Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Dọc miền châu thổ (Bài 2): Qua vùng phên dậu

Phóng viên - 25/01/2020 | 20:57 (GTM + 7)

Dù không có xe cộ tấp nập, không có những dàn đèn nghệ thuật lấp lánh trên cao, cũng chẳng có hàng quán đông đúc người vào ra như các thành phố lớn, nhưng khi đặt chân đến các tỉnh vùng biên của ĐBSCL, người ta vẫn cảm nhận rất rõ không khí những ngày đầu

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Sức sống đầu xuân đầy ấp trong từng căn nhà ở ĐBSCL với mùi khói bếp thơm nồng tỏa lan từ các chái bếp; từ sân vườn cho đến các lối đi đều được quét dọn sạch sẽ, tươm tất; cho đến những khóm hoa soi nhái, mười giờ cũng đã được săn sóc kỹ để kịp khoe sắc dịp xuân sang.

Đó chính là những cảm nhận ban đầu trong chuyến hành trình đón Tết ở miền phên dậu, nhưng chắc chắn đó chưa phải là tất cả…

Chốt dân quân miền phên dậu

Chốt dân quân thị xã Kiến Tường đi tuần tra bảo vệ địa bàn 

Có đường biên giới dài 26km với nước bạn Campuchia, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An là trung tâm của vùng Đồng Tháp Mười, giữ vị trí chiến lược trọng yếu về quốc phòng và an ninh trong thế trận phòng thủ của khu vực.

Và đây cũng là điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi trong chuyến đi đặc biệt này.

Chăm chỉ, miệt mài, không bỏ lỡ một phút giây nào, các chiến sĩ Tiểu đội Dân quân thường trực chốt dân quân xã Bình Tân vẫn triển khai huấn luyện và thực hiện nhiệm vụ tuần tra bảo vệ an ninh trên địa bàn như thường nhật.

Đó là những hình ảnh đầu tiên chúng tôi được thấy giữa một sáng mùa xuân đến thăm đơn vị.

Tết đến, ai ai cũng mong muốn được về nhà, được cùng người thân đón chào năm mới và các chiến sĩ nơi đây cũng không ngoại lệ. Nhưng vì nhiệm vụ đã được đất nước giao phó, các chiến sĩ vẫn ngày đêm miệt mài thực hiện sứ mệnh cao cả của mình.

Nhìn cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, những chậu kiểng được xếp đặt ngăn nắp dọc theo các hành lang, những hàng cúc, vạn thọ, mai vàng rực rỡ khoe sắc... tất cả như đang làm bừng sáng sắc xuân giữa miền biên viễn.

Những năm qua, từ khi có lực lượng dân quân thường trực ăn ở tập trung, được trang bị vũ khí, ngày đêm tuần tra canh gác, bà con địa bàn biên giới đã yên tâm tập trung đầu tư phát triển sản xuất, bám trụ lâu dài trên miền “phên dậu” này.

Có thể nói, chốt dân quân xã Bình Tân ra đời vừa là người lính đứng gác một góc biên cương, vừa là điểm tựa của nhân dân lao động sản xuất trên địa bàn biên giới.

Lực lượng dân quân cung cấp nước ngọt cho bà con vùng hạn mặn 

Chia sẻ về tình quân dân gắn kết tại địa phương, ông Trương Văn Thưởng - Trưởng ấp Gò Tranh, xã Bình Tân, thị xã Kiến Tường, Long An cho biết: "Mỗi khi chiều về, bà con của mình phải lùi về phía sau vào trong nội địa chứ không dám ở lại vùng biên. Từ khi có chốt này bà con hết sức an tâm, nhờ vào anh em giữ gìn an ninh trật tự, không phải lo lắng gì nữa, khó khăn gì đó thì anh em cũng đều giúp đỡ. Đến thời điểm này thì bà con rất an tâm tập trung sản xuất".

Để vững tay súng nơi biên cương với phương châm “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, các chiến sĩ tại đây bao năm qua luôn được sống trong sự đùm bọc, chở che của người dân địa phương, đặc biệt trong những dịp như thế này, tình quân dân lại càng thêm son sắt.

