Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Giảm vi phạm giao thông: Đừng ỷ vào việc tăng nặng chế tài

Phóng viên - 24/02/2020 | 5:55 (GTM + 7)

Trong dự thảo Luật sửa đổi, mức phạt được tăng lên gần gấp đôi đối với các vi phạm giao thông đường bộ, liệu có giúp người dân ý thức và trách nhiệm hơn khi tham gia giao thông hay không? Và liệu đây có phải là giải pháp hữu hiệu để làm giảm các hành vi v

Trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính đã đề xuất tăng nặng nhiều mức phạt hành chính, trong đó có vi phạm giao thông, lên tới 75 triệu đồng để răn đe và ngăn ngừa vi phạm
Trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính đã đề xuất tăng nặng nhiều mức phạt hành chính, trong đó có vi phạm giao thông, lên tới 75 triệu đồng để răn đe và ngăn ngừa vi phạm

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Tuy mới chỉ là Dự thảo nhưng đề xuất tăng lên mức 75 triệu thay vì 40 triệu như hiện nay đã tạo ra ý kiến trái chiều bởi nhiều người cho rằng, điều này chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến các doanh nghiệp kinh doanh vận tải cũng như người tham gia giao thông. 

“Nhiều khi có lỗi mà người dân không cố tình vi phạm nhưng chẳng may vô tình vi phạm thì mức phạt này với một người lái xe có thể triệt đi đường hành nghề, mức phạt quá cao có thể phải bán xe” 

“Mức phạt này cao quá, người dân lấy gì để nộp được, khó quá phải bỏ lại cả phương tiện”.

“Tăng thì mức răn đe cũng tăng lên rất nhiều nhưng lực lượng chức năng phải xử phạt thật nghiêm mới có tác dụng”.

Ông Ngô Vĩnh Bạch Dương, Chuyên gia Pháp luật Kinh tế, Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cho rằng, khi chế tài xử phạt trở nên nghiêm khắc hơn, nó sẽ tác động trực tiếp đến ý thức của người tham gia giao thông. 

Theo đó, người dân sẽ thận trọng hơn trong quản lý, sử dụng phương tiện giao thông để tránh bị những thiệt hại về kinh tế. Tuy nhiên, để người tham gia giao thông chấp hành nghiêm túc các quy định thì còn phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức thi hành của các cơ quan chức năng. Bởi theo ông Dương, Luật nghiêm khắc rồi, nhưng thi hành không đến nơi đến chốn thì người dân vẫn cứ “nhờn luật” và không tin tưởng. 

“Chúng ta luôn luôn phải tính đến việc thực thi, nó phụ thuộc vào điều kiện thực hiện của người có nghĩa vụ, nếu phạt cao quá người ta không có tiền thì khó thực hiện. Tăng hình phạt dĩ nhiên quan trọng nhưng quan trọng nhất là việc phát hiện và xử lý một cách triệt để các vi phạm, tất cả các vi phạm đều được phát hiện và xử lý theo đúng quy định của pháp luật”.

Thừa nhận việc tăng mức xử phạt hành chính trong vi phạm giao thông có tác động và hiệu quả trong việc nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, nhưng luật sư Trương Anh Tú, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, nên cân nhắc chỉ tăng mức phạt tiền tối đa trong trường hợp thực sự cần thiết; phải có cơ sở và phải được đánh giá tác động cụ thể, bảo đảm tương xứng với mức độ nguy hiểm của từng nhóm hành vi vi phạm. 

“Biện pháp nâng mức xử phạt vi phạm giao thông là biện pháp cơ bản và quan trọng để nâng cao ý thức người dân; nhưng nó không phải là tất cả, chúng ta còn nhiều biện pháp khác như tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và cải tạo hạ tầng giao thông”. 

Theo TS Trần Hữu Minh – Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính, trong đó có vi phạm về Trật tự An toàn giao thông qua thực tiễn đã chứng minh, đây là một trong những đạo Luật được áp dụng nhiều nhất trong thực tiễn cuộc sống, giúp xử lý kịp thời các vi phạm để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân. 

Việc nâng cao mức xử phạt với một số hành vi có mức độ nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ là khả thi bởi mức trần xử phạt hiện nay theo điều Luật ban hành từ năm 2012 đã không còn phù hợp. Tuy nhiên, ông Minh nhấn mạnh, việc nâng mức phạt chỉ là một giải pháp bởi song song với nó, có nhiều giải pháp quan trọng hơn cần phải thực hiện để ngăn chặn các hành vi vi phạm giao thông: 

“Chúng ta vẫn chưa có quy định việc quản lý vi phạm và tái phạm, những người vi phạm nộp phạt xong là như mới nên tác dụng răn đe và giáo dục chưa cao, và hiện nay chưa cho phép xử phạt lũy tiến với việc tái phạm trong khi đây là việc làm hết sức cần thiết, đặc biệt với những trường hợp nhờn luật hoặc coi thường pháp luật”.

