Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Kỹ năng sống cho trẻ em: Thiếu và yếu ở đâu?

Phóng viên - 13/08/2019 | 6:40 (GTM + 7)

Từ trước tới nay, việc giảng dạy kỹ năng sống cho trẻ em chưa được quan tâm đúng mức và chương trình đào tạo cũng như người giảng dạy chưa được chuẩn hóa. Đây là lý do khiến nhiều vụ việc đáng tiếc xảy ra...

Chương trình giảng dạy cùng công tác đào tạo cho đội ngũ giáo viên dạy kỹ năng sống đang thiếu và yếu ở đâu?

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Ngay sau vụ học sinh lớp 1 trường Gateway tử vong do bị bỏ quên trên xe, thì việc cô giáo khiến 3 trẻ bị bỏng cồn nặng trong tiết học kỹ năng sống ở Hà Nam đã nhận được sự quan tâm lớn của dư luận. Đặc biệt, các phụ huynh có con nhỏ trong độ tuổi đến trường đều bày tỏ sự lo lắng:

“Mình rất lo lắng vì những sự việc đó. Mình nghĩ cần phải rà soát năng lực của giáo viên khi dạy kỹ năng sống cho trẻ để đảm bảo trẻ được an toàn hơn, tránh những vụ việc đáng tiếc như vừa rồi”

“Hiện nay đa phần là giáo viên ở các trường dạy kỹ năng cho trẻ, thì giáo viên liệu có đủ kiến thức và có các kỹ năng này không. Nhà trường cần phải phối hợp với các cơ quan chức năng cho chuyên môn để đào tạo cho học sinh các kỹ năng hoàn thiện hơn”.

Giáo dục kỹ năng sống là một điều rất cần thiết đối với học sinh các cấp, dù đã được đưa vào giảng dạy ở nước ta từ khá lâu nhưng việc dạy và học bộ môn đặc biệt này cũng có rất nhiều bất cập.

Trong đó,  hầu hết các trường và các giáo viên giảng dạy đều “tự bơi” bởi chưa được cung cấp bất cứ một cuốn sách giáo khoa kỹ năng sống hay tài liệu chính thống nào. Anh Nguyễn Thành Chung, giáo viên trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội cho biết:

“Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được nhiều tổ chức, đơn vị đưa vào với rất nhiều nội dung, có nội dung được nhập khẩu nước ngoài chuyển thể và dạy tại Việt Nam, có nội dung do chính chúng ta xây dựng. Về chương trình tôi chưa thấy rõ ràng, mỗi nơi hướng tới một mục tiêu khác nhau”

Lâu nay, việc giáo dục kỹ năng cho học sinh được thực hiện theo Công văn số 463 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

Tại công văn này, Bộ Giáo dục và Đào tạo không xác định thời gian giáo dục kỹ năng sống ở các cấp học là bao nhiêu mà để các trường tự xác định. Về nội dung học cũng không được chuẩn hóa, bởi công văn này chỉ nêu những định hướng chung chung, chưa quy định về sách giáo khoa chuẩn dùng để giảng dạy.

Theo đánh giá của bác sĩ Nguyễn Trọng An - nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em, Bộ LĐTB&XH, từ sự chỉ đạo chung chung này đã dẫn tới hiện tượng các trường liên kết với các cơ sở giáo dục kỹ năng sống bên ngoài để tổ chức giáo dục cho học sinh ngoài chương trình học. Phụ huynh học sinh mất tiền để cho con học thêm nhưng kết quả, chất lượng giáo dục chưa đạt được hiệu quả.

Hơn nữa, kỹ năng sống nếu không được dạy theo phương pháp, chương trình chuẩn, sự truyền đạt của giáo viên còn hạn chế thì thành “lợi bất cập hại”. Khi đó, học sinh không những không thu nhận được kiến thức mà còn có thể gây ra những tổn thương cả về thể chất và tinh thần cho trẻ.

“Giữa văn bản, chính sách của Bộ Giáo dục tới việc triển khai của ngành giáo dục hiện nay đang cách xa nhau. Ngành giáo dục hiện nay không có giáo trình hướng dẫn trẻ thoát hiểm, cô giáo thì không có kỹ năng. Tôi mong muốn là phải giảm thời gian học nhồi nhét đi mà thay vào đó là cho các cháu học các kỹ năng thoát hiểm”.

