Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Ô nhiễm ánh sáng đô thị: Không chỉ là lãng phí năng lượng

Phóng viên - 22/10/2019 | 6:36 (GTM + 7)

Đáng lo ngại, tình trạng ô nhiễm ánh sáng đang có xu hướng gia tăng tại các đô thị, nhưng các quy định hiện hành chủ yếu mới chỉ dừng lại ở khuyến cáo, chứ chưa có chế tài cho vi phạm...

Cùng với ô nhiễm khói bụi, khí thải, ô nhiễm tiếng ồn, các đô thị hiện nay còn đang đối mặt với ô tình trạng ô nhiễm ánh sáng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động giao thông, đến sức khỏe của người dân đô thị, và tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội.
Cùng với ô nhiễm khói bụi, khí thải, ô nhiễm tiếng ồn, các đô thị hiện nay còn đang đối mặt với ô tình trạng ô nhiễm ánh sáng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động giao thông, đến sức khỏe của người dân đô thị, và tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Phân tích các nguồn ánh sáng gây ô nhiễm, ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng giám đốc Tổng công ty TNHH Một thành viên Chiếu sáng và thiết bị đô thị cho biết có nhiều thành phần tham gia vào nguồn chiếu sáng của đô thị, từ đèn đường giao thông, biển quảng cáo của các cửa hàng, biển quảng cáo tấm lớn, đèn trang trí, đèn của các phương tiện tham gia giao thông… 

Những nguồn sáng này được sử dụng với mức độ cao quá mức cần thiết, góp phần trực tiếp dẫn tới tình trạng ô nhiễm ánh sáng. Tình trạng này diễn ra rất phổ biến tại các đô thị và để lại tác động tiêu cực tới đời sống xã hội. Ông Tuấn cho hay, các kết quả nghiên cứu khoa học cũng chỉ rõ, việc phải sinh sống và làm việc trong môi trường bị ô nhiễm ánh sáng quá lâu ảnh hưởng đến đời sống con người, nhất là các rối loạn về tâm sinh lý, về giấc ngủ:

“Người ta đã có những nghiên cứu và nói là khi mà ánh sáng nó vượt quá ngưỡng như vậy sẽ gây ra những rối loạn về tâm sinh lý, gây ảnh hưởng đến thị giác, gây ra những biểu hiện như trầm cảm, mất ngủ, stress… Đấy là những biểu hiện trực tiếp nhất. Còn về lâu dài nó cũng gây ra những suy giảm về khả năng quan sát, thị giác”.

Đối với người dân sinh sống và làm việc tại các đô thị, tình trạng ô nhiễm ánh sáng cũng khiến họ thấy khó chịu, mệt mỏi:

“Khi mình đi ra ngoài đường vào buổi tối thì có nhiều khi các biển hiệu rồi kể cả những biển trang trí của thành phố nó nhiều quá, lấp lánh, nhất là những hôm trời mưa thì mắt mình hơi bị lóa đi, hơi khó chịu”.

“Ra đường nhiều lúc đèn pha của ô tô, xe máy chiếu vào mắt thì cảm giác rất khó chịu”.

“Thường là tham gia giao thông sẽ bị những cái đó, đặc biệt là tại những cung đường hẹp, thì phương tiện xe máy, ô tô, đèn quảng cáo làm loạn hết tất cả những ánh sáng. Đặc biệt những khi trời mưa, ánh sáng bị chói, cực kỳ nguy hiểm trong vấn đề an toàn giao thông”.

Ngoài việc ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, sức khỏe vật lý của con ngườinhư các loại ô nhiễm khác, PGS.TS Nguyễn Văn Bang, nguyên trưởng khoa Cơ khí ô tô, Trường Đại học GTVT Hà Nội cho rằng, người tham gia giao thông còn bị tác động bởi các màu sắc, ánh sáng khiến họ mất tập trung trong quá trình lái xe:

“Đầu tiên là sự tập trung của người tham gia giao thông về những cái xảy ra trước mặt mình, đáng lẽ mình tập trung vào con đường, tập trung vào các đối tác tham gia giao thông khác thì mình bị nhiễu về việc ấy, không tập trung được. Thứ 2 bản thân những đèn xanh, đèn đỏ dọc đường, gần đó lại có một biển quảng cáo của một khách sạn hay gì đấy, lại lập lòe, xanh đỏ, giống hệt tín hiệu đèn xanh, đèn đỏ vẫn gặp tại các ngã 3, ngã tư, thế là bị nhầm lẫn”.

Nhiều chuyên gia cho biết, đến thời điểm này tại Việt Nam chưa có nghiên cứu, thống kê chính thức số vụ TNGT tại các đô thị do bị ô nhiễm ánh sáng. Tuy nhiên, cũng giống như các loại ô nhiễm khác, ô nhiễm ánh sáng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tâm thần của người tham gia giao thông và là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới TNGT.

Không dừng lại ở những tác động ảnh hưởng đến giao thông đô thị và sức khỏe của người dân, ông Trần Đình Bắc, Phó Chủ tịch Hội Chiếu sáng Việt Nam cho biết, ô nhiễm ánh sáng còn là tác nhân thay đổi mạnh mẽ tập quán của những loài chim di cư ban đêm, vì chúng bị giảm khả năng định hướng cả về thời gian lẫn không gian; cây cối sống trong những vùng có nhiều ánh sáng nhân tạo cũng sinh trưởng trái với quy luật tự nhiên:

“Chiếu sáng quá hoặc nên phương hướng của nó bị sai lệch, định hướng của các loại vật. Cây cối cũng thế, chẳng hạn cây cối buổi tối không cần ánh sáng thì mình lại dung ánh sáng với nó nên xảy ra hiện tượng ra hoa trước vụ, ra quả trước vụ, chất lượng kém đi, có loại bị thui chột, có loại không ra hoa được, có loại không thể kết quả được”.

“Ô nhiễm ánh sáng” có thể còn là một thuật ngữ lạ tai đối với nhiều người dân, song hẳn đã xuất hiện từ lâu trong danh mục các nguy cơ ô nhiễm môi trường cần được quản trị ở đô thị.
“Ô nhiễm ánh sáng” có thể còn là một thuật ngữ lạ tai đối với nhiều người dân, song hẳn đã xuất hiện từ lâu trong danh mục các nguy cơ ô nhiễm môi trường cần được quản trị ở đô thị

Mặc dù ô nhiễm ánh sáng và hậu quả tiềm tàng của nó đã được các chuyên gia chỉ rõ, song đến thời điểm này, Việt Nam vẫn thiếu các quy chuẩn về chiếu sáng công cộng, và chưa đi kèm với chế tài. Điều đáng nói, chưa có cảnh báo chính thức nào được đưa ra, về các nguy cơ này, khiến người dân vẫn thản nhiên sống trong ô nhiễm.

Khi đèn nhà ai nhà ấy rạng

Cái thưở “đêm thành phố đầy sao” như trong bài hát nọ giờ đã xa lắc xa lơ. Những thành phố không ngủ. Và những vì sao chạy trốn, khi vô vàn nguồn sáng từ mặt đất hắt lên. Đó cũng là lúc, cư dân đô thị đang âm thầm bị tàn phá sức khỏe bởi “kẻ thù dấu mặt” mang tên “ô nhiễm ánh sáng”.

So với ô nhiễm khói bụi, khí thải, tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước… thì ô nhiễm ánh sáng mờ nhạt hơn hẳn trong các mối quan tâm của cả người dân lẫn chính quyền đô thị. Bởi nó không gây mù mịt bầu trời và khiến người người phải săn tìm khẩu trang 2 lớp. 

Nó cũng không ầm ĩ và nóng bỏng như vụ đổ trộm dầu thải gây ra khủng hoảng nguồn nước cho hơn một triệu dân Hà Nội suốt những ngày qua. Nhưng cũng chính bởi không ồn ào, mà ít người để ý, lại càng không mấy ai đề phòng, mặc dù hậu quả mà nó gây ra thì không hề mờ nhạt, nếu không muốn nói là rất nặng nề, cả trực tiếp lẫn gián tiếp, trước mắt và lâu dài.

Mặc dù các quy chuẩn về chiếu sáng đã được ngành Xây dựng ban hành, nhưng mới chỉ áp dụng cho các công trình hạ tầng kỹ thuật, cho chiếu sáng hệ thống đường đô thị, cho các khu vực công cộng, nơi làm việc, nơi ở. Trong khi, nguồn chiếu sáng đô thị hiện nay vô cùng đa dạng, phong phú, và những nguồn có nguy cơ cao gây ô nhiễm thì lại chưa được đề cập, hoặc rất thiếu quy định: như nguồn chiếu sáng từ các hoạt động sân khấu biểu diễn ngoài trời, các cao ốc, trung tâm thương mại bên đường, các hộ kinh doanh địch vụ, v.v.  

Ngay cả những công trình có quy chuẩn đối với hệ thống chiếu sáng, thì việc kiểm tra chấp hành quy định cũng chỉ dừng lại ở bước nghiệm thu ban đầu. Còn quá trình hoạt động thay đổi ra sao, có tuân thủ quy định không thì gần như không ai đả động. cũng chưa từng có trường hợp nào bị xử phạt vì vi phạm loại này được công bố.

