Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Lời giải cho trẻ em lao động ở nông thôn (Bài 2): Để giảm thiểu, cần sự chung tay từ nhiều phía

Phóng viên - 17/08/2019 | 11:23 (GTM + 7)

Tại ĐBSCL, từ trước tới nay, giải quyết tình trạng lao động trẻ em, đặc biệt là lao động trẻ em ở các vùng nông thôn, luôn là bài toán khó do nhiều nguyên nhân. Theo ngành chức năng, để quản lý và xử lý kịp thời những vấn đề liên quan đến lao động trẻ em

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Ảnh minh họa

Trong cái nóng thiêu đốt của tháng 4, cậu bé Võ Hoài Nghiêm (ngụ huyện An Phú, tỉnh An Giang) vẫn miệt mài với sấp vé số trên tay. Nghiêm cũng như bao đứa trẻ khác lớn lên từ bưng đồng, sông bãi, đều có ước mơ được đi học để “đổi đời”, để có cái nghề trong tay.

Nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn, mẹ mất sớm, cha không nghề nghiệp ổn định, kinh tế kiệt quệ, em đành bỏ dở ước mơ đến trường của mình:

Gia đình khó khăn, lúc đó thì mẹ em cũng bệnh nặng nên em suy nghĩ là phải giúp đỡ cho gia đình. 

Nghiêm cho biết, hôm nào nắng thì bán được trăm tờ vé số, còn mưa thì ế ẩm hơn. Nhưng dù sao cũng có được số tiền nhỏ đắp đổi qua ngày, lo được bữa cơm có rau có cá cho cả nhà. Khi được hỏi về lựa chọn trở lại với mái trường, Nghiêm rụt rè cho biết: Nghỉ học là điều buồn nhất với em, nhưng em không có quyền lựa chọn cho cuộc sống của mình. 

Không chỉ có trường hợp của em Nguyễn Hoài Nghiêm bỏ học, đi làm sớm để phụ giúp kinh tế gia đình, ghi nhận tại nhiều địa phương thuộc ĐBSCL, hàng ngàn trường hợp khác cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Theo báo cáo mới đây của các địa phương trong vùng, năm học 2018-2019, tỷ lệ học sinh bỏ học trong vùng còn cao, ở cấp tiểu học là 0,45%, trung học cơ sở 3,26% và trung học phổ thông 3,94%. So với hai vùng miền núi còn nhiều khó khăn là Tây Nguyên và khu vực Tây Bắc, tỷ lệ học sinh bỏ học ở ÐBSCL vẫn cao hơn nhiều lần. Đa phần các em học sinh nghỉ học sớm phải lao vào kiếm sống để phụ giúp gia đình với nhiều công việc khác nhau. Vì vậy, bàn về gải pháp cho tình trạng lao động sớm ở trẻ em nông thôn, công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động các em đến trường là vấn đề cần được ưu tiên thực hiện. Ông Nguyễn Thanh Danh – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Đồng Tháp cho biết:

Công tác này đòi hỏi sự vào cuộc, sự tham gia của các ngành, các cấp, thì mới đạt được hiệu quả như mong muốn. Chúng ta phải tuyên truyền để phụ huynh biết được ý nghĩa mục đích của việc học tập của con em mình, không vì lợi ích trước mắt mà làm mất đi cơ hội học tập của con em mình, làm mất đi tương tai của con em mình. 

Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tỷ lệ trẻ em tham gia hoạt động kinh tế, lao động trẻ em làm các công việc nặng nhọc, độc hại có xu hướng giảm mạnh trong thời gian qua. Hiện nay, lao động trẻ em chủ yếu là trong nông nghiệp, kinh tế phi chính thức, nhưng việc kiểm soát và xử lý các vi phạm liên quan đến lao động trẻ em trong khu vực này còn nhiều bất cập. Trong khi đó, nhận thức của gia đình và chính trẻ em, của người sử dụng lao động còn thiếu hiểu biết về các chính sách pháp luật liên quan đến lao động trẻ em, khiến tình trạng trẻ em lao động vẫn còn diễn ra phổ biến tại nhiều địa phương.

