Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Phòng ngừa ô nhiễm môi trường từ những sự cố đâm va, chìm tàu

Phóng viên - 28/01/2020 | 9:09 (GTM + 7)

Đến đầu năm 2020, dù tình trạng ô nhiễm dầu tràn từ sự cố chìm tàu đã được xử lý triệt để, song việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ven sông vẫn tạm ngưng, thậm chí nhiều hộ đã phải di dời đi nơi khác để tính kế sinh nhai...

Dù nồng độ dầu trong nước chỉ 0,1mg/l  cũng có thể gây chết các loài sinh vật phù du, gây ảnh hưởng lớn đến cá non và các sinh vật khác
Dù nồng độ dầu trong nước chỉ 0,1mg/l cũng có thể gây chết các loài sinh vật phù du, gây ảnh hưởng lớn đến cá non và các sinh vật khác

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Trở lại khu vực hạ lưu sông Lòng Tàu nhiều ngày sau khi xảy ra sự cố chìm tàu Vietsun Integrity cùng 293 container hàng hóa thuộc huyện Cần Giờ,TP. Hồ Chí Minh, Phóng viên VOVGT ghi nhận, dù luồng lạch đã được khai thông, dầu tràn cũng đã được thu gom, xử lý, nhưng “dư chấn” của nó vẫn còn ảnh hưởng đến người dân nơi đây:

"Tôi chạy ra thì thấy dầu trôi đầy sông hết. Nó lan rộng trong khoảng 1 tiếng đồng hồ".

"Tôi cũng lo, vì dân ở nơi đây họ nuôi tôm không à, nhờ có đài phát thanh thông báo thì mình cũng chuẩn bị nhưng không biết có ảnh hưởng hay không thì chưa biết".

"Dầu loang như vậy thì tôm cá sẽ mất hết cái nguồn thủy sản trong nước".

Trong lần trực tiếp cùng phóng viên VOVGT thị sát hiện trường vào những ngày cuối năm 2019, ông Nguyễn Xuân Sang, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam tự tin khẳng định:

"Chỉ sau 2 tiếng thì lực lượng ứng cứu sự cố tràn dầu đã có mặt tại hiện trường để triển khai quây phao, thì có một lượng nhỏ dầu tràn ra và đã được thu gom toàn bộ, thì có thể khẳng định đã đảm bảo tuyệt đối về mặt môi trường".

Đến đầu năm 2020, dù tình trạng ô nhiễm dầu tràn từ sự cố chìm tàu đã được xử lý triệt để, song việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ven sông vẫn tạm ngưng, thậm chí nhiều hộ đã phải di dời đi nơi khác để tính kế sinh nhai.

Mức độ an toàn của việc việc xử lý sự cố này cũng được ông Nguyễn Đăng Toàn, Tổng giám đốc công ty Tân Cảng Sài Gòn – đơn vị trực tiếp xử lý sự cố khẳng định,  nhờ độ tin cậy về chuyên môn của Tân Cảng :

"Tân Cảng Sài Gòn có một lực lượng chuyên làm công tác cứu hộ cứu nạn trên biển. Trong nhiều năm qua chúng tôi đã phối hợp chặc chẽ với Ủy ban tìm kiếm cứu nạn quốc gia, cũng như với Cảng vụ hàng hải thành phố Hồ Chí Minh trong việc tham gia xử lý cứu hộ cứu nạn các vụ tai nạn hàng hải trên biển và trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh".

Tuy vậy, các nhà nghiên cứu cho hay, dù nồng độ dầu trong nước chỉ 0,1mg/l  cũng có thể gây chết các loài sinh vật phù du, gây ảnh hưởng lớn đến cá non và các sinh vật khác.

Do đó, sau khi sự cố tràn dầu xảy ra, mặc dù các cơ quan đơn vị đã rất tích cực, khẩn trương và làm hết sức mình, nhưngngười dân vẫn không tránh khỏi lo ngại về những ảnh hưởng lâu dài tới môi sinh cũng như nguồn sống của họ.

Không phải đến khi sự cố xảy ra, vấn đề ứng phó xử lý mới được bàn tới. Đã có khá nhiều văn bản chỉ đạo của Chính Phủ và các bộ ngành liên quan được ban hành để quy định và hướng dẫn thực hiện công tác này.

Cụ thể, Đại tá Nguyễn Sơn Định, Trưởng phòng ứng phó sự cố tràn dầu, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã Ban hành như Quyết định quy định chi tiết về trách nhiệm xây dựng, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu các cấp (năm 2013).

