Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Camera giám sát trẻ em: An toàn đến từ sự minh bạch

Phóng viên - 21/11/2019 | 10:07 (GTM + 7)

Nhiều ý kiến cho rằng, lắp hệ thống camera vẫn khó có thể đảm bảo an toàn cho trẻ em, nếu chỉ trông chờ vào tự giác của những người có trách nhiệm mà thiếu những quy định cụ thể. Làm thế nào để xây dựng được các tiêu chí về an toàn tại các không gian của

Hiện trường bé trai 7 tuổi bị điện giật, tử vong tại trường trong giờ ra chơi (Ảnh: Vietnamnet)

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Vào tháng 10 vừa qua một cháu bé 7 tuổi bị điện giật tử vong trong giờ ra chơi ngay trong khuôn viên trường tiểu học ở xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức. Trước đó, một bé gái sinh năm 2010 đã bị một thanh niên lạ mặt hiếp dâm ngay khi đang chơi tại khu vui chơi cầu trượt ở công viên đường Võ Văn Kiệt, phường 6, quận 5, Tp.HCM. 

Những vụ việc nói trên phần nào cho thấy, trẻ em có thể phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ mất an toàn ở ngay chính những khu vui chơi hay những không gian dành cho trẻ em mà phụ huynh rất khó lường trước. Một số ý kiến cho biết:

“Đến các khu vui chơi, có những người nam giới, con mình là con gái, người ta có những cử chỉ, động chạm thực sự là mình cảm thấy không thích. Các khu vui chơi không phải lúc nào cũng có kè kè bảo vệ. Để đảm bảo an toàn cho con em mình thì phụ huynh là người giám sát con em mình trước tiên, xã hội cũng có người xấu, kẻ tốt nên những người đó mình không cảnh giác được hết!”

“Mình là người dân cho con đi chơi ở đâu hoặc cho vào chỗ học nào chẳng hạn mình biết chỗ đó đảm bảo an toàn. Mình có ý kiến của mình thôi, mình làm sao bảo họ được, phải do các cơ quan ban ngành họ có quy định thì đảm bảo an toàn cho con hơn”.

Bà Lê Quỳnh Lan- Quản lý kỹ thuật chương trình Trẻ em và giới, Tổ chức Plan International tại Việt Nam cho biết, bất kỳ dịch vụ nào mở ra để cung cấp cho trẻ em đều phải đặt tiêu chí đảm bảo an toàn cho trẻ em lên hàng đầu. 

Tuy nhiên, thực tế hiện nay tại Việt Nam, các cơ quan quản lý nhà nước đủ thẩm quyền cấp phép hoạt động cho các cơ sở giáo dục, y tế, khu vui chơi … nhưng lại thiếu hoặc không đủ chuyên môn về trẻ em. Bởi vậy, cần phải xây dựng những bộ tiêu chí an toàn riêng dành cho các cơ sở cung cấp dịch vụ liên quan đến trẻ em với sự tham gia của nhiều cơ quan quản lý, trong đó có an toàn về cơ sở vật chất:

“Vấn đề đầu tiên an toàn về cơ sở vật chất, thứ nhất liên quan đến các thiết bị vui chơi hay các khu vực vui chơi cần có những đánh giá rủi ro theo độ tuổi của các em nên đối các khu vui chơi liên quan đến trẻ em thì sẽ có những cơ quan giám sát, cơ quan chịu trách nhiệm về quản lý trẻ em bên cạnh cơ quan quản lý nhà nước về các dịch vụ đó”.

TS Khuất Thu Hồng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội cho rằng, đề nghị lắp camera tại khu vực chung ở các trung tâm xã hội và những cơ sở cung cấp các dịch vụ liên quan đến trẻ em như văn hóa, giáo dục, y tế … là một biện pháp cần thiết nhưng chưa đủ. 

Theo bà Hồng cần phải có nhưng quy định đặc biệt đối với đạo đức, hành vi ứng xử của những người làm việc trực tiếp với trẻ, cũng như trong công tác tuyển chọn, đào tạo và tập huấn cho những người làm việc tại các cơ sở cung cấp dịch vụ cho trẻ em:

“Ở những cơ sở  trẻ em đến học tập, vui chơi, điều trị .. thì những người làm việc ở đấy, đặc biệt là những người tiếp xúc trực tiếp đối với trẻ em, thì họ phải là người đảm bảo được học đầy đủ về những yêu cầu trong khi làm việc với trẻ em: những quy tắc an toàn, những quy tắc phòng chống xâm hại, phòng chống bạo lực… hiểu rõ sâu sắc những quy định dành cho trẻ ẻm, điều gì được làm và điều gì không được làm”.