Mỗi độ Tết đến, chính quyền địa phương và bà con lại cùng cán bộ, chiến sĩ tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, giải trí để vui xuân đón Tết. Chị em phụ nữ thì đến cùng gói bánh chưng, bánh tét với Bộ đội biên phòng, các đoàn viên thanh niên thì tổ chức các chương trình giao lưu văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao…

Năm nào cũng vậy, cứ đến hẹn thì các hoạt động lại trở nên sôi nổi. Có những cán bộ đã quen với cảm giác đón xuân xa nhà, có những chiến sĩ thì vẫn mang theo cảm giác bỡ ngỡ khi chốt trực tại đơn vị nhưng trên hết, chúng tôi vẫn cảm nhận được mùa xuân trong đôi mắt họ. Đó là mùa xuân của những người trẻ luôn sẵn sàng, sát cánh cùng nhân dân.

Anh Nguyễn Thanh Nam - Xã đội trưởng xã Bình Tân - thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An xác định nhiệm vụ trọng tâm:

"Bản thân đơn vị đã xây dựng các kế hoạch huấn luyện, diễn tập nhằm đảm bảo hoạt động của chốt dân quân sát với đối tượng địa bàn tác chiến. Nhất là về địa hình thời tiết gắn với các tình huống quốc phòng và an ninh. Chủ động phối hợp với các lực lượng bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, góp phần bảo vệ vững chắc biên giới quốc gia trong mọi tình huống".

Thay đổi dịp đầu năm trên vùng An Giang

Tết đã về trên vùng biên giới

Tết biên giới tuy không có những màn pháo hoa rực rỡ, cũng không đèn màu lấp lánh nhưng bù lại là những đêm lửa trại bập bùng, cán bộ, chiến sĩ cùng với nhân dân vùng nắm chặt tay nhau cất cao lời ca tiếng hát ấm áp nghĩa tình. Xuôi theo tuyến quốc lộ, chúng tôi lại tìm về với vùng thất sơn An Giang – địa phương có đường biên giới dài gần 100 km giáp 2 tỉnh Kandal và Takeo của nước bạn Campuchia.

Đoạn đường dài hơn 41km từ thành phố Châu Đốc dẫn lối đoàn công tác lần lượt đến với những khung cảnh rất đặc trưng của địa phương này. Hai bên đường là những thửa ruộng vùng cao, có nơi thì lúa đang vào vụ chín vàng nhưng cũng có những nơi bà con đã trục, phơi để chuẩn bị cho mùa vụ mới. Càng đi xa hơn chúng tôi càng cảm thấy An Giang thật hấp dẫn, huyền bí với bóng dáng của những hàng thốt nốt soi bóng trên đồng và thấp thoáng xa xa là những dãy núi thấp cao xen kẽ.

Ghé thăm Ban Nhân dân khóm An Bình, thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, chúng tôi được chính quyền và bà con nơi đây đón tiếp nồng hậu. Anh Lê Văn Hùng – Bí thư Chi bộ, Trưởng khóm An Bình phấn khởi cho biết, con đường nhựa này chính là một trong những minh chứng sống động cho sự đổi thay của quê hương:

"Hai năm nay là An Bình trúng mùa, được giá, báo với các anh là sắn năm nay được 22.000đ/kg. Đến giờ phút này phải nói là rất mừng để bà con cải thiện cuộc sống vì trước đây ở đây làm ruộng chỉ có là 6 tháng. Sáu tháng mưa là làm ruộng, 6 tháng nắng là ăn ở không vì, nắng đồng khô cỏ cháy không làm gì được. Cho nên nay được ở trên đầu tư tỷ lệ vùng cao hứa hẹn trong những năm tới An Bình sẽ phát triển nhiều hơn nữa".

Phát triển về kinh tế, sản xuất được tưới tiêu đầy đủ, đặc biệt là lúa 2 vụ chiếm khoảng 300ha, trong đó 130 ha là lúa 2 vụ. Có lẽ từ trước đến nay, khi nhắc đến vùng biên viễn, người ta sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh của những xóm làng điều hiu, những mái tranh nghèo nơi xa xôi, hẻo lánh.

Theo lời kể của anh Lê Văn Hùng, chúng tôi được biết để có được một sắc diện mới như hôm nay, người dân An Bình cũng đã từng trải qua những tháng ngày “ra đồng nhiều hơn ở nhà”:

"Nói chung trước đây bà con đón Tết liêu hiu lắm, nhà vách tranh nứa lá, bà con người ta cũng nghèo khổ. Mình chạy giặc về rồi mần ăn này kia nọ, kinh mương nước nôi cũng không đạt. Từ chỗ đó bà con làm ăn cũng khó khăn. Đồng áng có cái vụ cắt lúa mùa rồi mới gom lại cho bò nó đạp. Trời ơi! Của tôi có 11 công hà mà đạp tới 1 tuần mới về tới nhà. Về tới nhà là ăn Tết tất bật, ăn ban đêm chứ không ban ngày được".