Theo phân tích của Tiến sĩ Trần Thành Nam - Giảng viên chuyên nghành Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, việc giáo dục kỹ năng sống được tích hợp trong môn học hiện nay chủ yếu là phần kiến thức, mà kỹ năng sống cần sự rèn luyện, thể hiện qua hành vi, thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, trải nghiệm, câu lạc bộ, tập luyện.

Trong khi đó, cơ sở vật chất tại các trường học để tổ chức hoạt động câu lạc bộ cho học sinh, sinh viên còn thiếu, chưa kể giáo viên cũng thiếu kinh nghiệm. Tiến sĩ Trần Thành Nam nhấn mạnh vai trò của giáo viên và phương pháp giảng dạy để nâng cao hiệu quả việc học kỹ năng sống.

“Chương trình dạy kỹ năng sống phải chứng minh được những tiêu chuẩn tối thiểu cho từng lớp học và cấp học phù hợp. Cùng với đó, người dạy phải có đủ năng lực, kỹ năng, phẩm chất mới có thể đi truyền dạy được. Phương thức, phương pháp giảng dạy cần được quản lý và kiểm chứng chất lượng”.

Theo các chuyên gia, kỹ năng sống nếu chỉ dạy lý thuyết thì không đạt hiệu quả như mong muốn vì kỹ năng chỉ được xử lý tốt nhất khi học sinh tiếp cận, va chạm trong cuộc sống. Thực tế luôn phát sinh nhiều vấn đề nên các bài giảng cũng khó theo kịp, do đó giáo dục kỹ năng sống gặp nhiều khó khăn. Thực tế hiện nay đòi hỏi ngành giáo dục cần sớm đưa ra một chương trình và phương pháp giáo dục kỹ năng sống phù hợp với với các cấp học ở nước ta.

Mỗi khi thời sự rộ lên vụ việc đáng tiếc nào với trẻ em... thì từ nhà trường đến cha mẹ, lại cấp tập bổ túc kĩ năng cho con

Ở Việt Nam, giáo dục kỹ năng sống mặc dù đã được quan tâm, tuy nhiên trong nhà trường chủ yếu học sinh chỉ được dạy kỹ năng học tập, việc giáo dục kỹ năng sống với các kỹ năng thích ứng, hòa nhập với cuộc sống, ứng phó tích cực với các tình huống chưa được quan tâm nhiều. Trong khi đó, nếu thiếu sự quan tâm trong giáo dục đào tạo kỹ năng sống cho trẻ em sẽ ảnh hưởng tới việc phát triển toàn diện cho trẻ, thậm chí gây ra những tai nạn đau lòng ngay trong bài giảng. 

"Mâm cồn và những đứa trẻ chuột bạch" (Bài bình luận của Kênh VOV Giao thông)

Sau vụ em bé bị bỏ quên trên chiếc xe đưa đón, cơ quan bảo vệ trẻ em ra văn bản khẩn, đề nghị dạy kỹ năng sống, kỹ năng thoát hiểm cho con trẻ trong tình huống tương tự. Trên các diễn đàn, một số phụ huynh cho hay, họ đã lập tức tập huấn lý thuyết, rồi đem con ra xe khoá cửa để thử tình huống, thực hành kỹ năng thoát hiểm.

Sau các vụ bắt cóc hoặc nghi bắt cóc trẻ em, nhà trường cùng phụ huynh lại sốt sắng dạy trẻ kỹ năng nhận biết “mẹ mìn” và cách đề phòng người lạ.

Tương tự như vậy, mỗi khi thời sự rộ lên vụ việc đáng tiếc nào với trẻ em... thì từ nhà trường đến cha mẹ, lại cấp tập bổ túc kĩ năng cho con.

Nhưng, ngoài chuyện phòng chống đuối nước và tai nạn giao thông là được phổ biến rộng rãi, triển khai với tinh thần chỉ đạo nhất quán, còn lại việc dạy các kĩ năng sống khác cho trẻ em, gần như đang được thực hiện một cách tự phát, mạnh ai nấy làm.

