Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Cuộc chiến vỉa hè (Bài 3): Phải liên tục và không được dừng lại!

Phóng viên - 11/09/2019 | 10:48 (GTM + 7)

Tình trạng vỉa hè lòng đường liên tục bị tái chiếm phần nào thể hiện sự bất lực của các đơn vị quản lý. Nếu muốn trả vỉa hè về đúng chức năng của nó thì cuộc chiến ấy phải tiếp tục thực hiện một cách quyết liệt, bền bỉ và đúng phương pháp.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Cuộc chiến vỉa hè (Bài 3): Phải liên tục và không được dừng lại!
Khu chợ ông "Năm Hấp", góc đường Kênh 19/5 - T1 (quận Tân Phú). Ảnh: Bizlive

Đường Kênh 19/5 phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, trước đây là một trong những điểm nóng về tình trạng lấn chiếm lòng lề đường để kinh doanh mua bán. Vài năm trở lại đây, tình trạng này phần nào đã được cải thiện khi chính quyền địa phương vận động các tiểu thương tập trung kinh doanh tại một ngôi chợ rộng khoảng 800m2 nằm trên đường T1, Phường Tây Thạnh.

Khu chợ được các tiểu thương đặt tên theo người chủ đất - “Chợ ông Năm Hấp”. Dù hoạt động mua bán không thực sự nhộn nhịp nhưng hầu hết các tiểu thương khu chợ đặc biệt này đều cảm thấy yên tâm hơn so với trước đây.

"Hồi xưa, chị bán ngoài Kênh sau này chú Năm làm chợ thì mọi người vào đây. Ở đây, người đi đường quẹo vô mua cũng tiện, ngồi đây có mái hiên cũng đỡ hơn nhưng ở ngoài kia thì bán được hơn".

"Hồi đó, bán ở bên kia rồi mới dời lại công viên đó, công an đuổi quá mới chạy. Công an họ làm căng lắm, 5h sáng là họ ngồi trực đó đâu bán buôn gì được. Ông Năm thấy tội quá mới đổ đất cho bà con bán, Chứ ngồi ngoài kia là bỏ rau đồ hết".

"Ông Năm này ổng có miếng đất ổng mở chợ cho bà con vô bán ổn định. Mỗi bữa lời trăm trăm mấy thôi nhưng không phải chạy như ngày xưa nữa. Hồi xưa còn khỏe còn chạy được chứ bây giờ hết sức rồi".

"Nhiều khi có việc mình xẹt qua mua cái rồi mình về cũng tiện. Giờ mà đi chợ thấy đường phố thông thoáng, vỉa hè rộng rãi thì mình rất thích".

Chia sẻ với chúng tôi, ông Lý Văn Hấp chủ ngôi chợ này cho biết, đây là một giải pháp tích cực đã phần nào hạn chế được tình trạng lấn chiếm lòng đường vỉa hè để kinh doanh trên địa bàn. Tuy nhiên, ông Năm Hấp cũng cho rằng về lâu dài cần có giải pháp căn cơ hơn để có thể tạo điều kiện tốt nhất cho bà con kinh doanh không chiếm dụng lòng đường vỉa hè mà vẫn đảm bảo mưu sinh.

Đây cũng chính là quan điểm của ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia khi đề cập đến thực trạng lấn chiếm vỉa hè lòng đường. Theo ông Hùng nếu không giải quyết được khâu việc làm, mưu sinh của bà con thì rất khó tìm ra giải pháp căn cơ cho các hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng đường tại các đô thị. Không chỉ vậy nhiều người dân cũng mong muốn thành phố cần chấm dứt tình trạng “lúc nóng lúc lạnh” trong công tác kiểm tra, xử lý chiếm dụng lòng đường vỉa hè. Một giải pháp nữa là tạo điều kiện để hình thành các siêu thị mini, chợ tập trung; mua hàng hóa online để người dân có nhu cầu không phải mua sắm ở các quán hàng rong, vỉa hè.

Chị Phạm Phương Thảo, ngụ quận Bình Thạnh kiến nghị:

"Cảm thấy rất bất an lo cho lúc mình đi bộ mà có xe cộ đâm vào thì xảy ra tai nạn. Mình rất mong chính quyền ra tay mạnh hơn và gay gắt hơn".

Cùng chung tâm tư, anh Lê Minh Tâm ngụ quận Gò Vấp chia sẻ thêm:

"Thấy có kết quả một thời gian rồi nhưng giờ lại đâu như đó. Chính quyền mà muốn dẹp thì rất là khó. Nếu mà làm thì phải làm liên tục, làm thường xuyên thì người dân mới có ý thức".

