Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Cầu đường sắt Bình Lợi: Làm gì để BOT đường thuỷ đầu tiên khai thác hiệu quả, giảm chi phí, tránh ùn tắc

Phóng viên - 06/09/2019 | 7:43 (GTM + 7)

Việc nâng cấp cầu đường sắt Bình Lợi mới có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các cảng biển nội địa và các tuyến hàng hải quốc tế; đặc biệt, giảm áp lực quá tải giao thông đường bộ.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Theo Sở giao thông vận tải TPHCM, dự án đầu tư xây dựng cầu đường sắt Bình Lợi và nạo vét luồng sông Sài Gòn có tổng đầu tư dự án khoảng 1.300 tỷ đồng.

Khi hoàn thành cầu đường sắt Bình Lợi mới, nối quận Bình Thạnh và quận Thủ Đức, TP.HCM, nhà thầu sẽ tháo dỡ cầu Bình Lợi cũ hơn 100 tuổi đã xuống cấp, có độ tĩnh không thấp gây cản trở tàu bè đi lại và thường xảy ra tai nạn do tàu, sa lan va quẹt và đội nhịp dầm cầu.

Cầu đường sắt Bình Lợi: Làm gì để BOT đường thuỷ đầu tiên khai thác hiệu quả, giảm chi phí, tránh ùn tắc
Cầu đường sắt Bình Lợi cũ (trái) và cầu mới (phải). Ảnh: Trọng Điển

 Cầu sắt Bình Lợi mới, tĩnh không thông thuyền nâng cấp lên 7m, đảm bảo cho tàu thuyền chở hàng trên 5.000 tấn lưu thông từ cảng Bến Súc, Bình Dương về các cảng ở TP.HCM.

Đây là dự án được đánh giá là rất quan trọng và nhận được nhiều kỳ vọng từ người dân của thành phố, không chỉ về mặt giảm áp lực giao thông đang ngày càng quá tải hiện nay mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thành phố nói chung.

"Tôi được biết thì cầu này làm khoảng hơn 2 năm rồi. Tiến độ thì thấy cũng chậm. Tuy nhiên, vẫn mong cơ quan nhà nước sớm hoàn thành để dân được nhờ. Nghe nói tháng 9 này hoàn thành, bà con rất vui mừng chờ đón ngày khánh thành".

"Quá là ý nghĩa, nếu gỡ được cần Bình Lợi đi thì giao thương rất thuận lợi".

"Một sà lan nhìn bình thường không phải là lớn, 2000 tấn trên sông không phải là lớn nhưng bằng 70 xe container".

"Trước hết, vốn ít chúng ta lời nhiều. Lời này cả vế mặt xã hội và kinh tế. Dân có lợi, nhà nước cũng có lợi".

"Vai trò đường thủy rất là quan trọng. Đẩy nhanh các tuyến đường kết nối với cảng, giảm lệ phí hàng hải, nâng cao hiệu quả khai thác cho các cảng biển".

Mặc dù lợi ích là rất lớn tuy nhiên sau 2 năm khởi công đến nay dự án cầu sắt mới Bình Lợi vì nhiều lý do nên công trình không thể hoàn thành đúng hẹn.

Thạc sĩ Bùi Đình Thiện – Giảng viên trường cao đẳng Giao thông vận tải đường thủy 2 khẳng định, nếu thành phố sớm hoàn thành cầu sắt Bình Lợi mới sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển vận tải đường bộ lẫn đường thủy, nhất là vận tải thủy.

"Cá nhân tôi thì tôi đánh giá dự án này hết sức quan trọng cho sự phát triển của TPHCM nói riêng và cả khu vực miền đông nói chung. Nó rất là lớn, giảm cho phí vận chuyển, giảm giá thành, giảm chi phí logistist, giảm thời gian vận chuyển. Thứ hai, nếu chúng ta thông được tuyến container lên các cảng Bình Dương thì nó làm giảm ách tắc giao thông. Bởi vì một sà lan container nếu thông lên chở bằng trên 100 xe container rồi".

Theo ông Vũ Đức Cúc - Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Đô thị xanh, để giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông ở cửa ngõ Bình Dương thì dự án cầu sắt Bình Lợi, nạo vét luồng sông Sài Gòn tạo thuận lợi cho tàu, sà lan vận chuyển hàng hóa trọng tải lớn về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giảm tải lớn cho đường bộ và các chi phí khác cho doanh nghiệp vận tải. Đồng thời, tạo động lực, cũng như điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư phát triển vận tải đường thủy.