Dựa trên các chỉ đạo khẩn, hoặc “đề bài” rất chung chung của ngành, của cơ quan bảo vệ trẻ em, các trường sẽ tự cân nhắc xem ưu tiên dạy kỹ năng nào trước, vào thời điểm nào, dựa trên điều kiện cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và khả năng bố trí, sắp xếp thời gian cụ thể của mình.

Những biến số trên, tất nhiên không giống nhau ở các cơ sở giáo dục, nên sẽ cho ra kết quả rất khác nhau. Nên mới có chuyện, những đứa trẻ non nớt bị bỏng nặng bởi chính “giáo cụ” dạy phòng cháy chữa cháy, là mâm cồn được cô giáo đổ ra.

Thứ hoá chất có thể gây tai nạn chết người, thường chỉ xuất hiện trong phòng thí nghiệm, phòng y tế của nhà trường, thật khó tin, lại được đem ra, sử dụng như đồ chơi trước mặt những đứa trẻ miệng còn hơi sữa.

Phương pháp dạy kỹ năng phòng cháy chữa cháy này, hẳn chưa có tiền lệ, mà là một thử nghiệm của giáo viên. Và đối tượng thí nghiệm, không ai khác chính là trẻ em. Dù sự việc có thể gây sốc, nhưng so với những cách dạy kỹ năng sống cho học sinh mà phần lớn các nhà trường đang triển khai, mặc dù biểu hiện bề ngoài khác nhau, song về bản chất, không có gì khác biệt.

Thiếu một sự chỉ đạo thống nhất xuyên suốt, thiếu một giáo trình khoa học bài bản được thẩm định kỹ lưỡng cho các lứa tuổi, bậc học, thiếu một đội ngũ cán bộ, nhân viên giáo dục được tập huấn đủ tiêu chuẩn để có thể dạy trẻ một cách an toàn, đúng đắn và hiệu quả, việc giáo dục kỹ năng sống đang được thực hiện theo lời kêu gọi là chủ yếu, và phụ thuộc vào sự tự nhận thức, tự cảm thấy cũng như năng lực quản lý của những người đứng đầu các cơ sở giáo dục.

Trong điều kiện thời gian cơ học để dạy kiến thức chính khoá còn không đủ, những tiết học kỹ năng sống sẽ chỉ được tận dụng, tranh thủ vào giờ ngoại khoá, hoặc lồng ghép vào đâu đó.

Và bằng sự tự cảm thấy, tất nhiên người ta sẽ dạy trẻ kỹ năng sống theo những sự vụ bắt cóc, cưỡng hiếp, lạm dụng, quấy rối tình dục, cháy nổ kinh hoàng, …trong nỗi sợ hãi và cả thiếu niềm tin vào môi trường sống xung quanh, của chính họ.

Những đứa trẻ được dạy kỹ năng sống bởi những người không có kiến thức, kỹ năng để dạy nội dung này, được dạy theo cách mà một vài người nào đó không phải chuyên gia- cho là phù hợp, vừa dạy vừa theo dõi rút kinh nghiệm lần sau; và được dạy bằng cảm quan nhìn đâu cũng thấy người xấu, cũng thấy đầy rẫy bất an, nguy hiểm.

Vì thế, việc 3 cháu bé mầm non bị bỏng nặng khi cô giáo đổ cồn ra mâm để dạy phòng cháy chữa cháy, chỉ là một trong rất nhiều điều tệ hại có thể xảy ra với những đứa trẻ là “chuột bạch” trong cuộc thí nghiệm bất đắc dĩ phương pháp dạy kỹ năng sống ở các nhà trường./.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Những dấu chân hoa

Những dấu chân hoa

Tháng 3 ở Hà Nội là tháng của nhiều mùa hoa đến và đi trong tiết trời xuân rất đặc trưng của miền Bắc. Đó là sắc trắng miên man của hoa sưa, sắc tím nhẹ mong manh của hoa ban, hay màu đỏ rực của hoa gạo đã bung nở, khoe sắc, khoe hương rồi rụng rơi trên hè phố.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024 đã gần trôi qua và số liệu về đăng ký doanh nghiêp từ đầu năm tiếp tục phát đi tín hiệu về những khó khăn chưa vơi nhiều trong cộng đồng kinh doanh.

// //