Cuộc chiến vỉa hè (Bài 3): Phải liên tục và không được dừng lại!
Quận 1 ra quân xử lý tình trạng lấn chiếm vỉa hè. Ảnh: Dân trí

Trước tình hình vỉa hè lòng đường liên tục bị tái chiếm, lãnh đạo UBND TPHCM đã trực tiếp chỉ đạo cho lãnh đạo các quận, huyện phải làm nghiêm, kiên quyết xử phạt những trường hợp lấn chiếm vỉa hè cũng như sai phạm trong quá trình lập lại trật tự.

Không chỉ vậy, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cũng đã giao cho Ban An toàn giao thông và Sở Nội Vụ xây dựng quy chế quy định trách nhiệm người đứng đầu trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông, quản lý lòng đường vỉa hè. Nếu cá nhân, tập thể nào không hoàn thành nhiệm vụ, buông lỏng quản lý dẫn đến việc để xảy ra tái chiếm, lấn chiếm lòng lề đường sẽ bị kỷ luật, cắt thi đua thậm chí điều chuyển công tác.

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong đã nhấn mạnh:

"Tôi đề nghị chủ tịch 24 quận huyện phải cam kết với tôi phải giải quyết cơ bản tình trạng trật tự lòng đường vỉa hè, phải cùng hợp tác để tổ chức lại hoạt động của vỉa hè trên tất cả các tuyến đường. Quận huyện nào không làm được coi như không hoàn thành nhiệm vụ. Đề nghị tất cả các đồng chí phải có cam kết và quyết tâm trong chỉ đạo công tác. Chỉ với những việc làm hành động cụ thể như vậy mới hướng tới xây dựng được thành phố văn minh".

Cần phải khẳng định rằng cuộc chiến giành lại vỉa hè là cuộc chiến của cả hệ thống chính trị chứ không của riêng ai. Việc cần làm ngay là công khai công năng sử dụng vỉa hè và tiến hành kẻ vạch sơn phân định; có giải pháp căn cơ tạo việc làm cho người buôn bán vỉa hè, đồng thời cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền tập trung vào các đối tượng lấn chiếm lòng lề đường. Nghiên cứu đề xuất tăng mức xử phạt hành chính đối với hành vi lấn chiếm lòng lề đường cũng như bổ sung thêm biện pháp buộc khắc phục hậu quả …

Công tác tuần tra xử lý hành vi lấn chiếm vỉa hè cần phải được duy trì bền bỉ, tuyệt đối tránh tâm lý “đánh trống bỏ dùi” cũng như nể nang bao che cho các vi phạm liên quan đến hành vi này.Về lâu dài thành phố cần tổ chức lại việc sử dụng không gian đô thị, trong đó kiểm soát chặt chẽ việc cấp phép xây dựng, công năng sử dụng các toà nhà cao tầng ở trung tâm, cũng như tiến hành nghiên cứu các ứng dụng công nghệ thông tin giúp cho việc quản lý vỉa hè hiệu quả, bền vững hơn.

Rõ ràng, cuộc chiến vỉa hè ở TP Hồ Chí Minh nếu không muốn thất bại lần nữa thì cần làm lại với tinh thần quyết liệt và đồng bộ hơn mới mong đưa thành phố trở nên thân thiện, đáng sống và thông thoáng hơn.

Tags:
Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa bàn.

Miệt mài làm việc tử tế ở tuổi xế chiều

Miệt mài làm việc tử tế ở tuổi xế chiều

Ở cái tuổi 70 nhưng bà Huỳnh Thu Tặng ở xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang vẫn miệt mài làm việc tử tế. Hơn 5 năm gắn bó với công việc quét rác, cắt dọn cỏ làm đẹp đường quê, phần thưởng lớn nhất bà nhận lại là lời cảm ơn từ bà con lối xóm và người đi đường.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Ngập giữa mùa khô

Ngập giữa mùa khô

TP.HCM đang trong vào mùa cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến hơn 40 độ. Thế nhưng đối với người dân sinh sống tại tuyến đường Trần Xuân Soạn, quận 7 và một số tuyến trũng, thấp những ngày qua lại phải chìm trong biển nước...

Bãi rác tự phát: Bao giờ mới chấm dứt?

Bãi rác tự phát: Bao giờ mới chấm dứt?

Hiện nay, tại nhiều khu vực, từ đô thị đến nông thôn, đâu đâu cũng dễ dàng bắt gặp những bãi rác tự phát nơi công cộng. Tình trạng này không chỉ làm ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị mà còn tác động lớn đến cuộc sống của người dân.

// //