"Tôi khẳng đỉnh rằng là giao thông đường bộ giữa TPHCM đi Bình Dương là suốt ngày tắc nghẽn. Khi đường thủy này được khai thông sẽ giảm tải cho việc ùn tắc đấy. Thứ hai, mức phí thì chắc chắn rẻ hơn rất nhiều. Bản thân ô tô tải, chở tối đa container 20 feet. Mức phí thu trên đường bộ mức trần 250 ngàn cho một tấn km. Còn đường thủy, theo thông tư các dự án là 70 ngàn đồng/km. Chúng tôi chỉ thu những tàu có tải trọng 300 tấn trở lên. Những người dân hiện tại không bị ảnh hưởng đến lợi ích. Và những doanh nghiệp nào có tàu lớn, đầu tư tàu lớn sẽ so sánh đường bộ và đường thủy có lợi hơn thì sẽ đầu tư vào".

Ảnh Trọng Điển

Tuy nhiên đến nay, nói về tiến độ dự án, hai lần trễ hẹn hoàn thành cầu sắt Bình lợi, nguyên do nhiều vấn đề còn bất cập như chậm di dời các công trình cáp điện, cáp quang, cáp viễn thông và cáp tín hiệu đường sắt... do thuộc quản lý các cơ quan, công ty nhà nước khác nhau. Ngay cả công tác giải phóng mặt bằng cũng gặp nhiều khó khăn. Tính đến cuối tháng 7, dự án vẫn còn vướng mặt bằng của một hộ dân nên dự kiến đến cuối tháng 9/2019, dự án cầu sắt Bình Lợi mới hoàn thành.

Ông Hoàng Tuấn Khoát - Phó giám đốc Ban quản lý dự án 7, Bộ Giao thông vận tải đánh giá:

"Vân khẩu độ, nhịp là lớn nhất trong các cầu thép của chúng ta hiện nay. Chiều dài không phải là lớn nhưng nhịp là lớn nhất. Trong quá trình thi công, điểm khó khăn nhất, vướng mắc nhất chúng tôi nghĩ là công địa chật chội, công tác giải phóng mặt bằng kéo dài và có những công trình hạ tầng kỹ thuật xung quanh cũng làm ảnh hưởng đến công trình. Ngoài ra, yếu tố địa hình, địa chất, đặc biệt là địa chất cũng ảnh hưởng đến công trình".

Với nhiều ý nghĩa quan trọng trên, Bộ GTVT và các bên liên quan cần sớm có giải pháp đẩy nhanh tiến độ và hoàn thiện cầu sắt Bình Lợi, phục vụ người dân cũng như đáp ứng yêu cầu phát triển thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khu vực hiện nay.

Khai thác hiệu quả cầu sắt Bình Lợi, giảm chi phí, tránh ùn tắc (Bài bình luận của nhà báo Bùi Trọng Điển)

Tuyến sông Sài Gòn có lợi thế rất lớn cho sự phát triển vận tải đường thủy mang tính kết nối vùng của thành phố Hồ Chí Minh, nhất là theo hướng mở về phía đông nam. Việc nâng cấp cầu sắt Bình Lợi mới có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các cảng biển nội địa và các tuyến hàng hải quốc tế; đặc biệt, giảm áp lực quá tải về giao thông đường bộ cho người dân là rất lớn. 

Có chứng kiến cảnh tàu bè, sà lan sắp hàng dài cả buổi đợi con nước ròng, độ tĩnh không đạt hơn 1,5 m trở lên để qua cầu sắt Bình Lợi hiện nay mới thấy việc làm mới cây cầu này là vô cùng cần thiết. Rất nhiều sà lan để chui qua được cầu sắt Bình Lợi đã phải đổ thêm nước cho đầy mới mong đủ tải giúp sà lan chìm xuống nhằm vượt qua.

Riêng đối với các tàu có trọng tải lớn, độ cao trên 3 m, kể cả tàu buýt đường sông  đang đưa đón khách gần như không thể qua cầu vì độ thông thuyền rất thấp. Các hãng tàu biển muốn ra vào một số cảng ở Bình Dương và Tây Ninh, Bình Phước nhưng đành bất lực, trong khi đây là trung tâm của các cảng ICD trên cạn, dịch vụ logictics phát triển mạnh.

Cầu đường sắt Bình Lợi đang kìm hãm đáng kể sự thông thương bằng đường thủy ở khu vực phía Nam, trong khi đây là một lợi thế vô cùng lớn mà các địa phương trong khu vực chưa tận dụng nhiều

Cầu đường sắt Bình Lợi mới có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các cảng biển nội địa và các tuyến hàng hải quốc tế.
Cầu đường sắt Bình Lợi mới có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các cảng biển nội địa và các tuyến hàng hải quốc tế. Ảnh: Trọng Điển

Việc vận chuyển bằng đường thủy nội địa kết nối với các cảng dọc các sông Sài Gòn, Đồng Nai, Thị Vải, trong đó có các cảng nước sâu không chỉ giúp giảm chi phí vận chuyển mà còn giảm áp lực rất nhiều cho giao thông đường bộ; hạn chế đáng kể tình trạng kẹt xe, tắc đường và tai nạn giao thông do các xe container gây nên.

