Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Cần lối ra cho quy hoạch công viên cây xanh Tp.HCM

Phóng viên - 23/03/2019 | 20:22 (GTM + 7)

VOVGT - Mảng xanh có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống và sự phát triển bền vững của một đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn như Tp.HCM.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Việc thành phố sớm quy hoạch, thu hồi, trả lại các mảng xanh cho công viên bị lấn chiếm hiện nay là rất cần thiết.

"Chúng ta đang đô thi hóa, mở ra rất nhiều đô thị mới, đường phố mới, khí hậu ngày càng khắc nghiệt hơn, trải qua nắng nóng cây xanh thiếu thốn đang xuất hiện khắp mọi nơi".

"Theo thiết kế của các nhà quy hoạch hồi xưa, diện tích công viên thành phố khoảng 3-4 triệu dân thì có đủ để sinh hoạt, nhưng hiện nay có thế hơn 10 triệu dân chẳng thấy công viên được mở rộng mà ngày càng thu hẹp do sự chiếm dụng".

"Rất là bức bối ngột ngạt nếu mà thiếu không gian xanh, tại vì mình phải hít bụi mà không có không gian xanh thì rất có hại cho sức khỏe".

"Ít nhất phải có 2/3 đúng nghĩa với một công viên cây xanh để cho có không gian xanh thoáng đãng hơn cho các bé và người lớn".

Công viên 23/9 đang bị sử dụng sai mục đích, thu hẹp diện tích. Ảnh: Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần

Cùng vối tốc độ đô thị hóa nhanh, Tp.HCM còn được xem là đô thị có mức tăng dân số cao trong cả nước. Trong khi quỹ đất ngày càng hạn hẹp thì các công viên cây xanh trên địa bàn thành phố lại bị “xẻ thịt” làm điểm kinh doanh, giữ xe, sân khấu… Không chỉ gây mất mỹ quan đô thị mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của người dân. Hiện chỉ tiêu cây xanh công cộng tại thành phố đạt mức bình quân 1,6m2/người, chỉ bằng 1/10 so với tiêu chuẩn chung của một thành phố hiện đại, văn minh.

Theo Sở Giao thông vận tải, một số công viên thuộc quyền quản lý nhà nước, do trực tiếp UBND địa phương quản lý; số khác thuộc đầu tư của các doanh nghiệp nên gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý chung của thành phố. Dẫn đến thực trạng lấn chiếm và sử dụng sai công năng, mục đích như hiện nay. Đơn cử, công viên 23/9, được thành phố xác định là mảng xanh lớn khu trung tâm, do kết nối khu thương mại, du lịch, các công viên, phố đi bộ thành trục không gian xanh công cộng, liên hoàn cho lõi trung tâm. Nhưng 40% đất công viên bị chiếm cho mục đích kinh doanh.

Ông Trần Quang Lâm – Phó Giám đốc Sở GTVT Tp.HCM thừa nhận:

"Về công viên 23/9, khu B công viên một phần là để xe buýt, một phần là các hoạt động sân khấu Sen Hồng, thương mại ở dưới. Trước đây có tổ các hoạt động văn hóa ẩm thực cuối tuần nhưng giờ không còn nữa đã đi vào nề nếp và chủ yếu là phục vụ cho người dân tham quan triển lãm trong công viên".

Ông Nguyễn Thành Phong – Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tp.HCM cũng chỉ đạo, các Sở ngành khẩn trương xây dựng phương án di dời các công trình và phải bàn giao mặt bằng khi triển khai xây dựng công viên theo quy hoạch được duyệt.

Đồng thời, Sở quy hoạch và kiến trúc sớm tổ chức thi ý tưởng thiết kế quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 khu vực công viên 23/9, báo cáo kết quả thi tuyển cho UBND TP trong quý 1.

