Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Ô nhiễm sông hồ Hà Nội: Cần nhiều hơn những giải pháp thực tiễn

Phóng viên - 12/03/2019 | 0:00 (GTM + 7)

VOVGT - Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã nghiên cứu chế tạo và lắp đặt thử nghiệm thiết bị tách dầu mỡ tại khoảng 30 nhà hàng và trung tâm sửa chữa xe.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Các sông, hồ Hà Nội đều có tình trạng ô nhiễm dầu mỡ vượt quá quy chuẩn 2-3 lần

Theo khảo sát về chất lượng nước trên 4 sông: Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét và 13 hồ điều hòa cho thấy, các sông, hồ Hà Nội đều có tình trạng ô nhiễm dầu mỡ vượt quá quy chuẩn 2-3 lần.

Nguyên nhân do hiện trên địa bàn TP Hà Nội có hàng nghìn nhà hàng, khách sạn, các tòa nhà hỗn hợp thương mại, bếp ăn của các cơ quan, trường học, cơ sở chế biến thực phẩm, lò giết mổ, trạm xăng dầu, cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng xe cơ giới... hàng ngày xả thải có chứa dầu mỡ ra hệ thống thoát nước chung của thành phố, gây hiện tượng tắc nghẽn các đường ống thoát nước và ô nhiễm môi trường nước của các sông, hồ.

>>> Hà Nội: Tách dầu mỡ khỏi nước thải để cứu sông hồ

Một số người dân sống ven sông Tô Lịch và hồ Bảy Mẫu nêu quan điểm: 

“Sông Tô Lịch được TP và nhà nước mình xử lý rất lâu rồi nhưng môi trường nước vẫn cứ bị ô nhiễm, chât thải thì đen xì mà không hiểu tại sao thành phố lại đầu tư bao nhiêu tiền của vào đây. Trừ các hồ lớn được còn bất cứ dòng sông chảy trong của Tp.Hà Nội đều bị ô nhiễm như vậy”.

“Tình trạng ô nhiễm khá lâu rồi, lúc nào nó cũng như thế này, chẳng có gì thay đổi, chắc từ quá lâu rồi nên nó chẳng thể khắc phục được, như bây giờ đứng đây mùi hôi thối bốc lên rất là nặng. Đợt trước, mưa xuống tất cả chai lọ, vỏ lon nước nổi lên, bây giờ nhìn thấy nước đang đen xì luôn”.

“Đấy cậu cứ nhìn xem nước có phải là màu nước nữa không. Tôi sống ở đây mấy chục năm nay rồi, ô nhiễm, nhiễm khuẩn nặng. Từ nước ăn cho đến các vệ sinh, các nhà dân đối diện người ta làm không có bể phốt rồi tương thẳng ra mương luôn. Ô nhiễm nặng, người lớn còn cảm thấy không thở nổi chứ nói gì đến trẻ con, nhất là các cháu mới sinh thì chắc chắn không chịu nổi”.

“Ô nhiễm lắm, chủ yếu do các nhà dân quanh đây thải ra và các cống rãnh họ thải trực tiếp ra. Nước bẩn quá bốc mùi hôi thối lên, nắng lên thì hôi lắm. Chúng tôi ở đây nhưng cũng chưa thấy Ban quản lý nào xử lý, nhiều năm vẫn còn như thế này thôi”.

Trước thực trạng này, Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội đã nghiên cứu thiết kế, chế tạo và lắp đặt thử nghiệm thiết bị tách dầu mỡ tại khoảng 30 nhà hàng và trung tâm sửa chữa, bảo dưỡng xe.

Trao đổi với phóng viên, ông Phan Hoàng Minh - Phó Tổng Giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội chia sẻ về kết quả bước đầu của việc thí điểm:

“Kết quả, các cơ quan chuyên môn của thành phố đánh giá việc tách dầu mỡ trước khi xả ra bên ngoài là rất cần thiết. Thiết bị tách dầu mỡ của chúng tôi có khả năng loại bỏ, xử lý dầu mỡ thải với hiệu suất rất cao và thân thiện với môi trường. Đây cũng là cơ sở để các Sở ban ngành báo cáo UBND TP ban hành văn bản chỉ đạo việc triển khai ứng dụng nhân rộng lắp đặt thiết bị tách dầu mỡ của công ty trên địa bàn Hà Nội”.

Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội đã nghiên cứu thiết kế, cế tạo và lắp đặt thử nghiệm thiết bị tách dầu mỡ 

Đáng chú ý, đại diện Công ty Thoát nước Hà Nội cho biết một thống kê giật mình: Chỉ tính riêng trong 1 tháng, tại một cơ sở kinh doanh bia với quy mô 100 khách/ngày, sau khi lắp đặt thiết bị tách dầu mỡ, đã cho ra đến 500kg dầu mỡ. Con số này cho thấy sự cần thiết của thiết bị tách dầu mỡ tại nguồn xả thải nhằm bảo vệ các dòng chảy, sông hồ ở Hà Nội.