Bà Vũ Thị Kim Hoa, Phó Cục trưởng Cục trẻ em – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết, Cục Trẻ em đang phối hợp với các cấp các ngành, đoàn thể, để triển khai tuyên truyền nâng cao nhận thức của các chủ cơ sở sản xuất về các chính sách trong giảm thiểu và phòng ngừa lao động trẻ em. Đặc biệt là huy động các nguồn lực, phối hợp với các tổ chức nhằm hỗ trợ cho các cơ sở để cải thiện môi trường lao động, để khi trẻ em đủ điều kiện tham gia lao động sẽ không làm việc trong môi trường nguy hiểm:

Sẽ triển khai các mô hình thí điểm để có thể sau này đánh giá rút kinh nghiệm và nhân rộng. Đặc biệt là tiếp tục tuyên truyền cho cha mẹ và trẻ em. Và cũng phải tăng cường vai trò trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ cho công tác tuyên truyền cũng như là kịp thời phát hiện các trường hợp lao động trái quy định của pháp luật để có thể can thiệp kịp thời, bà Vũ Thị Kim Hoa cho biết:

Ảnh minh họa

Nói về lao động trẻ em, ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục trẻ em (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho biết, nhiều trẻ em sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động nên người sử dụng lao động đã tận dụng lợi thế này để tăng cường lao động trẻ em với giá nhân công rẻ. Để giải quyết vấn đề lao động trẻ em, đặc biệt là bảo vệ các em khỏi các hình thức lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, cần có sự tham gia thường xuyên, phối hợp chặt chẽ của tất cả các đối tác trong xã hội, của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, công đoàn, các tổ chức xã hội, gia đình và cộng đồng.

Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục trẻ em (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) nói: Nhóm trẻ em có nguy cơ và nhóm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật thì được phát hiện, hỗ trợ, can thiệp kịp thời để hòa nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển. Vấn đề tồn tại là nhận thức xã hội về lao động trẻ em ở Việt Nam hiện nay chưa thực sự rõ ràng và chưa tuân thủ các quy định pháp luật hiện nay. 

Một điều đáng lưu ý tại ĐBSCL hiện nay là tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra phức tạp với mức độ ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng. Trẻ em là một trong những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất trước những tác động của thiên tai và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Những khó khăn về kinh tế khiến trẻ em phải nghỉ học, tham gia các hoạt động kinh tế nhằm giúp đỡ gia đình vượt qua thách thức trong cuộc sống. Chính vì vậy, trong công tác ngăn chặn, giảm thiểu lao động trẻ em ở vùng nông thôn ĐBSCL cần chú trọng đến vấn đề này.

Theo ông Nguyễn Trọng Đàm, Nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Việt Nam đã ban hành nhiều quy định luật pháp, chính sách, chiến lược về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; các chính sách bảo vệ, chăm sóc, hỗ trợ trẻ em. Tuy nhiên, hiện Việt Nam chưa có số liệu điều tra, nghiên cứu về lao động trẻ em bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu nên vẫn chưa có giải pháp hiệu quả để bảo vệ trẻ em trước những nguy cơ do thiên tai gây ra.

Ông Nguyễn Trọng Đàm nói: Chính phủ Việt Nam đã cam kết nhiều vấn đề về lao động trẻ em thông qua ban hành hệ thống luật pháp, chính sách đảm bảo phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em. Luật trẻ em 2016 tiếp tục có các quy định cụ thể về các hành vi nghiêm cấm bóc lột trẻ em. Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt chương trình phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em cho cả giai đoạn 2016-2020. Việc phòng ngừa lao động trẻ em, trong đó lao động trẻ em trong thiên tai, biến đổi khí hậu đòi hỏi sự tham gia của tất cả các cấp các ngành, các tổ chức xã hội.

Rõ ràng, sinh kế, nhận thức là căn nguyên dẫn đến vấn đề lao động trẻ em. Vì vậy, ngăn chặn, xóa bỏ lao động trẻ em phải gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, trong đó chú trọng tạo việc làm, duy trì thị trường lao động bền vững để các bậc cha mẹ có thu nhập ổn định, không bắt con lao động sớm. Với các gia đình có nguy cơ hoặc đã có lao động trẻ em, các ngành các cấp cần có chính sách hỗ trợ kịp thời như cho vay vốn, dạy nghề... tạo “cần câu” để họ tự vươn lên phát triển sản xuất, kinh doanh, ổn định cuộc sống. Muốn thay đổi nhận thức của người dân, phải bắt đầu từ mỗi gia đình, phụ huynh, chủ sử dụng lao động.