"Tôi cũng đề nghị Sở Quy hoạch Kiến trúc khẩn trương tuyển ý tưởng quy hoạch khu công viên 23/9, kể cả phần trên và phần ngầm bên dưới. Phải biến công viên 23/9 thành nơi thư giãn của người dân và là điểm tham quan du lịch. Chứ công viên chỉ là quán cà phê, trạm xe buýt, trung tâm quỹ đất đóng trên đó, cuối cùng công viên chẳng ra công viện, mà chúng ta thiếu công viên phục vụ người dân mà.Cho nên tất cả các dự án tôi cũng đề nghị các nhà đầu tư tính một tỷ lệ đất dành cho các công trình công cộng, cho công viên trường học như thế nào phải đảm bảo được tỷ lệ".

Công viên 23 tháng 9 đang bị "chia năm xẻ bảy". Ảnh: Thanh niên

Sở Quy hoạch và Kiến trúc cho biết, theo chỉ đạo của UBND TP, hiện đơn vị đã tổ chức thu ý tưởng quy hoạch cho công viên 23/9, cũng như rá soát, lập đồ án điều chỉnh quy hoạch đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2040. Như vậy, đối với công viên 23/9, các công trình đã chấm dứt hợp đồng phải thu hồi, các công trình không nêu rõ thời hạn chấm dứt hợp đồng vẫn phải thu hồi trước ngày 30/4 năm nay. Tuy các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh sẽ gặp nhiều khó khăn trước chủ trương này của thành phố, nhưng đây là việc là cần thiết trước xu hướng phát triển đô thị thành phố. Song song đó, thành phố phải có những biện pháp hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, để việc thu hồi đất công viên được đúng hạn và hiệu quả.

Trước mắt, việc thu hồi, quy hoạch lại toàn bộ khu vực công viên 23/9 là tiền đề để quy hoạch và chỉnh tranh lại các công viên trên toàn địa bàn, thể hiện sự quyết tâm của thành phố trong việc lấy lại không gian xanh, hướng đến xây dựng đô thị hiện nay và bền vững.

Cần lối ra cho quy hoạch công viên cây xanh Tp.HCM

Thực tế nhiều mảng xanh tại các đô thị đã thiếu lại còn bị thu hẹp, lấn chiếm, sử dụng sai mục đích, do quá trình đô thị hóa nhanh và công tác quản lý thời gian qua còn nhiều bất cập. Cần có giải pháp để tăng diện tích cây xanh cho Tp.HCM nói riêng tương ứng với tốc độ tăng dân số và tốc độ đô thị hóa. 

Dự án khu công viên mũi Đèn Đỏ P. Phú Thuận, Q.7. Ảnh:Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần

Có thể khẳng định, không gian xanh là một phần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt con người, tạo sự hài hòa trong phát triển đô thị, cũng như thu hút khách du lịch đến thưởng ngoạn tại các công viên xanh hiện đại. Với dân số có chiều hướng ngày càng gia tăng hiện nay, việc đầu tư thêm mảng xanh là yêu cầu hết sức cần thiết. Nhất là các đô thị đặc biệt như Tp.HCM có dân số hơn 10 triệu dân, mỗi năm lại có thêm khoảng 300.000 người nhập cư đến với thành phố. Nhu cầu phát triển nhà ở, đô thị hóa tăng nhanh, gây áp lực về hạ tầng, ùn tắc, ô nhiễm môi trường, dẫn đến hiệu ứng nhà kính ngày càng rõ rệt.

Ngược lại, không gian xanh tại các công viên công cộng, các khu đô thị mới quy mô còn nhỏ và được đầu tư rất chậm. Trong khi quỹ đất trung tâm còn hạn hẹp thì nhiều khu công viên xanh công cộng của thành phố dù đã được quy hoạch nhưng chưa thực hiện. Một nghịch lý khác, quỹ đất vùng ven lớn nhưng lại ít được đầu tư do mật độ dân cư thấp. Hầu hết là bãi đất trống, rậm rạm, ven kênh, ven hồ. Nguồn vốn đầu tư mở rộng công viên phần lớn phụ thuộc vào ngân sách nhà nước. Song, nguồn ngân sách lại tập trung vào các công trình hạ tầng cấp bách như giao thông, y tế, giáo dục, ngập nước... Còn các công viên do tư nhân đầu tư thì manh mún, nhỏ lẻ, chủ yếu khai thác ở mục đích kinh doanh thay vì phát triển không gian xanh đúng nghĩa.