Bà Hồng cũng cho rằng, cũng cần bổ sung những quy định tất cả các nhân viên làm việc tại các cơ sở cung cấp dịch vụ cho trẻ em cũng cần nắm bắt được những kiến thức, quy định dành cho trẻ em cũng như các quy trình xử lý khi xảy ra sự cố. 

Ông Đặng Hoa Nam- Cục trưởng Cục trẻ em, Bộ Lao động thương binh xã hội khẳng định, ngành thương binh xã hội phối hợp với các cơ quan liên quan đã xây dựng những bộ tiêu chuẩn an toàn về đồ chơi, thiết bị vui chơi cho trẻ em cũng như các Bộ tiêu chí về trường học an toàn, Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em, Bộ tiêu chí về gia đình an toàn, Bộ tiêu chí về cơ sở y tế an toàn cho trẻ em. 

Tuy nhiên, hiện nay, các cơ sở cung cấp dịch vụ trẻ em chưa thực hiện đầy đủ, trong khi đó công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát còn nhiều bất cập nên thời gian qua đã xảy ra những sự cố đáng tiếc. 

Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo an toàn cho trẻ em , Bộ Lao động thương binh xã hội sẽ thực hiện cuộc tổng kiểm tra, rà soát các điều kiện an toàn  tại các cơ sở dịch vụ cung cấp cho trẻ em:

“Chúng tôi thường xuyên cập nhật những bộ tiêu chí và những bộ hướng dẫn này, Về phía Bộ Lao động thương binh xã hội đã chỉ đạo các địa phương tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát đội ngũ nhân lực cũng như điều kiện cơ sở vật chất của tất cả các thiết chế, dịch vụ cung cấp cho trẻ em để phòng ngừa tối đa và ngăn chặn kịp thời những nguy cơ trẻ em có thể bị tai nạn thương tích và bị tổn hại do xâm hại”.

Bên cạnh đó, đại diện Bộ lao động thương binh và xã hội cho rằng, Bộ cũng yêu cầu các địa phương  rà soát lý lịch tư pháp của những người trực tiếp làm việc với trẻ; tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho những người này hiểu biết về quyền trẻ em và có kĩ năng làm việc với trẻ để phòng khả năng xâm hại trẻ em.

Đối với những cơ sở không đầy đủ điều kiện hoặc không đáp ứng được tiêu chí an toàn cho trẻ em để phòng ngừa xâm hại trẻ em, Bộ đề nghị các cơ quan chức năng trực tiếp quản lý tiến hành đình chỉ hoạt động hoặc chấm dứt kịp thời; những người đứng đầu và cá nhân liên quan phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. 

Những đứa trẻ chỉ có thể được đảm bảo an toàn trong một môi trường minh bạch, và có sự giám sát của cộng đồng chứ không phải một môi trường có đầy đủ thiết bị nhưng lại đóng kín trong một hệ thống xử lý nội bộ

Trẻ em là đối tượng đặc biệt nên tại các cơ sở cung cấp dịch vụ cho trẻ em cần phải có những tiêu chuẩn đảm bảo an toàn đặc biệt. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn chỉ được thực thi khi những con người làm việc với trẻ em được đào tạo, tập huấn những quy định của trẻ em và có sự tham gia giám sát của người dân và các tổ chức xã hội.

“An toàn phải đến từ sự minh bạch” (Bình luận của Nhà báo Phạm Trung Tuyến)

Camera giám sát hay các thiết chế hạ tầng… là những công cụ cần thiết để duy trì một không gian sinh hoạt an toàn cho trẻ em tại các trung tâm bảo trợ xã hội. Song, mọi công cụ đều vô ích, hoặc không còn ý nghĩa khi những người sử dụng chúng là những kẻ có dã tâm, bệnh hoạn trong khi tội ác không được trừng trị một cách thích đáng.

Những chiếc camera giám sát nói riêng có thể làm được gì? Nó sẽ khiến cho những vụ xâm hại diễn ra một cách kín đáo hơn, tại những góc khuất, những điểm mù của camera, nhưng không ngăn chặn được những kẻ bệnh hoạn thực hiện đến cùng hành vi của mình, nhờ vào những lợi thế của công việc, quyền lực đối với cuộc sống của các học viên.

