Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Giao thông cho người khuyết tật: Khi quy định được soạn thảo bằng tư duy của người lành

Phóng viên - 05/12/2019 | 5:38 (GTM + 7)

Thực tế lâu nay, pháp luật về giao thông cho NKT không chỉ thiếu các quy tắc riêng để hướng dẫn, điều chỉnh hành vi cho an toàn, mà còn rất thiếu chế tài để đảm bảo thực thi các quyền chính đáng của họ. Điều này khiến NKT vẫn gặp nhiều rào cản khi tiếp cậ

Toàn bộ tuyến đường Yết Kiêu (Hà Nội) được đầu tư tốn kém để làm đường dành cho người khiếm thị nhưng lại bị các xe ô tô chiếm dụng làm nơi đỗ xe và không người khuyết tật nào có thể di chuyển qua đây
Toàn bộ tuyến đường Yết Kiêu (Hà Nội) được đầu tư tốn kém để làm đường dành cho người khiếm thị nhưng lại bị các xe ô tô chiếm dụng làm nơi đỗ xe và không người khuyết tật nào có thể di chuyển qua đây

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, ở một số công trình công cộng, tuyến đường mới đã thực hiện thiết kế xây dựng đường dành cho người khuyết tật (NKT) nhưng sự cẩu thả trong thi công và giám sát thực thi đã làm mất chức năng của những công trình này. 

Như đoạn đường mà VOVGT khảo sát trên phố Yết Kiêu (Hà Nội) thì toàn bộ tuyến đường này đã được đầu tư tốn kém để làm đường dành cho người khiếm thị nhưng đang bị các xe ô tô chiếm dụng làm nơi đỗ xe và không người khuyết tật nào có thể di chuyển qua đây. 

Thực tế này đặt ra câu hỏi, mặc dù các quy định đã cụ thể, nhưng quyền giao thông của người khuyết tật liệu có được đảm bảo, và chế tài nào để thực thi các quyền chính đáng của họ?

Sự vất vả khi tham giao thông của người khuyết tật hiện nay khó có thể kể hết khi mà nhiều tuyến đường giao thông không có làn đường riêng dành cho người khuyết tật, thiếu các tín hiệu, ký hiệu báo đường lên xuống và thiếu những thông tin, biển chỉ dẫn về xe buýt. Một người khuyết tật chia sẻ về khó khăn trong quá trình tham gia giao thông:

“Trên hè nơi để xe máy thường là hàng quán mà đối với người khiếm thị đi hoàn toàn phải đi xuống dưới long đường, sát mép hè. Vấn đề tiếp cận để đi xe buýt thì tìm được một bến xe buýt rất là khó”.

Đánh giá về khả năng tiếp cận của người khuyết tật với các công trình giao thông, bà Dương Thị Vân, Chủ tịch Hội Người khuyết tật Hà Nội cho rằng, với sự quan tâm của các bộ, ban, ngành, những năm qua, nhiều công trình đã được nâng cấp, tạo thuận lợi cho việc đi lại của NKT. 

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, NKT vẫn gặp nhiều khó khăn khi tham gia giao thông, ví như khi làm đường dốc để NKT đi xe lăn lên xuống, độ dốc quá lớn khiến NKT không dám đi lại, làm cho công trình bị lãng phí. 

“Các công trình công cộng có tiêu chuẩn, có quy chuẩn nhưng họ lại không làm theo đúng kỹ thuật nên người khuyết tật có nhiều khó khăn như người mù chẳng hạn, chính sách đã đưa ra đồng bộ nhưng nơi này nơi kia lại chưa áp dụng. Vì thế, cần phải có kiểm tra, giám sát thường xuyên”.  

Th.S Vũ Anh Tuấn (Trường Đại học giao thông vận tải Hà Nội) phân tích, sở dĩ hiện có nhiều bất cập về khả năng tiếp cận giao thông cho người khuyết tật là do những công trình cho người khuyết tật sử dụng thường đòi hỏi không gian lớn hơn, công trình phụ trợ nhiều hơn dẫn đến chi phí cao hơn. 

Tuy nhiên, vấn đề chủ yếu là nhiều đơn vị quản lý nhà nước, các đơn vị quản lý công trình, các chủ đầu tư xây dựng chưa thực sự quan tâm đến quyền bình đẳng dành cho người khuyết tật trong các khâu thiết kế, xây dựng, quản lý giám sát xây dựng cũng như quá trình giám sát thực hiện. 