Do vậy, việc bố trí các nguồn chiếu sáng ở đô thị hiện nay về cơ bản vẫn lộ rõ một sự ngẫu hứng và tùy tiện. Ngoài các công trình hạ tầng kỹ thuật được quản lý bởi sở ban ngành, còn lại, mạnh ai nấy làm, đèn nhà ai nhà ấy rạng theo đúng nghĩa đen. Không quy chuẩn, hoặc quy chuẩn chỉ nằm trên giấy, các hệ thống chiếu sáng chồng chéo nhau, thậm chí xung đột nhau về tính năng và công dụng, dẫn đến sự nhiễu loạn khó tránh khỏi.

Song, điều đáng nói, là ngoài một vài bài báo khoa học ít ỏi về ô nhiễm ánh sáng đăng trên các tạp chí chuyên ngành, thì đến nay, chưa có cảnh báo chính thức nào về sự nguy hại của ô nhiễm ánh sáng được đưa ra từ các cơ quan chức năng, các nhà quản lý trong lĩnh vực môi trường, hoặc sức khỏe cộng đồng. Cũng chưa có nghiên cứu, khảo sát công phu và trên quy mô đủ lớn để có thể đánh giá được mức độ ảnh hưởng của tình trạng này. 

“Ô nhiễm ánh sáng” có thể còn là một thuật ngữ lạ tai đối với nhiều người dân, song hẳn đã xuất hiện từ lâu trong danh mục các nguy cơ ô nhiễm môi trường cần được quản trị ở đô thị. Trạng thái ô nhiễm đó đã trở nên cấp thiết hay chưa? Cần nhìn nhận và ứng phó thế nào đối với các hậu quả đã và đang xảy ra? 

Đó là những băn khoăn mà người dân rất cần nguồn tin chính thống từ các cơ quan chức năng, các nhà chuyên môn trong lĩnh vực này, để có sự chủ động và ứng xử phù hợp, thay vì đợi cho đến khi mọi thứ trở nên trầm trọng, như ô nhiễm không khí, nguồn nước, hay tiếng ồn./.

Tình trạng ô nhiễm ánh sáng diễn ra đã lâu và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân đô thị nói chung và người tham gia giao thông nói riêng. Nhưng vì sao thực trạng này vẫn chưa được cảnh báo? Những nội dung này sẽ được VOV Giao thông tiếp tục đề cập trong Diễn đàn 91, phát sóng trực tiếp lúc 16h-17h thứ 7, ngày 26/10/2019 trên tần số 91Mhz của Đài Tiếng nói Việt Nam.

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Hồ Tây, một địa điểm không còn xa lạ với người dân thủ đô và khách du lịch mỗi khi đến với Hà Nội. Những cuộc “hẹn hò hóng gió hồ Tây” cũng được diễn ra thường xuyên hơi đối với các bạn trẻ nhất là vào thời điềm giao mùa, không khí mát mẻ như hiện tại.

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

Mới đây TP.HCM đã chính thức khai trương đưa vào sử dụng hệ thống xe điện 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu nội đô thành phố. Điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Từ 1/4, cơ quan thống kê cả nước bắt đầu tiến hành điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024, trong đó thu thập các thông tin như: Thông tin về nhân khẩu học; về di cư; về giáo dục; hôn nhân; về nhà ở và điều kiện sống của hộ...

“Kim cương khuyết” Nguyễn Thị Minh Tâm

“Kim cương khuyết” Nguyễn Thị Minh Tâm

Câu nói “họa vô đơn chí” có lẽ đúng với câu chuyện của cô giáo Nguyễn Thị Minh Tâm (38 tuổi, giáo viên của trường THPT Thiên Hộ Dương, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). Sau khi cha mất, cô bị tai nạn mất đi một chân, tuổi thanh xuân là những ngày cùng cực.

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Vụ sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió, trên Đèo Cả những ngày qua đã khiến cho tuyến đường sắt Bắc Nam bị đình trệ. Điều này tiếp tục gióng lên hồi chuông về sự xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều vị trí trên tuyến đường sắt huyết mạch này.Đến nay công tác khắc phục sự sự cố lở đá được thực hiện đến đâu?

Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ tăng cung vàng miếng để xử lý tình trạng chênh lệch cao của giá trong nước so với giá thế giới, giúp ổn định thị trường vàng.

Người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ

Người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Luật Quảng cáo sửa đổi. Đáng chú ý, tại dự thảo luật này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề xuất nhiều quy định nhằm ràng buộc trách nhiệm của người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ.

// //