Hiểu đúng sẽ hành động đúng, do đó phải tăng cường truyền thông cả bề rộng lẫn chiều sâu với phương châm “mưa dầm thấm lâu”. Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà cho rằng:  Để giải quyết vấn đề lao động trẻ em, cần có sự chung tay tham gia tích cực của tất cả xã hội, từ các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, công đoàn, các tổ chức xã hội đến các gia đình, cộng đồng. Sự tham gia chủ động, tích cực và có trách nhiệm của mọi người sẽ giúp cho việc xây dựng, thực hiện luật pháp, chính sách về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em nói riêng và về quyền trẻ em nói chung được thực hiện tốt hơn và tương lai của các em, xa hơn là tương lai nguồn nhân lực của đất nước được đảm bảo.

Trẻ em là tương lai của xã hội. Những thế hệ trẻ thơ được quan tâm chăm sóc toàn diện cả thể chất và trí tuệ sẽ là yếu tố bảo đảm tốt nhất cho sự phát triển của đất nước mai sau. Chính vì vậy, để tiến tới xóa bỏ lao động trẻ em, rất cần sự chung tay của các cấp, các ngành, đoàn thể cũng như các tổ chức xã hội. Chúng ta phải thực sự đẩy mạnh việc vận dụng các giải pháp đã nêu đã bàn trên thực tế nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của trẻ em. Hãy hành động vì mục tiêu: “Đừng để trẻ em làm việc trên đồng ruộng, hãy để trẻ nuôi dưỡng ước mơ”. 
 

Tags:
Ý kiến của bạn
CSGT không công khai “kế hoạch, chuyên đề”, người dân vẫn có quyền giám sát

CSGT không công khai “kế hoạch, chuyên đề”, người dân vẫn có quyền giám sát

"Quyền giám sát các lực lượng thực thi pháp luật là quyền của người dân. Việc giám sát theo kế hoạch chuyên ngành là câu chuyện giám sát trong các báo cáo. Còn trong hoạt động thường ngày, với mỗi sự kiện chúng ta đều có thể giám sát theo quy định".

Lùng bùng chuyện quản lý lộ trình xe khách

Lùng bùng chuyện quản lý lộ trình xe khách

Trong khi lộ trình tuyến cố định được giao cho Sở GTVT hai đầu tuyến chấp thuận, trên cơ sở khảo sát, đề xuất của doanh nghiệp vận tải, thì việc thay đổi lộ trình tuyến lại phải chờ quyết định của Bộ GTVT, khiến hiệu quả khai thác bị ảnh hưởng.

Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn

Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn

Tối 12/4, nhiều tài xế phản ánh đến đường dây nóng của VOV Giao thông về việc một số nút giao lớn trên cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây tối om, khiến tầm nhìn bị sụt giảm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc tham gia lưu thông trên tuyến này.

Nuôi con gì? Ăn con gì?

Nuôi con gì? Ăn con gì?

Với người Việt, việc ăn thịt chó mèo hay nuôi chó mèo để giết thịt là chuyện hết sức bình thường từ xưa tới nay, và có thể nói rằng với lịch sử ẩm thực của người Việt, thịt chó mèo như một phần nét văn hóa ẩm thực… Nhưng rồi thói quen nào cũng sẽ thay đổi cùng với thời gian và nhận thức.

Hà Nội sống và yêu: Quang gánh cuộc đời

Hà Nội sống và yêu: Quang gánh cuộc đời

Những đôi quang gánh tô điểm cho cái hồn phố thị, thu hút sự chú ý của khách du lịch bao năm qua. Không thể đếm nỗi những vất vả, những câu chuyện đằng sau đôi quang gánh của các bà các chị trên khắp các con phố Hà Nội.

Hàng trăm tấm đan mương thoát nước trên QL 1 và đường Võ Nguyên Giáp tiếp tục bị đập phá

Hàng trăm tấm đan mương thoát nước trên QL 1 và đường Võ Nguyên Giáp tiếp tục bị đập phá

Sau khi được lắp đặt lại, hàng trăm tấm loạt tấm đan bê tông mương thoát nước trên tuyến QL 1 và đường Võ Nguyên Giáp, đoạn qua TP. Thủ Đức (TP.HCM) lại tiếp tục bị phá hoại, gây mất an toàn, ảnh hưởng đến trật tự và mỹ quan đô thị.

Nét đặc trưng trong trang phục nông dân Nam Bộ

Nét đặc trưng trong trang phục nông dân Nam Bộ

Nhắc đến người nông dân Nam Bộ xưa, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những bà con chân chất, thật thà với bộ bà ba và chiếc khăn rằn. Bộ trang phục ấy đã trở thành hình ảnh “đóng đinh” với nét đẹp duyên dáng, mộc mạc như chính con người nơi đây.

// //