Th.S Vũ Anh Tuấn cũng cho biết, tại một số đô thị như Singapore, Hồng Kông, Nhật Bản… luôn chú trọng đến giao thông tiếp cận cho người khuyết tật. Ở Nhật Bản có làn đường dành riêng cho người khiếm thị và vỉa hè không bị lấn chiếm như Hà Nội nên người khiếm thị dễ dàng đi lại trên đường. 

Tại Singapore, hệ thống cầu vượt dành cho người đi bộ tại một số khu vực trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, trang bị cả hệ thống thang máy dành riêng cho người khuyết tật vận động lên xuống một cách dễ dàng. 

Tại các ga tàu điện ngầm nhiều đô thị, luôn bố trí những làn đường tiếp cận với nhiều biển chỉ dẫn rõ ràng, trên các phương tiện giao thông công cộng luôn được bố trí ghế ngồi, không gian dành riêng cho người khuyết tật... 

Ông Tuấn cho rằng, ở nước ta cùng với việc ban hành các quy định thì cần tìm ra các giải pháp để hiện thực hóa các quy định này trong cuộc sống, để người khuyết tật thực sự được sử dụng những công trình, tiện ích giao thông dành cho mình:

“Trong quá trình tìm kiếm giải pháp chúng ta có thể tham khảo những thành công của các thành phố đã đi trước đã giải quyết tốt vấn đề này. Như Singapore áp dụng công nghệ về thiết kế hạ tầng và phương tiện và cung cấp hệ thông thông tin qua các kênh đặc biệt như dạng âm thanh cho người khiếm thính và hình ảnh cho người khiếm thị”.

Việc cung ứng các công trình giao thông và thiết kế không gian công cộng dành cho người khuyết tật có thể tiếp cận và sử dụng dễ dàng, là yêu cầu bắt buộc của một đô thị văn minh và là một trong các thước đo mức độ phát triển xã hội. 

Do vậy, nhiều ý kiến cho rằng, từ khâu thiết kế cần tuân thủ nghiêm túc quy định về công trình giao thông của người khuyết tật; các văn bản pháp quy cần phải bổ sung, cập nhật những quy định xây dựng hạ tầng giao thông và chỉ dẫn để người khuyết tật an toàn, dễ dàng khi sử dụng. Ông Nguyễn Đình Liêu, Chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam đề xuất: 

“NKT tham gia giao thông phải đảm bảo cái thuận tiện, chúng ta phải xem lại nhu cầu NKT tham gia giao thông để chúng ta đưa ra giải pháp. Và phải tăng cường kiểm tra giám sát và nhắc nhở công tác quản lý phải tích cực. Đầu tư tiếp cận giao thông với mọi người, không chỉ đầu tư lớn cho NKT. Chúng ta cố gắng đừng tạo ra sự khác biệt quá lớn là MKT phải thế này thế kia, hòa chung vào sinh hoạt đấy là cái NKT mong muốn nhất”.

Từ tháng 6/2017, người khuyết tật có thể được cấp Giấy phép lái xe ô tô - đây như 1 tia sáng lóe lên niềm hi vọng để cải thiện đời sống của bản thân và gia đình họ nhưng đó vẫn chỉ là "quyền trên giấy".
Từ tháng 6/2017, người khuyết tật có thể được cấp Giấy phép lái xe ô tô - đây như 1 tia sáng lóe lên niềm hi vọng để cải thiện đời sống của bản thân và gia đình họ nhưng đó vẫn chỉ là "quyền trên giấy".

Quyền tiếp cận giao thông của Người khuyết tật đã được luật hóa. Nhưng vì sao người khuyết tật vẫn gặp vô vàn khó khăn trong quá trình tiếp cận giao thông? Dưới góc nhìn của VOVGT, bất cập này xuất phát từ chính sự “khiếm khuyết” trong tư duy soạn thảo.

Quy định sẽ “khuyết tật” khi được soạn thảo bằng tư duy của người lành

Điểm d Khoản 1, điều 4 của Luật Người khuyết tật 2010 quy định về quyền và nghĩa vụ của NKT đã nêu rõ: NKT được “chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông…..”