Các thiết chế hạ tầng nói chung có thể làm được gì? Nó khiến cho cơ hội thực hiện những hành vi sai trái không dễ dàng. Nhưng, làm những điều trái luân thường đạo lý vốn dĩ đã khó, thì những trở ngại về hạ tầng không phải vấn đề đối với những kẻ bệnh hoạn.

Vụ cán bộ giám thị xâm hại nhiều bé gái tại Trung tâm hỗ trợ xã hội TpHCM có một chi tiết đáng chú ý. Đó là ngày 30/10 Trung tâm công tác xã hội giáo dục và dạy nghề thanh thiếu niên TpHCM đã nhận được báo cáo về sự việc, ngày 8/11 Sở Lao động đã có văn bản chỉ đạo cấp dưới làm rõ vụ việc, nhưng phải tới ngày 15/11 cơ quan công an mới nhận được tin báo từ gia đình nạn nhân để vào cuộc. 

Điều đó có nghĩa, ngay cả khi có báo cáo về vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng thì các cơ quan quản lý trung tâm vẫn không có ý định đề nghị cơ quan công an vào cuộc.

Camera giám sát, hay các rào cản hạ tầng sẽ có ý nghĩa gì khi mà chính những người quản lý các trung tâm này luôn có xu hướng bao che cán bộ của mình bằng việc kéo dài thời gian nhập cuộc của lực lượng bảo vệ pháp luật?

Điều gì sẽ xảy ra khi trung tâm đó là nơi bảo trợ nuôi dưỡng trẻ mồ côi, và những đứa trẻ bị xâm hại không có người nhà để giúp chúng tiếp cận báo công an?

Những đứa trẻ chỉ có thể được đảm bảo an toàn trong một môi trường minh bạch, và có sự giám sát của cộng đồng chứ không phải một môi trường có đầy đủ thiết bị nhưng lại đóng kín trong một hệ thống xử lý nội bộ. 

Theo đó, dù camera giám sát là một công cụ cần thiết, nhưng điều cần hơn đối với vấn đề này là những quy định tăng quyền giám sát của xã hội đối với những không gian nhạy cảm như trung tâm hỗ trợ xã hội.

Đã đến lúc cần phải có quy định để các tổ chức xã hội tham gia giám sát các trung tâm bảo trợ xã hội, theo đó, cần quy định về những cuộc tiếp xúc định kỳ của các tổ chức xã hội độc lập với học viên tại các trung tâm này. Chỉ khi các em nhỏ có khả năng tiếp cận các cơ chế bảo vệ một cách thuận tiện, dễ dàng, các em mới có thể tăng khả năng bảo vệ bản thân.

Bên cạnh đó, mọi hành vi bao che, chậm tố giác tội phạm cũng cần phải trả giá, những kẻ biến thái cần được xử lý nghiêm, thì nguy cơ xâm hại trẻ em từ chính những người hỗ trợ mình mới có thể được hạn chế! 

Tags:
Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa bàn.

Miệt mài làm việc tử tế ở tuổi xế chiều

Miệt mài làm việc tử tế ở tuổi xế chiều

Ở cái tuổi 70 nhưng bà Huỳnh Thu Tặng ở xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang vẫn miệt mài làm việc tử tế. Hơn 5 năm gắn bó với công việc quét rác, cắt dọn cỏ làm đẹp đường quê, phần thưởng lớn nhất bà nhận lại là lời cảm ơn từ bà con lối xóm và người đi đường.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Ngập giữa mùa khô

Ngập giữa mùa khô

TP.HCM đang trong vào mùa cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến hơn 40 độ. Thế nhưng đối với người dân sinh sống tại tuyến đường Trần Xuân Soạn, quận 7 và một số tuyến trũng, thấp những ngày qua lại phải chìm trong biển nước...

Bãi rác tự phát: Bao giờ mới chấm dứt?

Bãi rác tự phát: Bao giờ mới chấm dứt?

Hiện nay, tại nhiều khu vực, từ đô thị đến nông thôn, đâu đâu cũng dễ dàng bắt gặp những bãi rác tự phát nơi công cộng. Tình trạng này không chỉ làm ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị mà còn tác động lớn đến cuộc sống của người dân.

// //