Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Mối nguy từ những tấm biển quảng cáo

Phóng viên - 05/07/2019 | 6:26 (GTM + 7)

Vụ sập nhà ở phố Hàng Bông (Hà Nội) vừa qua một lần nữa chỉ ra sự mất an toàn trong việc lắp đặt, treo các biển quảng cáo hiện nay.

Hiện trường vụ sập nhà trên phố Hàng Bông

7 giờ 45 phút ngày 2/7, dòng người lưu thông trên phố Hàng Bông (Hà Nội) không khỏi giật mình khi xuất hiện một tiếng động lớn, bụi mù mịt tỏa ra ở một góc phố. Lúc này, toàn bộ phần lan can, mái vẩy và một phần mặt sàn tầng 2 của ngôi nhà trên phố cổ đã sập hoàn toàn. Tấm biển quảng cáo kích thước lớn đang được thi công đã gây ảnh hưởng đến kết cấu của ngôi nhà.

Vụ việc ở phố Hàng Bông một lần nữa nhắc nhở chúng ta về sự mất an toàn trong việc lắp đặt, treo các biển quảng cáo hiện nay.

KTS Trần Huy Ánh - Ủy viên thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội - cho rằng, những tấm biển quảng cáo ngoài trời đang ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân đô thị. Đó không chỉ là vấn đề thẩm mỹ, mà còn là sự an toàn của người tham gia giao thông và người dân sống xung quanh khu vực. Tuy nhiên, dường như đây lại là một khoảng trống khá lớn trong các văn bản quản lý của ngành xây dựng, kiến trúc, văn hóa, đô thị ở các thành phố lớn.

Không chỉ biển quảng cáo, những công trình ở phía ngoài nhà gồm: ban công, biển hiểu,… mà bấu vào các công trình xây dựng, hiện tại nằm ngoài sự kiểm soát của cơ quan quản lý. Kể cả điều hòa không khí, những cái thang cứu nạn ở karaoke,… đều rất là nguy hiểm. Không ai kiểm soát là loại vật liệu gì? Liên kết với công trình kiến trúc ra sao? Đối phó với những tình huống an toàn về điện, gió bão,… như thế nào? Gần như là phát triển tự phát, KTS Trần Huy Ánh cho biết

Theo quy định của pháp luật, Sở VH-TT chỉ quản lý về mặt nội dung quảng cáo. Do đó, nếu người dân đối phó bằng cách: tắt, che biển quảng cáo, màn hình,… thì thanh tra văn hóa không thể xử lý được. Sở VH-TT cũng không thể cưỡng chế tháo dỡ biển quảng cáo, bởi đây là trách nhiệm của Sở Xây dựng. Ngoài ra, cơ quan công an là đơn vị quản lý về PCCC, AN-TT,…

Do vậy, nếu không có sự vào cuộc mạnh mẽ, đồng bộ của tất cả sở ngành và hệ thống chính quyền cơ sở, thì những vi phạm trong hoạt động quảng cáo sẽ rất khó xử lý.

Những tấm biển quảng cáo ngoài trời đang ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân đô thị

Tháng 2 vừa qua, Đoàn thanh tra liên ngành TP. Hà Nội đã đồng loạt ra quân, kiểm tra hoạt động quảng cáo ngoài trời. Gần 1.500 biển, bảng, băng rôn quảng cáo vi phạm được tháo dỡ, phần nào trả lại môi trường quảng cáo văn minh, chuyên nghiệp. Các vi phạm phổ biến là: không thực hiện thông báo sản phẩm quảng cáo; không có giấy phép xây dựng; vi phạm các quy định chung của Luật Quảng cáo (nội dung, kích thước, hình thức thể hiện…).

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại hơn 40 trường hợp vi phạm, tập trung ở các quận, huyện như: Cầu Giấy, Tây Hồ, Sóc Sơn,… chưa được xử lý dứt điểm. 

Tạm gác lại những vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo, theo TS, KTS Đào Ngọc Nghiêm - nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển Đô thị Việt Nam - cơ quan hữu quan cần có những biện pháp cấp bách để đảm bảo an toàn cho người dân, sau những “hồi chuông” cảnh báo như: sập biệt thự 107 Trần Hưng Đạo, ngôi nhà số 43 Cửa Bắc, hay mới nhất là ngôi nhà số 56 Hàng Bông.

Theo TS, KTS Đào Ngọc Nghiêm, lĩnh vực xây dựng có phân loại cấp công trình. Mỗi cấp công trình chỉ có thời gian nhất định đảm bảo an toàn. Ví dụ như công trình cấp đặc biệt là hơn 100 năm, hết hạn thì công trình không còn đảm bảo an toàn nữa. Trong khi đó, các ngôi nhà cổ, biệt thự cổ tại khu phố cổ, phố cũ tại Hà Nội được xây dựng từ thời Pháp thuộc, tuổi đời đều đã hơn 100 năm. Do đó, chính quyền địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, để người dân hiểu được kết cấu ngôi nhà của mình như thế nào, từ đó tránh những tai nạn đáng tiếc.

TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm cho biết: Những công trình đã thiếu an toàn, nay lại chỉnh trang, thêm phần quảng cáo nữa thì rõ ràng, nó càng không đảm bảo an toàn. Cho nên phải có công tác tuyên truyền, quảng bá để người dân thấy rõ vai trò, trách nhiệm trong công trình của người ta. Phải có sự phối, kết hợp trong quản lý, đảm bảo an toàn giữa Nhà nước với chủ sở hữu nhà. Đã đến lúc chúng ta phải có chính sách thích hợp để đảm bảo an toàn cho người dân.

“May mắn” là cụm từ được những người dân xung quanh ngôi nhà số 56 Hàng Bông nhắc đến sau khi sự cố đã xảy ra. May mắn ở chỗ, trước khi xảy ra sự cố, mặt tiền của ngôi nhà đã có nhiều dấu hiệu hư hại, và người dân đã kịp sơ tán. Tuy nhiên, may mắn có đến trong trường hợp khác hay không thì chẳng ai dám khẳng định.

Nhiều chuyên gia cho rằng, để xử lý nghiêm các vi phạm, cần phân rõ trách nhiệm của từng sở, ngành, từng cấp chính quyền trong tổ chức, quản lý hoạt động quảng cáo, xử lý vi phạm. Đặc biệt, quyền và trách nhiệm của các chủ hộ kinh doanh hoạt động quảng cáo cũng cần được quy định rõ để quy trách nhiệm nếu không may sự cố xảy ra.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

// //