Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Phát triển giao thông đường thuỷ, giảm vấn nạn tắc đường

Phóng viên - 09/09/2019 | 16:15 (GTM + 7)

Mới đây, ứng dụng gọi xe Uber công bố kế hoạch mở taxi trên sông tại thành phố lớn nhất và là thủ đô thương mại của Nigeria – Lagos. Kế hoạch này tiếp nối dự án taxi trên sông mà Uber đã triển khai tại Mumbai (Ấn Độ) hồi năm ngoái; mở ra triển vọng giải q

Ảnh minh họa

Lagos, thành phố lớn nhất khu vực hạ Sahara, Châu Phi với 22 triệu dân nổi tiếng tắc đường. Người dân thường mất hàng giờ vì mắc kẹt giữa “biển” xe cộ, một phần do giao thông công cộng kém hiệu quả. 

Trong khi đó, khoảng 25% diện tích thành phố này là sông, hồ; do đó, việc di chuyển trên sông là một lựa chọn giao thông khả quan. Nhưng vài năm trở lại đây mới bắt đầu được khai thác. 

Anh Adris Anjorin, một doanh nhân tại Ikorodu, thường phải mất 3 tiếng đi ô tô nếu muốn di chuyển tới Ikoyi - khu vực kinh doanh chính của Lagos vì tắc nghẽn giao thông:

“Tôi rời nhà từ 4 giờ 30 sáng mà đường phố lúc đó đã chật ních, mất khoảng vài tiếng đồng hồ lái xe đi làm. Cuối ngày, tầm 10-11 giờ đêm, tôi mới về đến nhà”

Nay, với tàu cao tốc trên sông, thời gian đi làm của anh Adris Anjorin giảm xuống chỉ còn 30 phút. 

Giám đốc kinh doanh Brooks Entwistle cho biết: Uber đang đàm phán với chính quyền thành phố Lagos cùng các cơ quan quản lý để bắt đầu khởi động dịch vụ UberBoats trên sông. Ông chia sẻ: “Chúng tôi biết cải thiện giao thông tại Lagos là ưu tiên hàng đầu và Uber hoàn toàn có thể giúp đỡ chính quyền. Hiện tại, hãng đang thương thảo với các cơ quan chức năng liên quan”.

Trước Nigeria, Uber đã có kinh nghiệm khai thác vận tải đường thuỷ tại nhiều thành phố và quốc gia như Croatia, Thổ Nhĩ Kỳ; khai thác một số dịch vụ  theo thời vụ tại thành phố Baltimore, Boston, Cario, Kiev, trong thời gian diễn ra liên hoan phim Cannes ở Pháp và mới nhất là Uber Boat tại thành phố Mumbai (Ấn Độ). 

Uber Boat tại thành phố tài chính Mumbai của Ấn Độ hoạt động từ năm ngoái. Khách hàng có thể đặt tàu để di chuyển qua lại 3 điểm trong thành phố; nhưng chỉ nhận đặt toàn bộ tàu chứ không đặt chỗ từng ghế riêng lẻ. Tàu được đưa vào sử dụng là tàu cao tốc, được chia làm 2 loại với hai mức giá khác nhau. Tàu bé 6-8 chỗ có giá 80 USD, tàu lớn hơn có thể chở 10 khách có giá 132 USD.

Với tàu cao tốc trên sông, người dân Lagos kỳ vọng có thể tránh được vấn nạn tắc đường, vốn là bài toán nan giải của thành phố

Uber cam kết trên tất cả taxi trên sông đều có phao cứu sinh, số điện thoại khẩn cấp cùng hướng dẫn an toàn để hạn chế rủi ro.
Với Lagos, Uber không phải công ty đầu tiên khai thác các dịch vụ vận tải trên sông. Hiện đã có một công ty đặt trụ ở Estonia cũng đang đàm phán với giới chức để đưa dịch vụ taxi trên sông vào hoạt động. Những dự án này phù hợp với chiến lược từ năm 2017 của chính quyền thành phố Lagos đó là tìm kiếm một hình thức vận tải mới để hạn chế tắc đường trên bộ.

Một trong những lý do khiến vận tải trên sông chưa thể phát triển mạnh đó là do thiếu quỹ đầu tư, chi phí vận hành cao và thiếu hỗ trợ từ chính quyền. Cơ quan đường thuỷ Lagos (LASWA) cho biết, họ sẽ sớm nạo vét các con sông để cải thiện an toàn cho các phương tiện di chuyển; Đồng thời nâng cao nhận thức về việc sử dụng áo phao cứu sinh, tăng chế tài xử phạt đối với các công ty vận tải hành khách đường thuỷ thiếu an toàn, coi thường tính mạng con người hạn chế tối đa rủi ro.

Thống đốc thành phố Lagos Akinwunmi Ambode đặt mục tiêu, nếu thành công, kế hoạch này có thể chuyển hướng ít nhất 2 triệu người đang di chuyển trên bộ xuống đường thuỷ mỗi ngày từ đó giao thông sẽ giảm tắc nghẽn.

Chiến lược phát triển vận tải công cộng đường thuỷ để giảm tải cho đường bộ nghe khá quen thuộc. Bởi từ năm 2017, thành phố Hồ Chí Minh đưa vào sử dụng tuyến buýt đường sông số 1. Tuy nhiên, sau 1 thời gian hoạt động, tuyến buýt này hiện chỉ phục vụ tham quan, du lịch chứ chưa thể hiện chức năng vận tải công cộng do giá vé còn cao; ít tàu và tuyến nên gây bất tiện cho người sử dụng. 

Chị Lê Mỹ Thùy, ở tại Thủ Đức, đi làm tận Quận 7 cho biết hằng ngày chị đi tuyến buýt sông số 1 đến bến Bạch Đằng rồi đón xe ôm đi tiếp. Thế nhưng, buổi tối chị hay phải đi buýt đường bộ. Chị Thuỳ chia sẻ:
 

"Thấy phương tiện cũng thoáng, thoải mái. Không chen chúc, tốc độ đi ổn định, không kẹt xe. Nhưng năng suất cũng hơi thấp nên giảm tải cho giao thông đường bộ chắc là chưa. Nhưng mà để du lịch thì rất tốt, có rất nhiều người chọn buýt thủy để tham quan, du lịch, nhìn thành phố từ view sông"

Với hơn 110 tuyến sông, kênh rạch, 1000km đường sông bao quanh, chắc chắn giao thông thủy TP.HCM sẽ giảm tải hiệu quả cho giao thông đường bộ nếu phát triển đúng mức. Tuy nhiên, rút kinh nghiệm từ thực tế vận hành tuyến buýt số  1; các nhà quản lý và các nhà đầu tư cần phải có một chính sách hỗ trợ, kế hoạch phát triển và kết nối với các loại hình vận tải công cộng đường bộ khác.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Những năm gần đây, lòng sông Hồng bị xói mòn. Việc hạ thấp lòng dẫn vùng hạ du sông Hồng đang tác động rất lớn đến khả năng lấy nước của tất cả các hệ thống thủy lợi.

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền Hỏa Thần là di tích đầu tiên tại Việt Nam thờ Thần Lửa. Cho đến ngày nay, nơi đây vẫn là địa điểm tâm linh đặc biệt thờ Thần Hỏa của người Hà Nội, cũng như du khách thập phương.

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Là tuyến đường huyết mạch đi qua địa bàn TP Thủ Đức (TPHCM), nhưng Võ Văn Ngân cũng được biết đến là “điểm nóng” ngập nước. Sau 3 năm thi công, dự án nâng cấp hệ thống thoát nước chống ngập ở đoạn đường dài 2,5km với tổng số vốn đầu tư gần 250 tỷ đồng này vẫn chưa hoàn thành.

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Ở Sài Gòn – TP.HCM, hơn 4 thập kỷ qua, có một người phụ nữ đã tiếp thêm sức sống, gìn giữ “những chất âm ngày cũ” giữa Sài Gòn sôi động, hào hoa; bằng nghề mua bán và sửa chữa máy cassette.

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Dù Bộ GTVT đã ban hành nhiều quy định đối với xe hoán cải, song với sự ra đời ngày càng nhiều xe nhà ở di động ngày càng đặt ra yêu cầu đối với cơ quan chức năng để quản lý riêng loại hình phương tiện này.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

// //