Đề cập khả năng nhân rộng thiết bị tách dầu mỡ, ông Phan Hoàng Minh khẳng định cần có sự đồng thuận của người dân, hộ gia đình, hộ kinh doanh, đồng thời cơ quan chức năng cũng phải tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử phạt, thậm chí dừng hoạt động các cơ sở gây ô nhiễm; có phương án quản lý nước thải chứa nhiều dầu mỡ, hoàn thiện công tác nội địa hóa thiết bị để hạ giá thành một cách hợp lý.

Ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam cho rằng, việc tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân trong việc bảo vệ nguồn nước, hệ thống sông, hồ đóng vai trò quyết định. Dù làm đường ống thoát nước to bao nhiêu, mà người dân vẫn vứt rác, bao ni lông thì tắc nghẽn đường ống, ngập úng vẫn sẽ xảy ra. Bên cạnh đó, kinh phí đầu tư cho hạ tầng thoát nước, các giải pháp kỹ thuật cho từng vấn đề trong từng giai đoạn cần phải được quan tâm thích đáng và thực hiện quyết liệt từ chính chính quyền Thủ đô.

Ông Trần Ngọc Chính nói:

“Cái khó khăn nhất là nguồn vốn để xây dựng hệ thống cống thu, và nhà máy xử lý nước. Không chỉ là xử lý nước, mà còn là xử lý rác thải. Vì người dân thấy sông hồ là họ vứt ra, nếu không xử lý rác thải tốt và tiện. Đây là những việc chúng ta nhìn thấy và cần giải quyết”.

Nói thêm về những dự án đang được triển khai để giảm ô nhiễm sông hồ ở Hà Nội, Phó Tổng Giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội Phan Hoàng Minh cho biết:

“Hiện nay, Công ty Thoát nước Hà Nội đang xây dựng kế hoạch phối hợp với các cơ quan như Sở TNMT, Sở Xây dựng, Cảnh sát môi trường, chính quyền các Quận, huyện, phường, xã để khảo sát, kiểm tra công tác sản xuất – kinh doanh – dịch vụ; xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý nước thải, nghiên cứu áp dụng những công nghệ mới tiên tiến để xử lý nước mặt hồ nội thành bằng chế phẩm Redoxy 3C, bổ cập nước sông hồ như Hồ Tây, sông Tô Lịch... để từng bước giảm ô nhiễm, hạn chế úng ngập cho Hà Nội”.

Bên cạnh việc áp dụng thí điểm thiết bị tách dầu, mỡ, xử lý chất thải tại nguồn xả thải, tháng 1/2019 vừa qua, Hà Nội đã công bố hợp đồng thi công gói thầu 1 thuộc Dự án trọng điểm xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Yên Xá với công suất 270.000 m3/ngày đêm. Dự án được kỳ vọng làm "sống lại" các con sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và một phần sông Nhuệ với tổng chiều dài các loại cống khoảng trên 52km. Tuy nhiên, để thực sự “giải cứu” hệ thống sông hồ trên địa bàn Hà Nội, rất cần sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền thành phố cũng như sự phối hợp tích cực của các cơ quan ban ngành và người dân thủ đô. 

Tags:
Ý kiến của bạn
Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Nhiều tháng qua do ảnh hưởng của gió mùa nên thời tết khu vực miền Trung luôn trong tình trạng mưa kéo dài triền miên, khiến cho công tác thi công nền đường tại các dự án cao tốc Bắc – Nam qua khu vực này bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tiến độ bị đe dọa.

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Thành phố Hà Nội đang tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải đối với xe ba bánh tự sản xuất, lắp ráp có hành vi chở hàng cồng kềnh, gây mất an toàn giao thông.

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Khoảng 9 giờ sáng, tại ấp 6, người trẻ đã đi làm, chỉ còn thưa thớt người già chờ... nước từ thiện. Một chiếc “hầm” chứa nước mới được người dân thiết kế đào sáng nay. “Hầm” sâu 1 mét, dài 11 mét, rộng 3 mét, đủ chứa hơn 30 khối nước.

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Từ hôm qua, giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư đã mang vàng đi bán. Nhiều người lo ngại, nếu nắm giữ vàng lâu hơn nữa, trường hợp giá vàng hạ, mức lời sẽ không còn cao.

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Sức khỏe, sự an toàn của học sinh trong môi trường giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng hiện nay đang tồn tại một vấn đề cấp bách: tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế học đường, làm tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần và thể chất với học sinh.

TP.HCM: UBND quận Bình Tân phản hồi về cơ sở sản xuất bao bì gây ô nhiễm

TP.HCM: UBND quận Bình Tân phản hồi về cơ sở sản xuất bao bì gây ô nhiễm

Ngay sau phản ánh của VOV Giao thông về hộ kinh doanh Thái Khá hoạt động sản xuất bao bì đóng trú tại hẻm 688 đường Tân Kỳ Tân Quý, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân. Chính quyền địa phương đã có chỉ đạo kiểm tra và giải quyết những nội dung phản ánh.

// //