Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Cấm triệt để sử dụng điện thoại khi lái xe: Quan trọng nhất vẫn là truyền thông

Phóng viên - 14/10/2019 | 5:51 (GTM + 7)

Nếu được thông qua, thì việc tổ chức thực hiện sẽ gặp không ít khó khăn. Vì hiện tại, mặc dù đã có chế tài với hành vi “dùng tay sử dụng điện thoại khi lái xe” nhưng vi phạm vẫn rất phổ biến, tