư và đạt tiêu chuẩn của các nước tiên tiến như tiêu chuẩn của Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, PIC/S. Thuốc sản xuất trong nước đáp ứng đầy đủ 27 nhóm tác dụng dược lý theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới. Có 652 thuốc trong nước đã được công bố chứng minh tương đương sinh học so với thuốc biệt dược gốc, thuốc phát minh.

Cùng với đó, ngành y tế tăng cường đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ y tế và người dân với chủ đề “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”.

Đặc biệt, xác định chất lượng là yếu tố quyết định hiệu quả điều trị của người bệnh đồng thời là yếu tố quan trọng để đưa thuốc vào các cơ sở điều trị, Bộ Y tế đã tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp để đảm bảo chất lượng thuốc, như đẩy mạnh công tác tiền kiểm, hậu kiểm đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh, xử lý kịp thời các vi phạm về chất lượng để đảm bảo thuốc an toàn, hiệu quả đến tay người dân.

Ông Vũ Tuấn Cường, Cục trưởng Cục Quản lý dược – Bộ Y tế cho biết thêm:

“Chúng tôi đã thực hiện tiền kiểm và đẩy mạnh các hoạt động hậu kiểm. Hàng năm đã lấy trên dưới 40.000 mẫu thuốc trên thị trường để giám sát chất lượng. Nhờ như vậy mà tỉ lệ thuốc không đạt chất lượng ở Việt Nam trong những năm vừa qua ở mức rất thấp là dưới 2%. Đặc biệt là tỉ lệ thuốc giả dưới 0,1%. Đây là mức thấp nhất trong khu vực các nước Đông Nam Á”.

Theo số liệu thống kê từ Hãng Nghiên cứu thị trường IBM, quy mô thị trường dược phẩm Việt Nam năm 2018 lên tới gần 5,3 tỷ USD. Hãng này cũng dự báo, độ lớn thị trường sẽ lên tới con số 7,7 tỷ USD vào năm 2021 và đạt mức 16,1 tỷ USD cho tới năm 2026, với tỷ lệ tăng trưởng kép lên tới 11%.

Chi tiêu dành cho thuốc theo đầu người tại Việt Nam năm 2017 khoảng 56 USD, dự báo con số này sẽ tăng lên 85 USD vào năm 2020 và 163 USD trong năm 2025.  Với gần 200 doanh nghiệp sản xuất thuốc, hệ thống phân phối trên 40.000 cơ sở bán lẻ rộng khắp cả nước, cơ hội dành cho các doanh nghiệp dược trên “sân nhà” là không hề nhỏ.

Do đó, các doanh nghiệp cần nắm bắt thời cơ này, không ngừng nỗ lực áp dụng kỹ thuật - công nghệ cao, cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm thuốc, bảo đảm chất lượng và thẩm mỹ nhằm đạt mục tiêu mà đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” đặt ra: Đến năm 2020, tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước chiếm 22% ở tuyến Trung ương, 50% ở tuyến tỉnh và 75% ở tuyến huyện.

Tags:
Ý kiến của bạn
Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Nhiều tháng qua do ảnh hưởng của gió mùa nên thời tết khu vực miền Trung luôn trong tình trạng mưa kéo dài triền miên, khiến cho công tác thi công nền đường tại các dự án cao tốc Bắc – Nam qua khu vực này bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tiến độ bị đe dọa.

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Thành phố Hà Nội đang tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải đối với xe ba bánh tự sản xuất, lắp ráp có hành vi chở hàng cồng kềnh, gây mất an toàn giao thông.

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Khoảng 9 giờ sáng, tại ấp 6, người trẻ đã đi làm, chỉ còn thưa thớt người già chờ... nước từ thiện. Một chiếc “hầm” chứa nước mới được người dân thiết kế đào sáng nay. “Hầm” sâu 1 mét, dài 11 mét, rộng 3 mét, đủ chứa hơn 30 khối nước.

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Từ hôm qua, giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư đã mang vàng đi bán. Nhiều người lo ngại, nếu nắm giữ vàng lâu hơn nữa, trường hợp giá vàng hạ, mức lời sẽ không còn cao.

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Sức khỏe, sự an toàn của học sinh trong môi trường giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng hiện nay đang tồn tại một vấn đề cấp bách: tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế học đường, làm tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần và thể chất với học sinh.

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Hạn mặn là vấn đề được dự báo trước, thế nhưng các địa phương vẫn loay hoay trong công tác ứng phó, chủ động nguồn nước ngọt phục vụ cho dân sinh. Điều này đòi hỏi các địa phương cần phải có một kế hoạch lớn, dài hạn để thích ứng với tình trạng hạn hán hàng năm, không để người dân thiếu nước.

// //