Đến thăm nhà và chúc Tết một số bà con trên địa bàn, chúng tôi nhận thấy rõ những sắc màu tươi mới đã được điểm tô trên vùng đất này. Chắc chắn đó không chỉ có màu sắc của cảnh vật thiên nhiên là hoa, là núi, là cây cỏ, ruộng đồng… mà còn là những đôi mắt sáng ngời niềm hy vọng cho năm mới của bà con xóm núi.

Dẫu họ không có váy áo sặc sỡ, theo kịp xu hướng thời trang như người dân chốn thị thành nhưng ít ra đâu đó chúng tôi cảm nhận được mùi vải mới vẫn còn vương lại trên những bộ áo quần của các đứa trẻ vùng sâu. Có lẽ vì ruộng lúa, vườn cây trái năm nay trúng mùa nên bọn trẻ đã không phải ngậm ngùi trong cái cảnh phải nhường nhau từng bộ đồ đón Tết.

Quả thật tiếng cười nói hào sảng của người già, trẻ nhỏ trong xóm khi chia sẻ với chúng tôi về cái Tết không quá dư dã nhưng đủ đầy của năm Canh Tý này chính là một minh chứng sống động nhất về sức sống của vùng quê trong những ngày đầu xuân mới:

Hồi trước nhà mình tự trồng hoa, đủ chưng đến Tết thì thôi; giờ thì các nơi là người ta gom lại chợ hoa, chợ hoa lớn lắm. Chiều 27, 28 đến 30 luôn. Mà nhịp sống cũng thay đổi, ăn Tết thoải mái hơn, vui vẻ hơn. Chiều thì mọi nhà đều cũng ông bà đều rang. Cái chợ hoa lọt tới rằm tháng giêng luôn.

- Giờ với chị em phụ nữ ngày thường cũng như ngày Tết luôn rồi. Ngày xưa cuộc sống cực khổ, cái gì cũng đợi Tết. Bây giờ ngày thường cũng dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, chuyện làm đẹp cũng vậy.

- Riêng tôi ngay bữa 14 tôi sẽ đi Hà Tiên, đi mười mấy, hai chục người. Đi ra đó ngắm cảnh coi người ta làm cái gì, nhắm khả năng mình làm theo được hay không.

Xuân về trên biên giới

Đồng bào Khmer sum vầy đón Tết 

Một trong những điều làm người ta nhớ đến vùng biên giới phía Tây Nam còn là sự giao thoa văn hóa và chung sống đoàn kết của các dân tộc anh em. Đồng bào Khmer dẫu có những phong tục tập quán riêng, một năm có hẳn 3 đến 4 ngày lễ, Tết nhưng bà con vẫn sẵn sàng hòa chung vào không khí đón Tết cổ truyền của người Kinh.

Họ cùng mở tiệc, cùng ăn mừng, ca hát, thậm chí những chuyến hàng qua lại các cửa khẩu còn mang hương xuân lan tỏa đến vùng lân cận ở bên kia biên giới.

Có lẽ chỉ khi được tận mắt thấy những cành mai vàng hé nụ xuất hiện trên những chuyến hàng của bà con qua bên kia cột mốc chúng ta mới cảm nhận hết cái “tình xuân không biên giới” nó đặc biệt ra sao.

Giữa cái không khí đặc biệt khi đất trời chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, được gặp gỡ các chiến sĩ biên phòng; được cùng ngồi uống những tách trà và ngẫm lại bước chuyển mình của quê hương miền biên viễn với biết bao thăng trầm đã qua; được ngắm nhìn những nụ cười rạng ngời, đầy hy vọng cho năm mới, chúng tôi thấy mùa xuân không chỉ ở đất trời mà đã được thổi một cách rất tự nhiên vào từng hình hài mộc mạc, chất phác đang ngồi cạnh chúng tôi.

“Vẳng...xa đưa giọng hò bồng lên theo gió mây.

Âm thanh dịu dàng, tha thiết thân tình...

Rằng em như chiếc thoi đưa.

Tháng năm em dệt chặng đường mùa xuân với nước non...”

Tags:
Ý kiến của bạn
Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

U80 nhảy hiphop

U80 nhảy hiphop

Hồ Gươm với không gian xanh mát, thoáng đãng giữa trung tâm thủ đô là địa điểm lý tưởng của các đội nhóm khắp nơi tìm về rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.

// //