Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Ô nhiễm nghiêm trọng lắm rồi, còn để đốt rác tự phát đến bao giờ?

Phóng viên - 17/12/2019 | 5:32 (GTM + 7)

Tình trạng đốt rác thải sinh hoạt và đốt các phụ phẩm nông nghiệp đang là tác nhân làm gia tăng mức độ ô nhiễm không khí, bên cạnh nguồn khí thải từ công nghiệp và hoạt động giao thông. Tuy nhiên cho đến nay, những hoạt động này lại gần như chưa hề có sự

Những ngày gần đây, Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc đang phải hứng chịu một đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Đáng chú ý, sáng ngày ngày 13/12, ứng dụng quan trắc PAM Air ghi nhận chất lượng không khí xấu tới mức nhiều nơi ở Hà Nội đều màu tím tại khu vực Hàng Bún,Đội Cấn, Liễu Giai quận Ba Đình và quận Tây Hồ.

Ông Nguyễn Thái Thạch - chuyên gia ô nhiễm không khí độc lập phân tích, nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm không khí những ngày qua ngoài những hoạt động sản xuất công nghiệp, xây dựng và giao thông thì còn do ảnh hưởng của điều kiện khí tượng, cụ thể là hiện tượng nghịch nhiệt mạnh, có nghĩa là hiện tượng đảo ngược về nhiệt độ theo cao độ trong khí quyển. 

Thông thường, càng lên cao, không khí phải càng giảm nhiệt độ và sự đối lưu diễn ra bình thường. Tuy nhiên, nghịch nhiệt lại là trường hợp mà khi lên cao, vượt qua 1 ngưỡng cao độ, thì nhiệt độ lại nóng hơn. Tầng không khí bên dưới lại lạnh hơn, hoạt động đối lưu gặp khó không khí bên dưới không thể bốc lên trên khiến cho tình trạng ô nhiễm càng trầm trọng

Một số ý kiến cho rằng, tình trạng người dân đốt rác tự phát, đốt rơm rạ và chế phẩm nông nghiệp khắp thành phố cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng không khí. Theo ghi nhận của phóng viên Kênh VOVGT, khoảng 18h ngày 14/12, tại khu vực ngã tư đường 19/5 và đường Nguyễn Khuyến, Văn Quán, Hà Đông cũng có một vụ đốt rác sinh hoạt ngay bên đường. 

Thông qua đường dây nóng của Kênh VOVGT, thính giả Thái Doãn Tường phản ánh, tình trạng người dân đốt rác dọc đường Đại lộ Thăng Long diễn ra khá thường xuyên, ngay trong sáng nay (16/12) cũng có một vụ đốt rác, ảnh hưởng đến tầm nhìn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông:

“Với thảm thực vật dầy ở giữa đại lộ Thăng Long, khi mà cháy như thế hạn chế tầm nhìn, nếu mà lửa bắt sang các xe đang lưu thông thì rất nguy hiểm (3p22) Đốt rác người dân thường tấp rác, rơm rạ lên trên mặt đường bê tông. Đường bê tông nếu mà bị ủ nhiệt của các đống rơm rạ sẽ bị xuống cấp nghiêm trọng rất nhanh những con đường đấy”.

Ông Nguyễn Thái Thạch cho biết, tình trạng người dân đốt rác tự phát diễn ra khá phổ biến tại nhiều địa phương nhưng lại thiếu sự kiểm soát. Trong khi đó, hành vi đốt rác không phân loại rác ở trong không gian hở có thể phát tán nhiều chất ô nhiễm ra môi trường:

“Nguồn gốc phát sinh ra bụi mịn trong không khí là do đốt hữu cơ có nhiều tạp chất như là giấy, gỗ, củi, than, dầu…Đốt bất cứ chất gì có nhiều tạp chất đều gây ra chất ô nhiễm trong đó có bụi mịn. Rác cũng là một thứ có nhiều tạp chất nên đốt rác khí có màu đen và ra rất nhiều chất gây ô nhiễm bao gồm bụi mịn”.