TS Trần Hữu Minh kiến nghị, cần sớm nghiên cứu hình thành hệ dữ liệu để quản lý vi phạm trật tự an toàn giao thông làm cơ sở quản lý tái phạm và xử phạt lũy tiến với việc tái phạm. Với những hành vi vi phạm giao thông đặc biệt nghiêm trọng thì không chỉ phạt về kinh tế. Mà cần được chuyển đổi và bổ sung xử lý theo Luật Hình sự thì mới đủ sức răn đe.

Việc tăng nặng chế tài, dù được người tham gia giao thông đưa ra bàn luận sôi nổi và cập nhật cùng nhau mỗi khi có quy định mới, nhưng bản thân nó chưa đủ để tạo nên thay đổi trong ý thức chấp hành
Việc tăng nặng chế tài, dù được người tham gia giao thông đưa ra bàn luận sôi nổi và cập nhật cùng nhau mỗi khi có quy định mới, nhưng bản thân nó chưa đủ để tạo nên thay đổi trong ý thức chấp hành

Tăng mức xử phạt để răn đe là một trong các giải pháp để ngăn ngừa vi phạm, không chỉ riêng trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của VOVGT, nếu lạm dụng việc tăng nặng chế tài mà không song hành với nghiêm túc thực thi, thì hiệu quả khó lòng đạt được.

Đừng lạm dụng chế tài

Tăng nặng chế tài, có thể làm giảm vi phạm giao thông hay không?

Câu trả lời là có, giảm mạnh, nếu dẫn chứng từ việc thực hiện Nghị định 100 của Chính phủ, rõ nhất là với vi phạm nồng độ cồn. 

Nhưng câu trả lời sẽ là “chưa hẳn”, nếu dẫn chứng từ các hành vi khác – cũng được tăng nặng chế tài, theo nghị định 100. Điển hình như việc lùi xe trên cao tốc, mức phạt tiền tăng gấp 10 lần trước kia, tới 18 triệu đồng và tước bằng lái 7 tháng. 

Dù đã có những trường hợp bị phạt kịch trần, được thông tin rộng rãi, nhưng mức giảm của vi phạm này chưa rõ rệt và ngay lập tức như vi phạm nồng độ cồn.

Còn nếu so sánh với các lần tăng nặng chế tài trước đó khi sửa đổi bổ sung các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, thì câu trả lời thậm chí khác xa.

Năm 2016, lần đầu tiên, Nghị định 46 bổ sung quy định xử phạt hành vi “dùng tay sử dụng điện thoại khi lái xe ô tô”, mức phạt tới 800 nghìn đồng. Nhưng qua 4 năm thực thi, hành vi này không hề có xu hướng giảm, nếu không muốn nói là còn nở rộ hơn, cùng với sự thịnh hành của điện thoại thông minh và những sự lôi cuốn vô hình của mạng xã hội. Ngay cả khi mức phạt được nâng lên tới 2 triệu đồng theo Nghị định 100, tình hình gần như vẫn chưa có gì chuyển biến. 

Tình trạng tương tự cũng diễn ra với các hành vi vi phạm khác đã từng được tăng nặng chế tài qua các lần sửa đổi nghị định, như không thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô - ở các vị trí có trang bị dây an toàn; hay điều khiển xe máy đi vào đường cao tốc. 

Điều đó cho thấy, việc tăng nặng chế tài – dù được người tham gia giao thông đưa ra bàn luận sôi nổi và cập nhật cùng nhau mỗi khi có quy định mới, nhưng bản thân nó chưa đủ để tạo nên thay đổi trong ý thức chấp hành. Mà cách thức tổ chức, giám sát thực thi mới là yếu tố quyết định.

Việc tăng nặng chế tài cũng tiềm ẩn nhiều rùi ro về tiêu cực tham nhũng nếu kiểm soát không tốt, làm nghiêm trọng thêm căn bệnh “nhờn” luật nếu thực hiện không nghiêm
Việc tăng nặng chế tài tiềm ẩn nhiều rùi ro về tiêu cực tham nhũng nếu kiểm soát không tốt, làm nghiêm trọng thêm căn bệnh “nhờn” luật nếu thực hiện không nghiêm

Cùng tăng nặng mức phạt theo Nghị định 100, nhưng vì sao hành vi lùi xe trên cao tốc giảm chưa nhiều? Đó là bởi, người lái xe vẫn cho rằng, không phải vị trí nào trên cao tốc cũng có camera, và họ chưa chắc đã bị xử lý. 

