Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Hiện tượng thừa lái, thiếu lái và cách khắc phục

Phóng viên - 01/10/2019 | 7:51 (GTM + 7)

Mất tập trung, không làm chủ được chiếc xe hay không thông thạo địa hình, thường sẽ đối mặt với hai hiện tượng chủ yếu khi vào cua là thiếu lái và thừa lái. Điều này thường hay xảy ra với các lái xe mới do chưa hiểu hết ý nghĩa của 2 cụm từ này.

Trước khi nghĩ đến thừa lái hay thiếu lái, việc quan trọng nhất vẫn là kiểm tra lốp xe đã mòn chưa, việc này ảnh hưởng rất nhiều khi bạn muốn đi xa

Theo zing.vn, để tìm hiểu về thừa lái (Oversteer) và thiếu lái (Understeer), trước tiên phải hiểu về khái niệm Slip Angle hay còn gọi là góc trượt của mặt lốp. Nếu 1 chiếc xe đang vào góc cua, thông thường mặt tiếp xúc chính của lốp xe với mặt đường sẽ sinh ra một lực ma sát và phản lực với hướng chuyển động của xe. 

Lực này tạo nên sự biến dạng của vùng tiếp xúc lốp xe với mặt đường. Sự biến dạng bề mặt tiếp xúc chính của lốp xe với mặt đường tạo nên một góc ngược với góc cua của xe. Ví dụ, nếu xe cua trái, đường biến dạng sẽ bị lệch về bên phải. 

Lúc này góc trượt của mặt lốp là góc tạo bởi đường biến dạng lốp xe và hướng chuyển động của cả xe. Để xác định được thừa lái hay thiếu lái chỉ cần so sánh góc trượt của mặt lốp xe giữa 2 bánh trước và 2 bánh sau, cụ thể:

Nếu góc biến dạng trước = sau: xe đủ lái (Neutralsteer)

Nếu góc biến dạng trước > phía sau: xe thiếu lái (Understeer)

Nếu góc biến dạng trước < phía sau: xe thửa lái (Oversteer)

Ngoài ra cũng có một số yếu tố chi phối đến góc trượt của mặt lốp. Đầu tiên là loại lốp, áp suất lốp; kế đến là tỷ lệ phân bổ trọng lượng trước và sau xe, cùng với chất lượng hệ thống giảm xóc trước/sau; tính chất dẫn động của loại xe…

Do vậy, trước khi nghĩ đến thừa lái hay thiếu lái, việc quan trọng nhất vẫn là kiểm tra lốp xe đã mòn chưa, việc này ảnh hưởng rất nhiều khi bạn muốn đi xa. Nếu lốp bạn đủ hơi theo đúng tiêu chuẩn xe, độ biến dạng của lốp sẽ được hạn chế tối đa và sai số trong thiếu lái hay thiếu lái cũng sẽ được giảm tối thiểu.

Hiện tượng thiếu lái (Understeer)

Hiện tượng thiếu lái (Understeer) là gì?

Theo Thanh niên, có thể hiểu đơn giản là khi vào cua chiếc xe không ôm theo đúng ý muốn của người lái. Thường có xu hướng đi theo đường thẳng, chệch ra hướng ngược lại của vòng cua. Thiếu lái là tính chất đặc trưng của các xe dẫn động cầu trước. Đa số các xe dẫn động 4 bánh khi vào cua quá nhanh, lúc này 2 bánh trước là 2 bánh đánh lái cũng là bánh dẫn động sẽ bị mất độ bám, khiến chiếc xe không di chuyển theo hướng mình muốn.

*Nguyên nhân: Lái xe không làm chủ được tốc độ nên lúc cua không đủ tạo lực hướng tâm để ôm trọn vòng cua. Dẫn đến việc kéo theo bánh trước mất ma sát (đối với những xe dẫn động bánh trước, do bánh trước chịu lực truyền trực tiếp nên cũng dễ sinh ra hiện tượng rê trượt cao hơn). Và khi chiếc xe bạn đã trượt ngang ra mép cua thì dù bó chặt vô-lăng hết cỡ cũng vô vọng.

Lưu ý, trong tình huống xe đang trượt, việc phanh thật mạnh càng làm xe trượt nhanh hơn. Lúc này, hãy tăng ma sát cho bánh (nhấp phanh nhẹ, ABS phát huy tác dụng). Tuy nhiên, khắc phục thiếu lái trong khúc cua ở đường trơn trượt là điều nằm ngoài ý muốn chủ quan của người lái.

*Cách khắc phục: Cách khắc phục tình trạng thiếu lái này, trước tiên cần phải giảm tốc độ của chiếc xe, để 2 bánh trước có thể lấy lại được độ bám với mặt đường. Để giảm tốc độ cần nhả chân ga cho chiếc xe từ từ giảm tốc, khi lấy lại được độ bám đường đồng thời trả vô lăng về hướng thẳng lái.

Hiện tượng thừa lái (Oversteer)

Hiện tượng thừa lái (Oversteer) là gì?

Theo vnexpress, thông thường khi vào cua quá nhanh và đột ngột nhả chân ga sẽ gây ra hiện tượng chuyển dịch trọng lượng bất ngờ từ sau ra trước. Ví dụ, trong điều kiện đường trơn (tác nhân từ môi trường: mưa, bùn, tuyết, băng…), tăng ga quá sớm, giảm ga đột ngột hoặc phanh gấp ở giữa khúc cua… đều khiến chiếc xe văng theo hình vòng cung. 