Luật sư Phạm Thành Tài- Giám đốc công ty Luật Phạm Danh cho biết, theo quy định điểm b Khoản 2 của Diều 7 Nghị định 167 năm 2013 của Chính phủ, quy định về xử lý vi phạm hành chính, hành vi đốt rác tực phát, đốt các chế phẩm nông nghiệp ở khu vưc dân cư, nơi công cộng sẽ bị xử phạt từ 1-2 triệu đồng, đồng thời khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, theo luật sư Phạm Thành Tài, những quy định hiện hành vẫn còn một số bất cập:  

“Theo tôi các chế tài xử phạt hành vi này còn nhiều thiếu sót chưa đầy đủ. Việc áp dụng chế tài trong thực tiễn chưa hiệu quả nên cần thiết bổ sung chế tài đối với hành vi mà người dân đốt rác tự phát đốt các chế phẩm nông nghiệp ở ngoài khu vưc dân cư, nơi công cộng. Và cần thiết có những quy định pháp luật, các quy định, chỉ thị hướng dẫn các hoạt động về rác thải tại khu vực nông thôn”. 

PGS, TS Nguyễn Thế Chinh- Viện trưởng Viện chính sách Tài Nguyên và Môi trường cho biết, các quy định về phân cấp quản lý nhà nước và chế tài xử lý vi phạm đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường đã có, bộ phận tài nguyên môi trường của các cấp là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường, cảnh sát môi trường là cơ quan giám sát quá trình thực thi, tuy nhiên quá trình thực thi còn bất cập:

“Các quy định đã rõ ràng nhưng vẫn xảy ra phổ biến là do quá trình thực thi. Không phải trườn hợp này mà nhiều trường hợp khác chúng ta cũng có quy định nhưng thực thi yếu, chưa nghiêm. Nếu mà cơ chế thực thi chưa đủ thì cần xét lạ, còn nếu đủ rồi thì phải có những hình thức như thế nào đối với người không thực hiện”.

PGS- TS Nguyễn Thế Chinh cho rằng, để quản lý, giám sát tốt hơn hành vi đốt rác tự phát của người dân, bên cạnh việc đẩy mạnh quán triệt, phổ biến Nghị định đến các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý, cần cho thực hiện hoạt động giám sát cộng đồng, để người dân giám sát lẫn nhau và phản ánh những vi phạm tới cơ quan chức năng thông qua đường dây nóng hay fanpage và có thể thực hiện xử phạt nguội dựa trên hình ảnh người dân cung cấp. 

Hiện tại, Sở Tài Nguyên môi trường Hà Nội hiện chủ yếu vẫn đang tiếp nhận các thông tin qua email, chưa áp dụng những ứng dụng mới của khoa học kỹ thuật vào tiếp nhận thông tin. Trong khi đó, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có cổng thông tin tương tác và app Huế-S để người dân chụp ảnh phản ánh sự việc cho chính quyền và các vụ việc sẽ được chính quyền xử lý sớm nhất có thể.

Ông Nguyễn Thái Thạch đề xuất, việc xây dựng riêng một Luật về không khí sạch cũng nên được xem xét, trong đó có những quy định cụ thể về những hành vi bị hạn chế và giao tới từng địa phương. 

Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về những tác hại của hành vi đốt rác tự phát cũng cần thực hiện sớm để người dân có ý thức bảo vệ môi trường sống của bản thân và cộng đồng.

Cần nhìn nhận và quản lý các hoạt động đốt rác tự phát như thế nào trong nỗ lực chung kiểm soát ô nhiễm không khí.
Cần nhìn nhận và quản lý các hoạt động đốt rác tự phát như thế nào trong nỗ lực chung kiểm soát ô nhiễm không khí (Ảnh: Vietnamnet)

Mặc dù đã có quy định, chế tài liên quan đến hành vi tự ý  đốt rác thải sinh hoạt, đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường, song dưới góc nhìn của VOVGT, các quy định này gần như “vô hình”, một phần bởi cơ quan chức năng chưa nhìn nhận đúng để có ứng xử phù hợp, vẫn cứ để “góp gió thành bão”.

Muốn ngừa bão thì đừng để “góp gió”

Nghĩa vụ bảo vệ môi trường của công dân đã được quy định tại Điều 172 Bộ Luật Dân sự. Theo đó, “nếu làm ô nhiễm môi trường thì phải chấm dứt hành vi gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại”

Hành vi tự ý đốt rác, chất thải, chất độc hoặc các chất nguy hiểm khác ở khu vực dân cư, nơi công cộng bị phạt tiền từ 1 triệu đến 2 triệu đồng, theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý hành vi vi phạm giữ gìn vệ sinh. 

Đốt rác hoặc gây cháy, nổ cũng là hành vi bị cấm trong quy định bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, với mức phạt tiền lên tới 50 triệu đồng và có thể bị khởi tố hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng.