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã ban hành Thông tư quy định quy trình khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển. Đặc biệt, Nhà nước đã có thành lập 3 trung tâm ở Bắc - Trung – Nam để ứng phó xử lý sự cố tràn dầu:

"Chúng ta đủ khả năng xử lý sự cố tràn dầu cấp quốc gia ở mức trên 500 tấn. 3 trung tâm xử lý sự cố tràn dầu ở Bắc- Trung- Nam của chúng tôi có thể chịu được sóng cấp 8, cấp 10, các bộ phận chắn đầu, có các trang thiết bị bơm hút. Ngoài ra, mỗi trung tâm có 5.000-10.000kg chất phân tán trong việc xử lý sự cố tràn dầu".

Từ năm 1992 đến nay có 190 sự cố tràn dầu xảy ra ở nước ta, và Việt Nam là một trong ba quốc gia (cùng với Trung Quốc và Hoa Kỳ) có số lượng sự cố tràn dầu nhiều nhất trong số 39 quốc gia được thống kê.
Từ năm 1992 đến nay có 190 sự cố tràn dầu xảy ra ở nước ta, và Việt Nam là một trong ba quốc gia (cùng với Trung Quốc và Hoa Kỳ) có số lượng sự cố tràn dầu nhiều nhất trong số 39 quốc gia được thống kê

Tuy vậy, việc liên tiếp xảy ra các sự cố tàu thuyền trên biển trong một thời gian ngắn cũng khiến dư luận không khỏi lo ngại: Sau sự cố chìm tàu trên sông Lòng Tàu, mới đây, tàu Nordana Sophia của Thái Lan rời cảng từ Hồng Kông đến Cảng Sơn Dương thì gặp sự cố trên biển Hà Tĩnh. Ngay đầu tháng 12/2019, khoảng 25 tấn dầu DO trên tàu Toàn Phát 68 bị chìm tại vùng biển Quy Nhơn (tỉnh Bình Định).

Theo thống kê của cơ quan chức năng, từ năm 1992 đến nay có 190 sự cố tràn dầu xảy ra ở nước ta, và Việt Nam là một trong ba quốc gia (cùng với Trung Quốc và Hoa Kỳ) có số lượng sự cố tràn dầu nhiều nhất trong số 39 quốc gia được thống kê.

Nói về nguyên nhân của các sự cố tràn dầutrên luồng hàng hải, đường thủy, ông Lê Đại Thắng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát tài nguyên và Bảo vệ môi trường biển, hải đảo, thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho rằng, nguyên nhân phổ biến là do tai nạn tàu thuyề, đâm va, như trường hợp sự cố trên sông Lòng Tàu (TP.HCM), hay ở Sơn Dương (Hà Tĩnh).

Ngoài ra còn có một loại sự cố không rõ nguyên nhân, chẳng hạn như việc phát hiện dầu vón cục dạt vào bờ ở Núi Thành (Quảng Nam) năm 2017, ở Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2015 hoặc ở huyện Vĩnh Linh, đảo Cồn Cỏ... Theo ông Thắng, quá trình thu gom, vận tải, xử lí dầu thải có những yêu cầu rất đặc biệt và đòi hỏi khắt khe, bởi đây là chất thải nguy hại:

"Đối với các sự cố rõ nguyên nhân, biết nguồn gốc sẽ có những thuận lợi nhất định về hướng xử lí. Nhưng những trường hợp không rõ nguyên nhân là một bài toán rất khó mà chúng ta đã gặp phải như ở Vũng Tàu, Quảng Trị, Quảng Nam".

Ngoài khó khăn trong việc xác định nguyên nhân sự cố, thì hệ thống các quy định về trách nhiệm trong việc phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu cũng còn nhiều bất cập.

Cụ thể, Bộ Luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 quy định về việc: tàu biển, cảng biển mới, phải đáp ứng đầy đủ các quy định về khắc phục sự cố tràn dầu. Luật Giao thông đường thủy năm 2014 cũng đề cập một số nội dung về sự cố tràn dầu trong mảng quy định liên quan đến các phương tiện đường thủy nội địa.

Tuy nhiên, Ông Lê Đại Thắng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát tài nguyên và Bảo vệ môi trường biển, hải đảo, thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Namcho rằng, việc có quá nhiều cơ quan quản lý nhà nước cùng tham gia công tác này vừa gây chồng chéo, lại vừa tạo nên những khoảng trống về trách nhiệm, gây trở ngại đối với quá trình khắc phục hậu quả các sự cố tràn dầu:

"Do có quá nhiều văn bản nó liên quan và điều chỉnh đến cái ứng phó sự cố tràn dầu này nên thực sự còn có những sự không thống nhất thì nó cũng gây ra câu chuyện chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, tiến đến là sự phối hợp của các bên cũng rất khó. Các bên cũng không biết thẩm quyền, vai trò của mình trong tình huống đó đến mức như thế nào, vai trò là phối hợp hay chủ trì..."