Và chiểu theo khoản 8 điều 2 Luật này, “Tiếp cận là việc người khuyết tật sử dụng được công trình công cộng, phương tiện giao thông”….

Nhưng thực tế, với những gì đang diễn ra, thì quyền tiếp cận giao thông của NKT chủ yếu vẫn đang nằm trên giấy, và thậm chí còn chưa được trên giấy.

Chưa một dòng nào trong Luật Giao thông đường bộ ban hành cách đây hơn 10 năm có quy định riêng về quy tắc giao thông hay hạ tầng cho NKT. Dù khác biệt do khiếm khuyết cơ thể, NKT vẫn được “gom” vào để điều chỉnh bằng các quy định chung áp dụng cho tất cả.

Cũng trong 10 năm đó, chưa có thêm Nghị định nào bổ sung hướng dẫn, hay thúc đẩy thực thi các quyền tiếp cận giao thông cho NKT.

Thông tư 12/2017 của Bộ GTVT như một tia sáng lóe lên niềm hi vọng cho NKT, để họ được chủ động hơn về đi lại, có điều kiện cải thiện đời sống của bản thân và gia đình, khi từ tháng 6/2017, NKT có thể được cấp Giấy phép lái xe ô tô. Tuy nhiên, đó vẫn chỉ là “quyền trên giấy”. 

Bởi cho đến nay, số cơ sở đào tạo lái xe chấp nhận học viên NKT mới chỉ đếm trên đầu ngón tay. Sự phức tạp trong đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đến giáo án giáo trình, nhân lực phục vụ cho nhóm đặc thù này, khiến cho các cơ sở xã hội hóa không mấy mặn mà. 

Lại có NKT được nhận đào tạo, nhưng đến khi đăng ký sát hạch thì bị từ chối, phải thắc mắc khiếu nại lên xuống, mướt mồ hôi. Đăng kiểm phương tiện cho NKT, dù về nguyên tắc là cho phép, nhưng nếu NKT nào đăng kiểm thành công, thì bỗng nổi lên như một “hiện tượng”, vì… quá hiếm hoi!

Và hơn 2 năm kể từ khi Thông tư 12 có hiệu lực đến nay, VOVGT vẫn nhận được rất nhiều những kiến nghị khẩn thiết của các hội, nhóm, câu lạc bộ NKT về việc, bao giờ họ được  cấp bằng lái, được điều khiển phương tiện của mình để chủ động đi lại, có nhiều cơ hội hơn trong công việc, trong cuộc sống, trong điều kiện giao thông công cộng còn nan giải với cả người lành, chứ đừng nói với người khiếm khuyết về sức khỏe?

Chủ trương chăm lo, hỗ trợ NKT của Đảng, Nhà nước hướng tới đảm bảo sự bình đẳng, nhân văn đối với mọi người trong xã hội, nhất là những người kém may mắn. Tuy nhiên, khi được thể chế hóa thành các quy định pháp luật, rất tiếc, nó lại đang được soạn thảo bằng tư duy của những người lành lặn. 

Điều đó dẫn đến tình trạng bản thân luật ra đời đã “khiếm khuyết”, rồi Luật lại “dài cổ” đợi chế tài, còn NKT thì mòn mỏi đợi các quy định được thực thi, để có thể đàng hoàng được hưởng các quyền bình đẳng của mình trong giao thông với sự tôn trọng của mọi người xung quanh, chứ không phải là sự thản nhiên phớt lờ, để mặc họ tự xoay sở, hay giúp đỡ chỉ vì lòng trắc ẩn, hoặc tệ hơn là thản nhiên chà đạp lên các hạ tầng giao thông dành cho họ.

Sự phát triển của khoa học và công nghệ cho phép NKT ngày càng hòa nhập tốt hơn với cộng đồng. Nhưng nếu tư duy soạn thảo các quy phạm pháp luật để NKT có thể tiếp cận giao thông vẫn theo kiểu “khiếm khuyết” như trên, thì quyền tiếp cận giao thông nói riêng và tiếp cận hạ tầng công cộng hay các công trình phúc lợi xã hội khác của NKT về cơ bản sẽ vẫn chỉ là quy định cho vui./.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa hôm qua với diễn biến phân hoá.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

// //