Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Những đứa trẻ 'nhảy' tàu kiếm nước sinh hoạt

Phóng viên - 30/09/2019 | 15:32 (GTM + 7)

Bởi hoàn cảnh gia đình, những đứa trẻ ở thôn Mukundwadi hàng ngày lên chuyến tàu đến thành phố Aurangabad gần đó để lấy nước. Tàu lúc nào cũng đông nên những đứa trẻ đem theo bình chứa cồng kềnh không phải lúc nào cũng được chào đón...

Q-R5ChVKlRml3tKGh9ARAGd6iQyCCWuYGXm3DcESexar3mOrbGsNsYgU8B4B-z6O749zYGP-hN2onCUjaXWX3QAZHdNv7RsE7LczOcCdcoxbtxPU3ctuKgvCs9Nc3Ibv
Không như các bạn cùng lớp được chơi sau mỗi giờ học hàng ngày, cô bé Sakshi Garud (9 tuổi) và bạn hàng xóm Dhage (10 tuổi) phải lên chuyến tàu cách nhà 14km để lấy nước sinh hoạt cho cả nhà. Bởi lẽ gia đình của 2 em là một trong số những người nghèo nhất ở thôn Mukundwadi, thuộc bang Maharashtra, miền tây Ấn Độ - nơi bị ảnh hưởng bởi hạn hán liên tiếp. (Những đứa trẻ đổ đầy nước vào bình chứa trước khi tàu quay trở lại thôn. Ảnh: Reuters)
e9hyHkaRFZdDV-jLZuTS6kHYV5-hOqD-13Lr11IluDpPvmc6O1SoYu219hwSbw0u8udgkgyUb9E45souyrOywQ
Gió mùa đã đem đến những cơn mưa lớn, thậm chí là lũ lụt tại nhiều khu vực ở Ấn Độ, nhưng lượng mưa ở khu vực xung quanh Mukundwadi đã thấp hơn 14% trong năm nay, khiến các tầng chứa nước và giếng khoan trở nên khô khan. (Một giếng nước khô han được tìm thấy quanh khu vực Mukundwadi. Ảnh: Reuters​​)
e9hyHkaRFZdDV-jLZuTS6sv-BWgQoKWhQCyXUdn0ubq5rM6oVNdlaUO1E1onyo77Y-vPpgQ91c1s6Hsip0SZtA
Cô bé Garud chia sẻ: “Cháu không muốn dành thời gian để đi lấy nước, nhưng cháu không còn sự lựa chọn nào khác”. 
Còn cậu bạn hàng xóm Dhage thì cho hay: “Đây là công việc hàng ngày mà bọn em vẫn làm. Sau khi tan học, cháu không có thời gian để đi chơi. Chúng cháu phải ưu tiên đi lấy nước trước”. Ảnh: Reuters
e9hyHkaRFZdDV-jLZuTS6jVKfJL6Kow2xTcDB-7noQT5c3g3QXyoABEtd5yznDNwMjkik41Kh6r3wBvMTqzolw
Tuy vậy, Garud và Dhage đều không hề cô đơn, vì thiếu nước sinh hoạt là câu chuyện đang diễn ra của hàng triệu người dân Ấn Độ, theo tổ chức nhân đạo Water Aid ở Anh cho biết. Nghiên cứu chỉ ra 12% người dân Ấn Độ, khoảng 163 triệu người không được sử dụng nước sạch gần nơi họ sống. Đây được coi là con số đáng lo ngại khi tỷ lệ thiếu nước sạch ở quốc gia này đang ở ngưỡng cao nhất thế giới. (Người phụ nữ rửa bát đũa với một chút nước sinh hoạt. Ảnh: Reuters)
e9hyHkaRFZdDV-jLZuTS6qf8FD2JNPhRv9Rz2tzaGpp9hwzaSzhGOIjZf-NYX1kwBJZTJOh34dnOSoRmgndPQg
Nhận thấy rõ vấn đề, ông Narenda Modi - Thủ tướng Ấn Độ đã hứa bỏ ra hơn 3,5 nghìn tỷ Rupee (khoảng 49 tỷ USD) để đưa nước máy đến mọi hộ gia đình ở Ấn Độ vào năm 2024. Hơn 100 gia đình trong khu phố của Garud và Dhage không thể tiếp cận với nước máy và nhiều người phải phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước tư nhân, với mức phí 3.000 Rupee (khoảng 42 USD) cho một thùng chứa 5.000 lít trong tháng hè.(Manju Gaikwad, 11 tuổi, nhìn ra ngoài cửa sổ xe lửa trên đường trở về nhà. Ảnh: Reuters)
e9hyHkaRFZdDV-jLZuTS6tz-N1h0nRCnSXI4TbP4kk95gOExGiaUcbkQBg3ioi0NeRttTpa4pqFDGVCzAKVAIA
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có đủ điều kiện để chi trả, bố của Dhage chia sẻ, không phải ngày nào ông cũng nhận được việc đều đặn để kiếm đủ tiền mua nước sinh hoạt: “Bây giờ tôi thậm chí còn không đủ tiền để mua nhu yếu phẩm. Tôi không thể mua nước từ các nhà cung cấp tư nhân”. (Siddharth Dhage và người hàng xóm Gaurav Ganesh,13 tuổi, ngồi trong khoang hành lý của một chuyến tàu. Ảnh: Reuters)
e9hyHkaRFZdDV-jLZuTS6jsidy4MhZEUGdPfnKjnJNpQdYijRRKOPkJzPdM13bstbzj-fiigwM6ZiDtUsxa1YQ
Cũng như Garud và Dhage, bởi hoàn cảnh gia đình không cho phép, những đứa trẻ này hàng ngày phải lên chuyến tàu đến thành phố Aurangabad gần đó để lấy nước. Tàu thường rất đông, nên không phải lúc nào những đứa trẻ mang theo các bình chứa công kềnh đều được chào đón. Dhage chia sẻ: “Một vài người sẽ giúp chúng cháu, nhưng đôi khi lại có người phàn nàn với các quan chức đường sắt vì chúng cháu để bình chứa ngay gần cửa ra vào. Nếu chúng cháu không để ở đó, chúng cháu không thể mau chóng đem chúng ra ngoài khi tàu dừng lại”. (Aryan, anh trai của Siddharth Dhage,10 tuổi, rửa mặt trước khi đến trường. Ảnh: Reuters)
e9hyHkaRFZdDV-jLZuTS6lFBqLCvG4OPY32Z-9MVRGjPWBE-bX5MSw0cpVVVyo24gPwE1fh0LSG141Jlp1FPXw
Bà Sitabai Kamble - bà ngoại của Garud và một người hàng xóm lớn tuổi thỉnh thoảng giúp đỡ đám nhỏ bằng cách đẩy các em lên tàu khi gặp phải những hành khách cáu kỉnh. "Đôi khi họ đá cả bình chứa của lũ trẻ rồi càu nhàu khó chịu", bà Kamble nói.
Hay hàng xóm sống cùng khu với lũ trẻ, anh Prakash Nagre thậm chí còn phải đem theo xà phòng và dầu gội khi đi lấy nước. Anh Nagre chia sẻ: “Ở nhà còn chẳng có nước mà tắm”. (Prakash Nagre tắm rửa tại ga đường sắt Aurangabad. Ảnh: Reuters)
e9hyHkaRFZdDV-jLZuTS6qYKrtF8P8-HE4DRYCNsmEHFIv0SZ4Webqa3kMzfkzXwIrIIA1tdls4fckoFwyG3KQ
Khi tàu đến Aurangabad sau 30’, các em nhỏ phải tranh nhau lấy nước từ các vòi gần đó. Nhưng Graud thì quá bé nhỏ để chạm tới chiếc vòi nên phải nhờ chị gái của mình là Aaysha (14 tuổi) và bà của cậu. Như những người khác từ Aurangabad, Anjali Gaikwad (14 tuổi) cùng các chị gái phải lên tàu vài ngày một lần để lấy nước sinh hoạt và giặt quần áo. (​​​​Jyoti Dhage truyền tay con gái 4 tháng tuổi Akansha cho con trai Siddharth.​​​​​​ Ảnh Reuters)
Q-R5ChVKlRml3tKGh9ARADNw0-7e4yM0j6mjQPtq4wyWXn-wS1ZaRCLCrxlxL4mDhpxaYRc11F5LJGwkixg4J7mVBhS62N4cvvRgfqqVvP4
Thời gian là vàng là bạc, họ chỉ có chưa đầy 1 phút để lên tàu. Khi tàu trở về Mukundwadi, nhiều lúc cô Jyoti – mẹ của Dhage đã đứng sẵn ở ga tàu để giúp các con. “Tôi rất cẩn thận, nhưng đôi khi những bình chứa nước văng khỏi cửa trong cảnh hỗn loạn, vì thế công sức của chúng tôi cũng theo đó mà đổ bể” – Cô Jyoti chia sẻ khi vừa bế con, vừa cầm bình nước: “Tôi không thể để con bé ở nhà một mình nên đành phải bế nó theo”. (Người phụ nữ mang theo bình chứa lớn để đựng được nhiều nước sinh hoạt cho cả gia đình. Ảnh: Reuters)