Từ thực tiễn xử lý 99 sự cố tràn dầu tính đến tháng 11/2019, ông Phạm Văn Sơn, Tổng Thư ký Hội bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam cho biết, khi sự cố tràn dầu xảy ra, các doanh nghiệp rất lúng túng trong ứng phó, không khẩn trương kiểm soát được ô nhiễm khiến dầu tràn loang rộng, gây hậu quả nghiêm trọng.

Điều đáng nói,một số sự cố lại xảy ra đối với chính các doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch ứng phó, đã mua sắm trang thiết bị, đã tổ chức diễn tập, và đã có kết luận “diễn tập thành công tốt đẹp”.

Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này, theo ông Sơn, đó là  do nhận thức của doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp chủ quan cho rằng sự cố tràn dầu rất ít khi xảy ra, thậm chí xác xuất gần như bằng 0. Hơn nữa, họ chỉ “đong đo” cái lợi trước mắt, chỉ thấy mất tiền đầu tư mà không có lợi trực tiếp bằng doanh thu, nên không quan tâm:

"Chúng tôi cũng thấy nhiều tỉnh xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được 5 năm, thậm chí 8 năm rồi nhưng kế hoạch đó vẫn nằm trong tủ hồ sơ. Khi xảy ra sự cố không triển khai ứng phó được do không đầu tư trang thiết bị theo kế hoạch đã được phê duyệt".

Cần chú trọng công tác phòng ngừa để giảm đến mức thấp nhất các sự cố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Cần chú trọng công tác phòng ngừa để giảm đến mức thấp nhất các sự cố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Chính vì nhận thức đó,một số doanh nghiệp coi việc xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu như một thủ tục hành chính, đầu tư trang thiết bị theo kiểu đối phó, càng rẻ càng tốt, không cần biết thiết bị đó có hữu dụng hay không. Diễn tập thì luôn chọn tình huống nước thủy triều “nhẹ nhàng” nhất, và kịch bản sự cố đã được ấn định sẵn từ hàng tháng trước, nên gần như diễn tập không có giá trị. 

Sự chủ quan và thiếu quan tâm đối với công tác phòng ngừa, ứng phó với các sự cố tràn dầu không chỉ là chuyện của cấp cơ sở mà xảy ra cả cấp tỉnh, thành. Dẫn chứng từ sự cố tràn dầu từ tàu Nordana Sophia, ông Phạm Hữu Tình, Chi cục trưởng Chi cục Biển, Hải đảo và Tài nguyên nước tỉnh Hà Tĩnh cho biết, công tác triển khai kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cấp khu vực thực tế đã gặp nhiều khó khăn, do tỉnh vẫn chưa thành lập được Ban Chỉ huy ứng phó sự cố tràn dầu cấp tỉnh; chưa phê duyệt được kế hoạch mua sắm trang thiết bị:

"Vừa qua việc này chưa được giao đúng theo quy định nên khó khăn trong việc huy động lực lượng, phương tiện. Thời tiết vừa qua tại vùng biển Vũng Áng diễn biến rất xấu nên triển khai công tác ứng phó sự cố tràn dầu và các công việc khác nhằm khắc phục sự cố tàu chìm gặp nhiều khó khăn. Đối với sự cố tàu Nordana Sophia xảy ra vào mùa bão lũ, nên khó khăn trong tiếp cận, xử lý sự cố".

Với 190 sự cố tràn dầu xảy ra ở nước ta từ năm 1992 đến nay, và liên tiếp 3 sự cố chỉ trong mấy tháng cuối năm 2019, cho thấy những thách thức rất lớn đặt ra cho Việt Nam trong công tác phòng ngừa và khắc phục hậu quả về môi trường do sự cố đâm va, chìm tàu trên luồng hàng hải, đường thủy.

Ngoài việc hoàn thiện các quy định pháp luật, ngoài sự thay đổi cần có về nhận thức và mức độ quan tâm đầu tư cho công tác này, thì cũng rất cần một cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước với doanh nghiệp và địa phương để ứng phó kịp thời, hiệu quả khi sự cố xảy ra. Song điều quan trọng nhất vẫn là công tác phòng ngừa để giảm đến mức thấp nhất các sự cố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường./.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //