Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Sớm kết nối các tuyến buýt với đường sắt đô thị

Phóng viên - 21/11/2019 | 5:10 (GTM + 7)

Trung tâm Điều hành giao thông đô thị Hà Nội đưa ra phương án điều chỉnh hàng chục tuyến buýt theo hướng kết nối với tuyến đường sắt đô thị. Các chuyên gia giao thông đánh giá việc điều chỉnh này là cần thiết, cần sớm triển khai thực hiện.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Hà Nội đưa ra phương án điều chỉnh hàng chục tuyến buýt theo hướng kết nối với tuyến đường sắt đô thị. Ảnh: Nhân Trần

Ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội cho biết, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có 12 ga, mỗi ga sẽ có nhiều tuyến buýt kết nối, giúp hành khách đi lại thuận tiện. Để kết nối thuận tiện với các ga đường sắt này, trung tâm bố trí 65 vị trí điểm dừng dọc lộ trình tuyến.

Trong đó, có bổ sung 17 điểm, di chuyển 9 điểm với cự ly các điểm dừng khoảng 400m.

“Nguyên tắc kết nối của chúng ta là giảm thiểu các tuyến song trùng dọc tuyến, điều chỉnh các tuyến hoạt động ở khu vực lân cận để kết nối trực tiếp với các nhà ga dọc tuyến và kết nối hai điểm đầu cuối tại ga Yên Nghĩa và ga Cát Linh. Với nguyên tắc này thì trên 40 tuyến buýt đã được tổ chức lại để cho việc đi lại của các hành khách ở các khu vực khác nhau trong thành phố có thể kết nối với hành lang đường sắt này".

Để hành khách dễ dàng tiếp cận các nhà ga, trên dọc hành trình của tuyến đường sắt đô thị số 2A, Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị cũng lên phương án kết nối các tuyến buýt với đường sắt đô thị.

Cụ thể, sẽ lắp đặt các điểm dừng xe buýt sát chân cầu thang lên nhà ga đường sắt đô thị, tổ chức các điểm trông giữ xe đạp, xe máy tại khu vực lân cận các nhà ga, nhà chờ tạo thuận lợi cho hành khách gửi xe cá nhân để chuyển sang phương tiện công cộng…

Theo ông Nguyễn Hoàng Hải, phương án điều chỉnh các tuyến buýt kết nối với tuyến đường sắt đô thị đã được thành phố phê duyệt và khi đường sắt đô thị bắt đầu hoạt động sẽ tiến hành chuyển đổi dần các tuyến buýt theo phương án này.

Đánh giá về việc điều chỉnh hàng chục tuyến buýt theo hướng kết nối với tuyến đường sắt đô thị, ông Vũ Anh Tuấn – Phó trưởng Bộ môn Quy hoạch và quản lý GTVT, Đại học GTVT cho rằng, việc điều chỉnh hệ thống mạng lưới xe buýt để kết nối với các tuyến đường sắt đô thị là yếu tố bắt buộc để nâng cao khả năng vận hành của hệ thống vận tải công cộng nói chung, trong đó kết nối là mấu chốt để tạo nên thành công và hiệu quả của hệ thống.

Theo ông Vũ Anh Tuấn, khi tuyến đường sắt đô thị đi vào hoạt động thì bắt buộc hệ thống xe buýt, đặc biệt là những tuyến hiện nay đang có lộ trình trùng hoặc gần với tuyến đường sắt đô thị, sẽ phải “nắn chỉnh” để trở thành những tuyến buýt hỗ trợ trên hành lang của đường sắt đô thị. Ngược lại những khu vực xa đường sắt đô thị, khó tiếp cận hơn thì nơi đó buýt vẫn hoạt động với vai trò chủ đạo vừa gom khách đến các tuyến đường sắt đô thị gần nhất vừa hỗ trợ hành khách tiếp cận với hệ thống vận tải công cộng.

Bên cạnh đó, ông Vũ Anh Tuấn cũng đề xuất để đảm bảo tính hiệu quả, lâu dài và tối ưu hóa trong điều chỉnh mạng lưới, cần phải có một mô hình giao thông về các tuyến vận tải công cộng để đánh giá.