Ngay cả với cùng một hành vi, cùng tăng nặng chế tài, nhưng lần trước, khi mức phạt cho các tài xế “say xỉn” lên đến 18 triệu đồng – không hề thấp, nhưng vi phạm gần như không hề giảm. Còn lần này thì giảm mạnh, giảm ngay. Là vì các đợt ra quân xử lý vi phạm nồng độ cồn lần này được thực hiện liên tục và đồng loạt, mọi lúc mọi nơi, tết nhất không nương, dịch bệnh không nghỉ, không can thiệp, không xin cho. 

Đó là sự khác biệt rất lớn trong khâu tổ chức thực hiện một quy định mới, mà cả xã hội đều kỳ vọng sẽ mang lại thay đổi đột phá về tình hình TTATGT. Và chính hiệu quả của cách làm này cũng cho thấy vì sao những vi phạm khác vẫn chưa có sự dịch chuyển rõ nét.

Trong bối cảnh có quá nhiều vi phạm đang trực tiếp đe dọa đến an toàn giao thông, mà nhân lực vật lực có hạn, thì việc ra quân có trọng tâm trọng điểm, đẩy lùi những mối nguy hiểm hàng đầu là lựa chọn cần thiết. Và đề xuất tăng nặng chế tài để tăng tính răn đe với vi phạm giao thông, cũng là có lý. 

Song, sẽ là chưa thỏa đáng, nếu lấy hiệu quả của cuộc chiến với vi phạm nồng độ cồn làm lý do đề xuất tăng nặng chế tài cho các vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực giao thông, bởi những sự khác biệt căn bản như vừa nêu.

Bản thân việc xử lý vi phạm cũng là một phương pháp giáo dục, phòng ngừa. Và bản thân việc tăng nặng chế tài cũng tiềm ẩn nhiều rùi ro về tiêu cực tham nhũng nếu kiểm soát không tốt, làm nghiêm trọng thêm căn bệnh “nhờn” luật nếu thực hiện không nghiêm. 

Do đó, nếu giáo dục chưa thường xuyên, phòng ngừa chưa tích cực mà đã tính đến dùng “đòn roi” mạnh hơn, thì e rằng mục tiêu khó đạt được, trừ khi đó là cách để ai đó cố chứng tỏ “mọi trách nhiệm đã hoàn thành”./.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Phân luồng lại cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Căn cứ khoa học hay rủi ro bị “đẩy” cho địa phương

Phân luồng lại cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Căn cứ khoa học hay rủi ro bị “đẩy” cho địa phương

Mới đây Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị đã có văn bản gửi Bộ GTVT, Cục Đường bộ VN đề nghị không cấm xe khách trên 30 chỗ, xe tải nặng từ 6 trục trở lên đi vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Từ ngõ ra đường lớn: Nhiều tình huống 'không đỡ được'

Từ ngõ ra đường lớn: Nhiều tình huống "không đỡ được"

Trên các con đường, tuyến phố của Hà Nội có không ít những con ngõ nhỏ, vuông góc với đường lớn. Câu chuyện giao thông nào sẽ được kể xoay quanh việc người dân điều khiển phương tiện đi từ ngõ nhỏ ra phố lớn hay ngược lại đi từ phố lớn vào ngõ nhỏ?

Đừng bỏ qua giai đoạn 'vàng' phát triển thể chất

Đừng bỏ qua giai đoạn "vàng" phát triển thể chất

Vấn đề thiếu đội ngũ giáo viên hay cơ sở vật chất phục vụ giáo dục thể chất có thể từng bước được khắc phục. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng giáo dục thể chất thì điều quyết định là ở tư duy, nhận thức về môn học này.

Phân luồng giao thông dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng

Phân luồng giao thông dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng

Để chủ động đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, phòng ngừa ùn tắc tại khu vực Đền Hùng và các tuyến đường trên địa bàn tỉnh phục vụ người dân đi lại thuận tiện, an toàn, Công an tỉnh Phú Thọ xây dựng phương án phân luồng giao thông dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Mảnh sân nhà tập thể

Mảnh sân nhà tập thể

Những không gian công cộng trở nên quý giá với cộng đồng dân cư nơi đô thị, thật thân thương khi bộ hành qua phố vẫn thấy các khu tập thể cũ có một mảnh sân chung đong đầy tình cảm ấm áp láng giềng, nơi lưu giữ bao kỷ niệm, nơi sinh hoạt cộng đồng khiến mọi người thêm gắn bó với nơi chốn. 

Bảo đảm trật tự ATGT dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5

Bảo đảm trật tự ATGT dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 36/CĐ-TTg ngày 11/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4-01/5 và cao điểm du lịch hè 2024.

Quỹ bình ổn xăng dầu: Đã đến lúc “dỡ bỏ”? (Phần 2)

Quỹ bình ổn xăng dầu: Đã đến lúc “dỡ bỏ”? (Phần 2)

Chiều qua (11/4), Kênh VOV Giao thông đã phân tích về hoạt động của Quỹ bình ổn xăng dầu trong những năm qua.

// //