Quy định và chế tài đều đã có và khá đầy đủ đối với hành vi tự ý đốt rác, nhưng đến nay, nó vẫn gần như “vô hình” trong mắt đa số người dân. Rác được đốt ở bất kỳ đâu trong các khu dân cư, các sân trường, khu đất trống, ở ven đường, ở các bãi rác tự phát vùng ngoại ô, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sức khỏe.

Còn trên các tuyến giao thông qua khu vực ngoại thành, cứ cuối mỗi vụ thu hoạch, người tham gia giao thông lại kêu trời vì khói đốt đồng cuộn lên như “bịt mắt”. Cư dân nội thành tối đến phải đóng cửa vì không thở nổi trong bầu không khí đậm đặc mùi khói.

Vụ việc 10 ô tô va chạm liên hoàn do khói rơm rạ trên cao tốc TPHCM Long Thành Dầu Giây hồi tháng 4 năm ngoái, là điển hình cho hậu quả nghiêm trọng này.

Nhưng vì sao các quy định lại trở nên “vô hình”, dù hậu quả của việc tự ý đốt rác, đốt rơm rạ đã hiển hiện? 

Trước tiên, đó là bởi quy định chưa được phổ biến rộng rãi bằng nhiều hình thức khác nhau đủ để người dân tiếp cận. Ở địa bàn các xã vùng ven, loa truyền thanh cơ sở chuyện gì cũng nhắc, nhưng phần lớn đều chỉ nhắc “qua loa”, còn loa phường từ lâu đã im hơi lặng tiếng.

Thứ hai, mặc dù quy định không thiếu, nhưng lại thiếu chi tiết và hướng dẫn thực hiện. Ai, cơ quan nào có trách nhiệm xử lý các vi phạm này? Căn cứ nào để xác định mức độ thiệt hại cũng như mức bồi thường? quy trình giải quyết khiếu nại đòi bồi thường trong lĩnh vực này ra sao? 

Chưa kể, phản ánh đến địa chỉ nào thuận tiện nhất, khi không phải ai cũng có thời gian đến xã, phường báo cáo? Những băn khoăn này đang là trở ngại đáng kể, khiến cho phần lớn người dân chỉ kêu ca, phàn nàn thay vì phản ánh đích danh

Và thực tế đến nay, ngoại trừ các vi phạm nghiêm trọng đến an toàn lưới điện bị xử lý, còn lại, gần như chưa thấy trường hợp nào bị nhắc nhở, xử phạt do tự ý đốt rác thải, đốt rơm rạ gây ảnh hưởng giao thông và ô nhiễm môi trường.

Với hàng vạn tấn chất thải rắn thải ra hàng ngày từ các đô thị lớn như HN, TPHCM trong điều kiện năng lực thu gom, xử lý rác còn vô cùng hạn chế, thì lượng rác tồn đọng ở các bãi rác tự phát, các khu dân cư được người dân “tự xử” là không hề nhỏ, và sẽ còn tiếp tục gia tăng.

Cộng thêm hàng triệu tấn rơm rạ từ hoạt động nông nghiệp đang được xử lý bằng cách đốt đồng, sẽ là rất quan liêu nếu đánh giá rằng đây chỉ là nguồn ô nhiễm “không đáng kể” tới không khí đô thị.

Nhưng với cách quản lý giám sát như hiện nay xem ra, đó vẫn chỉ là nguồn ô nhiễm “vô hình” trong mắt các cơ quan chức năng, chứ chưa được nhìn nhận như những đợt gió cộng hưởng làm nên cơn “bão” ô nhiễm không khí đang rất trầm trọng ở đô thị./.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, vào khoảng 9h30 sáng ngày 19/4 tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội), hiện 2 cây cầu vượt thép tại đây đã thi công xong nhưng chưa được thông xe. Đáng chú ý, tại khu vực 2 đầu cầu vượt thép chưa thông xe này có rất đông xe ôm đứng chờ đón khách.

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Theo lý giải của người dân địa phương, “lung” là vùng đất trũng tự nhiên rộng lớn, hoang sơ, nước ngập quanh năm. Lung Ngọc Hoàng là “lung của ông trời” hay “lung trời sanh” vì rộng lớn và có nhiều câu chuyện kỳ bí truyền từ đời này sang đời khác.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

Hình ảnh ‘giếng làng’ xưa gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Ngày ấy, nguồn nước trong mát của giếng làng là nguồn nước sạch chính được người dân khắp xóm gánh về đun nước, nấu ăn.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

// //