Chưa kể tình trạng các công viên bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích, sai công năng vì lợi ích nhóm và năng lực quản lý yếu kém thời gian qua, khiến mảng xanh của thành phố ngày càng thu hẹp. Thay vì những lợi nhuận trước mắt, việc thiếu mảng xanh trầm trọng hiện nay sẽ gây nguy hại lâu dài đến sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của đô thị.

Tp.HCM hiện có hơn 540.000 diện tích công viên cây xanh. Đáng lẽ mỗi người dân, từ trẻ đến già phải có khoảng 7m2.. Nhưng thực tế người dân chỉ được hưởng 1/10 so với tiêu chuẩn, quá thấp so với quy hoạch, ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của người dân trong việc hưởng thụ, thư giãn không gian xanh sau mỗi giờ làm việc. Lâu dài còn ảnh hướng đến sức khỏe và mất cân bằng môi trường do thiếu hụt mảng xanh. Đó là lý do Tp.HCM kiên quyết ra “tối hậu thư” giành lại mảng xanh cho người dân thành phố. Tuy nhiên, các Sở ngành vẫn còn nợ thành phố nhiều bản đồ quy hoạch chi tiết, nhiều khu đất người dân phải chờ đợi hơn chục năm vẫn chưa triển khai, gây nhiều bức xúc.

Rõ ràng, để hướng đến xây dựng đô thị thông minh, ngoài các công trình hạ tầng cứng mang tính trọng điểm như giao thông, y tế, trường học…, thành phố cũng phải lưu tâm phát triển hệ thống các công trình mềm như môi trường, mảng xanh, không gian đi bộ. Vì vậy, trước mắt, thành phố yêu cầu phải di dời các công trình dân dụng, trả lại đất công viên đúng nghĩa. Lập quy hoạch chung và mang tính định hướng lâu dài về mảng không gian xanh cho đô thị, tạo nền tảng phát triển bền vững. Từ quy hoạch và để hiện thực hóa quy hoạch, ngoài nâng cao năng lực quản lý nhà nước, thành phố cần có những chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước, để khẩn trương bổ sung mảng xanh cho thành phố.

Với thành phố mật độ đông dân như TpHCM, áp lực về năng suất lao động và hạ tầng khá lớn, nếu mật độ cây xanh bao phủ không đủ, khiến cuộc sống người dân cảm thấy ngột ngạt, tác động tiêu cực đến sức khỏe, tinh thần và năng lực phát triển của mỗi người.

Từ đó sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng sản xuất và sự phát triển của xã hội của thành phố nói riêng. Vì vậy, việc thu hồi lại mảng xanh tại các công cần thực hiện đến cùng, nhằm đảm bảo môi trường sống đô thị được phát triển một cách bền vững.

Tags:
Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

TPHCM vừa phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, thực hiện từ nay cho đến hết 15/5.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ Kenny G ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam giới thiệu các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Giá vé máy bay tăng cao: Người dân đổi hướng du lịch

Giá vé máy bay tăng cao: Người dân đổi hướng du lịch

Chỉ hơn một tuần nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 , nhưng giá vé máy bay nội địa hiện tại không những “đắt đỏ” mà còn “khan hiếm”. Nhiều người thay vì “đu đỉnh” với giá vé thì đã chọn chuyển hướng du lịch.

Ngập giữa mùa khô

Ngập giữa mùa khô

TP.HCM đang trong vào mùa cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến hơn 40 độ. Thế nhưng đối với người dân sinh sống tại tuyến đường Trần Xuân Soạn, quận 7 và một số tuyến trũng, thấp những ngày qua lại phải chìm trong biển nước...

// //