Dự án BOT Bình Lợi là dự án BOT đầu tiên bằng đường thủy của cả nước, với số vốn không phải là nhiều so với đường bộ nhưng lợi ích rất lớn. Vấn đề lúc này là các bên liên quan như Bộ Giao thông vận tải, chính quyền TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, chủ đầu tư BOT Bình Lợi và các doanh nghiệp khai thác cảng hưởng lợi từ dự án phải tập trung nỗ lực để dự án phát huy hiệu quả.

Chủ đầu tư cần tích cực hơn nữa trong việc đẩy nhanh tiến độ để đưa cầu mới vào hoạt động đúng như dự kiến; tổ chức nạo vét 71 km luồng sông Sài Gòn để tàu có trọng tải trên 5.000 tấn có thể ra vào các cảng ở phía Bình Dương. Từ đó mới có nguồn thu từ BOT. Bộ Giao thông Vận tải cần khẩn trương chỉ đạo 

Tổng Công ty đường sắt cho chạy thử tải; đánh giá các tiêu chuẩn chất lượng nếu đủ điều kiện cần sớm cho tuyến đường sắt quốc gia Bắc- Nam chính thức vận hành trên cầu mới. Việc TP Hồ Chí Minh xin bảo tồn một phần cây cầu Bình Lợi cũ có lịch sử hơn 100 năm tuổi cũng cần sớm được xem xét để trên cơ sở đó tổ chức tháo dỡ một phần cầu cũ trách ách tắc.

Các đơn vị chức năng của Bộ Giao thông Vận tải như Cục Hàng hải, Cục đường thủy nội địa có phương án phân luồng điều tiết hợp lý, khoa học để tàu có trọng tải lớn qua lại cầu sắt Bình Lợi mới được an toàn, thông suốt; hỗ trợ tích cực cho nhà đầu tư thu hồi vốn thông qua hệ thống cảng vụ ở các khu vực.

Các doanh nghiệp các cảng ở Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, nhất là Cái Mép Thị Vải, Bà Rịa Vũng Tàu và các chủ tàu, chủ hàng cần có chiến lược để tận dụng tối đa độ thông thuyền này để đưa tàu lớn ra vào hệ thống cảng góp phần thông thương hàng hóa được nhanh hơn.

Dự án cầu sắt Bình Lợi mới đang mở ra những lợi thế lớn, đòi hỏi sự chung tay của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương và doanh nghiệp; nếu để chậm tiến độ ngày nào không chỉ làm tăng chi phí vận chuyển hàng hóa mà còn góp phần đè nặng lên giao thông đường bộ vốn đã hỗn loại và bế tắc như hiện nay ở nội đô TP Hồ Chí Minh và một số địa phương.

Tags:
Ý kiến của bạn
Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Giữa lòng Sài Gòn, có một quán cà phê nho nhỏ ẩn mình giữa những xô bồ phố thị nơi du khách thập phương có thể ghé lại nhâm nhi tách cà phê và sống lại giữa những không khí hào hùng của dân tộc. Quán cà phê vẫn gọi với cái tên thân thương “biệt động Sài Gòn”,

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Trong thời gian gần đây, nhiều địa phương tiếp giáp biển như Bình Thuận, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Tiền Giang và mới đây nhất là Bến Tre đã liên tục phát hiện số lượng rất lớn ma túy trôi dạt vào bờ.

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Từng chiến đấu với căn bệnh ung thư nên anh Trương Văn Vũ-Chủ nhiệm CLB Nét bút xanh hiểu được sự cùng cực của những người rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Sau khi khỏi bệnh, anh đã viết tiếp những giấc mơ dang dở cho học sinh khó khăn ở ĐBSCL nói chung, con em người Việt ở Campuchia nói riêng.

Phiên đấu thầu vàng đầu tiên: 80% vàng đấu thầu bị “ế”

Phiên đấu thầu vàng đầu tiên: 80% vàng đấu thầu bị “ế”

Sau khi hủy lịch đấu thầu ngày hôm qua, 10 giờ sáng nay (23/4), NHNN đã chính thức tiến hành đấu thầu vàng miếng đầu tiên trong năm 2024, sau 11 năm dừng hoạt động này. Kết thúc phiên đấu thầu, đã có 2 thành viên tham gia trúng thầu với tổng khối lượng 34 lô vàng miếng.

// //