“Với cách làm hiện nay, chúng ta vẫn điều chỉnh theo những nguyên tắc và những kinh nghiệm thực tế. Với những nguyên tắc và kinh nghiệm đó thì trong điều kiện vận hành thực tiễn sau này nó sẽ chưa đảm bảo phát huy được hiệu quả tối đa cho hệ thống. Và chúng ta phải có những công cụ hiện đại hơn, mô hình giao thông để đánh giá. Mô hình sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa được hệ thống mạng lưới và điều chỉnh biểu đồ hoạt động của các phương tiện trên các tuyến cho phù hợp”.

việc điều chỉnh hệ thống mạng lưới xe buýt để kết nối với các tuyến đường sắt đô thị là yếu tố bắt buộc để nâng cao khả năng vận hành của hệ thống vận tải công cộng
Việc điều chỉnh hệ thống mạng lưới xe buýt để kết nối với các tuyến đường sắt đô thị là yếu tố bắt buộc để nâng cao khả năng vận hành của hệ thống vận tải công cộng. Ảnh: Nhân Trần

Liên quan đến vấn đề này, ông Bùi Danh Liên - Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng, việc tổ chức kết nối buýt theo phương án sẽ tạo điều kiện kết nối cho hành khách từ các nhà ga tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đến các vị trí khác nhau trong thành phố, cũng như giúp giảm thiểu sử dụng phương tiện cá nhân, xe buýt vào từ cửa ngõ Tây Nam thành phố từ đó giảm áp lực giao thông.

“Xe buýt phải trở thành phương tiện gom khách đưa đến các tuyến đường sắt trên cao để đảm bảo số lượng hành khách đi và đến. Tôi lấy ví dụ như ở Singapore, cứ 2 phút có một chuyến đường sắt trên cao, lượng khách đi và về rất lớn. Chỉ có xe buýt mới có thể kết nối tuyến đường sắt trên cao với các khu dân cư để giải tỏa khách”.

Bên cạnh đó, ông Bùi Danh Liên cũng cho rằng đơn vị chức năng cần lưu ý vấn đề cơ sở hạ tầng để người dân có thể tiếp cận nhanh nhất, thuận tiện nhất; xây dựng nhà ga đủ rộng để xe buýt ra vào đón khách; quãng đường và mật độ xe buýt cũng phải có sự điều chỉnh phù hợp.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hiện đại hóa hệ thống phương tiện cấp cứu tai nạn giao thông

Hiện đại hóa hệ thống phương tiện cấp cứu tai nạn giao thông

Theo kết quả nghiên cứu của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, có tới 51% nạn nhân tai nạn giao thông không được sơ cứu trước khi đến bệnh viện, chỉ có 10,5% nạn nhân được nhân viên y tế sơ cứu và chỉ có 1/3 nạn nhân được vận chuyển bằng xe cứu thương.

Thu nhập 2 vợ chồng dưới 15 triệu/tháng mới được mua nhà ở xã hội?

Thu nhập 2 vợ chồng dưới 15 triệu/tháng mới được mua nhà ở xã hội?

Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Ngoài các tiêu chí về việc chưa có nhà ở hoặc nhà ở có diện tích dưới 15m2 sàn/người, để được mua thì mức thu nhập bình quân hàng tháng của người đứng đơn và vợ hoặc chồng của người đó không quá 15 triệu/tháng.

TP.HCM: Thêm gần 300 điểm xe đạp công cộng, đặc biệt là tại các tuyến Metro

TP.HCM: Thêm gần 300 điểm xe đạp công cộng, đặc biệt là tại các tuyến Metro

Sau hơn 2 năm đưa vào hoạt động, dịch vụ xe đạp công cộng ở TP.HCM đã nhận được sự ủng hộ tích cực từ người dân. Dự kiến trong thời gian tới, dịch vụ này sẽ tiếp tục được nhân rộng ra nhiều địa bàn ở thành phố. Trong đó có nhiều điểm tại tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Khi xe ba gác, xe giả thương binh thành hung thần giao thông

Khi xe ba gác, xe giả thương binh thành hung thần giao thông

Hiện nay, trên địa bàn TP.Hà Nội có hàng ngàn xe ba bánh gắn mác “thương binh” hay xe tự chế vẫn ngày đêm hoạt động gây mất an toàn giao thông. Dù đã có quy định, thế nhưng các hung thần đường phố này vẫn chưa được xử lý dứt điểm, mặc cho nhiều vụ TNGT thương tâm do các xe này gây ra.

“Nóng” vấn đề ép mua bảo hiểm

“Nóng” vấn đề ép mua bảo hiểm

Sáng nay (18/3), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn với lĩnh vực tài chính. Nội dung được nhiều đại biểu đặt câu hỏi nhất là về công tác quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.

Quốc hội chất vấn nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, bảo hiểm nhân thọ

Quốc hội chất vấn nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, bảo hiểm nhân thọ

Sáng nay (18/3), Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc về nhiều lĩnh vực đang được quan tâm. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, đến nay chưa triển khai được các loại hình đặt cược về bóng đá, đua ngựa, đua chó.

Hoang mang vì đèn tín hiệu giao thông

Hoang mang vì đèn tín hiệu giao thông

Gần 3 tháng nay, trên tuyến Quốc lộ 1, đoạn gần cầu Rạch Chiếc, hướng từ thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang đến thành phố Cần Thơ xuất hiện một trụ đèn tín hiệu giao thông ở vị trí chỉ một con đường thẳng. Chính điều này đã khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu.

// //