*Nguyên nhân: Việc phanh xe đột ngột theo phản xạ là vô cùng nguy hiểm, nó sẽ khiến mũi xe chúi xuống, dồn trọng lượng chính lên giảm xóc trước và 2 bánh trước, kéo theo 2 bánh sau mất độ bám ma sát, đuôi xe theo quán tính cũng sẽ bị văng đi.

Do vậy, nếu rơi vào hiện tượng thừa lái, cần ưu tiên giảm tốc độ trước khi phanh (lúc này, phanh ABS cũng phát huy tác dụng khi triệt tiêu lực bó cứng phanh hiệu quả nhất). Hạn chế phanh gấp khi vào giữa cua - đây là yếu tố quyết định giảm nguy cơ tai nạn do thừa lái mang lại.

Ngày nay, một số hệ thống hiện đại được lắp đặt trên xe cũng hỗ trợ khi thừa lái như giảm lực hoặc tác động lực phanh khác nhau lên 2 bánh sau. Sự khác biệt của độ an toàn khi vào cua thừa lái cũng khác nhau đối với từng loại xe dẫn động bánh trước bánh sau hoặc chủ động 4 bánh. 

*Cách khắc phục: Trong trường hợp này, cần đánh lái ngược lại hướng xe đang ôm cua với một lượng vừa đủ. Nếu đánh lái ngược quá ít sẽ không đủ để ngăn hiện tượng văng đuôi, còn đánh quá nhiều sẽ gây tác dụng ngược là khiến xe văng đuôi hoặc xoay theo hướng ngược lại. 

Hiện tượng thừa lái, thiếu lái luôn xảy ra trong các khúc cua và mức độ nghiêm trọng của nó tùy thuộc vào kỹ năng điều khiển và khả năng làm chủ tốc độ của người lái. Chính vì vậy, những kỹ năng này cần được luyện tập nhiều lần mới thành thạo được. Và học cách phản ứng, nếu không đủ nhanh sẽ khiến chiêc xe rơi vào tình trạng nguy hiểm, không thể kiểm soát được.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Con vi phạm giao thông, mẹ nhắn: 'Kệ, con cứ ngồi đấy là họ sẽ thả”

Con vi phạm giao thông, mẹ nhắn: "Kệ, con cứ ngồi đấy là họ sẽ thả”

Khác biệt với thái độ nghiêm khắc của các phụ huynh khi con mình vi phạm Luật Giao thông đường bộ, có phụ huynh khi con gọi điện, nhắn tin thông báo bị lực lượng chức năng xử lý vi phạm giao thông, lại rất...

Thu phí trông xe không dùng tiền mặt và cơ hội minh bạch

Thu phí trông xe không dùng tiền mặt và cơ hội minh bạch

Hà Nội đang thí điểm thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt tại quận Tây Hồ và từ 15/4 tới sẽ mở rộng sang một số khu vực, một số tuyến phố tại quận Hoàn Kiếm. Điều này được nhiều người dân mong chờ vì hứa hẹn mang lại nhiều tiện lợi và cơ hội minh bạch.

Mô hình xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội, tại sao khó triển khai?

Mô hình xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội, tại sao khó triển khai?

Theo kết quả nghiên cứu về xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội do Trường Đại học Công nghệ GTVT vừa công bố, có khá nhiều rào cản khiến xe điện 2 bánh khó triển khai tại Hà Nội, hoặc mới chỉ dừng lại ở mô hình thí điểm. Vậy, những rào cản này là gì?

Cao điểm hạn mặn, người dân “đong nước” với giá cao

Cao điểm hạn mặn, người dân “đong nước” với giá cao

Do hạn mặn kéo dài làm mạch nước ngầm và nguồn nước mặt bị nhiễm mặn, một số địa phương ở ĐBSCL đã không còn nước ngọt để sinh hoạt. Những khu vực dân cư ở xa trung tâm xã hoặc ven biển thì buộc lòng phải mua nước ngọt với giá cao gấp 5 lần giá bình quân chung

Loay hoay chuyện nuôi chó và phòng bệnh dại

Loay hoay chuyện nuôi chó và phòng bệnh dại

Tiếp nối câu chuyện “Hà Nội đang quên bắt chó thả rông?”, VOV Giao thông tiếp tục câu chuyện “Người Sài Gòn loay hoay câu chuyện nuôi chó và phòng bệnh dại”.

Hà Nội đang quên bắt chó thả rông?

Hà Nội đang quên bắt chó thả rông?

Nếu sống ở Hà Nội, chắc hẳn ai cũng đã từng nghe đến tên “Đội bắt chó thả rông”. Thế nhưng, sau những đợt ra quân này thì mọi việc có vẻ như lại đâu vào đấy, chó thả rông vẫn ngang nhiên chỗ đông người. Vậy Hà Nội có đang lãng quên công việc này?

1 tháng bị lập biên bản 5 lần, quán cafe vẫn lấn chiếm vỉa hè

1 tháng bị lập biên bản 5 lần, quán cafe vẫn lấn chiếm vỉa hè

Dù mới khai trương tại quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, thế nhưng chỉ trong tháng 01/2024, quán cafe này đã bị 5 lần lập biên bản vì lỗi lấn chiếm lòng đường vỉa hè, tuy nhiên đến nay quán vẫn tiếp tục vi phạm.

// //