Q-R5ChVKlRml3tKGh9ARAOAptFC3edAJybTz5wHhhERv-7spDXPaxXLXpo4z0B9MYjkKJFGtLRWR5B46NlJu9sfOmDVaRIfiva7qXSw4hT8
Siddharth Dhage đem theo các bình chứa nước, đợi ở ga tàu Mukundwadi, bang Maharashtra, Ấn Độ. Ảnh: Reuters
Q-R5ChVKlRml3tKGh9ARAO9fdihieh9TNls3kmsHDiGj5rh12YT3yhQzkgZzPPGVMv1a0MqHGA6GrpuK764wkAOVxfDH8byoxsCqTJoLLsE
Một vị khách nhỏ tuổi cầm súng đồ chơi ngó ra ngoài cửa sổ. Ảnh: Reuters
Q-R5ChVKlRml3tKGh9ARAIQS4ti0d02cqyGSNGwgD8FDgpXNpfrJ68Zsau623Kr3kPEpD2MiDUL-MqQ42Sv4syYYLLCaCCEGVb3CCgukPGA
Sakshi Garud đứng ngóng mẹ buộc tóc cho chị gái Aaysha. Ảnh: Reuters
Q-R5ChVKlRml3tKGh9ARAK9c9iTnE0qXbXZ7psBqSuCQzfJ4gY2E8iduEcMm7V4dFnHPj-vvYzj3zsH-idUbK8GqzMefG8HKGl-graDI-Fo
Siddharth tập trung ngồi trong lớp học...Ảnh: Reuters
Q-R5ChVKlRml3tKGh9ARAGbwtybugN4RSRppzWBvy50rrXyhnyXlfJtXB9chC17n7cAIr4GGZEbBys9w1i4H7Y8-Ld-cFkSY5Ac3fpTx1Xg
...và Siddharth ngồi chờ tàu đến trong sự mệt mỏi. Ảnh: Reuters
Q-R5ChVKlRml3tKGh9ARAHAhMJc2Gqsv8EaKwWK1U7fnCCfSTm1dwE2IWwIcSWM1hpHKw69sZN6COUjuztIB-GJJNkQ0AEegu1GV5STl9QA
Siddharth mang các thùng chứa cồng kềnh để đựng nước sinh hoạt. Ảnh: Reuters
Q-R5ChVKlRml3tKGh9ARAE3ajcDgymwab3scg10VDULY0rywm7gjh4fzgJS1xLofPu-uur9Wn4eVb65kZzCnj8j-2wrgIO8kSX7DpdIywyQ
Anjali Gaikwad,14 tuổi, đem theo quần áo để giặt ngay ga tàu Aurangabad, Ấn Độ. Ảnh: Reuters
Q-R5ChVKlRml3tKGh9ARACHBsGshnc1Y4EdntVgr6b0nYWx5L7slT9r10iHvlA0IxcEpZI57fKCB-fsrgB9LKWWN6CEy2XtLoVQOwC3hloM
Một buổi tụ tập ăn sáng tại nhà Siddharth. Ảnh: Reuters
Q-R5ChVKlRml3tKGh9ARAF3rpHIK3Azti4BR-Dsvc-gfkPxQD1z-e68x5dbIoOKCDbFDM4or9SbxxdgYq4-DCft9utLHM5ZMnpwFYlGKsYI
Aryan, anh trai của Siddharth chơi cùng em gái Akansha tại nhà. Ảnh: Reuters 
Q-R5ChVKlRml3tKGh9ARAAjjxoLnHFz4RH69hljIgK5-SMRgAxS-1fHTmyAYPk-6j45VNz9ekbysvF5N-dwBoyQy2A8R8-WMhd09132q-sU
Người đàn ông đứng cạnh lỗ khoan giếng tại công trình xây dựng. Ảnh: Reuters
Q-R5ChVKlRml3tKGh9ARAFundRgfQdNT4a7k-l9Y1zyJivIr-dBjXmXAcJ6NzybZrLqg-5dwMsqQpSXnTeomNuHOV9kUJ6sHsGQeTJ8hcAQ
Người phụ nữ cầm ống nước tại xe chở nước tư nhân. Ảnh: Reuters
Q-R5ChVKlRml3tKGh9ARAOnceNjD1IVK4CuE7DWe2gwL-S0WADE7H8Iq02GEe-2UCoaoPOnVeG4K3TYsQ82WKtAmK5JSmRJBLzxFzdWu3DQ
Một chuyến tàu đi qua nhà ga đường sắt Mukundwadi. Ảnh: Reuters
Tags:
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khoác áo mới lung linh ánh sáng, kết hợp với các tác phẩm nghệ thuật giống như một đường "hầm thủy cung".

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Trong quá trình tham gia giao thông, ắt hẳn trong chúng ta đã từng thấy những chiếc xe ba gác chở hàng trên phố. Những tài xế lái xe này thường là người lớn tuổi và trên xe có dán những dòng chữ thể hiện họ là cựu chiến binh, thương binh…

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

21 nghìn chiếc xe đạp thồ, hơn 3 vạn lượt dân công hỏa tuyến- trong số 26 vạn dân công cả nước, đã cùng với phương tiện vận tải cơ giới, vượt núi cao, vực sâu, đưa 25 nghìn tấn vũ khí, lương thực thực phẩm vào phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

// //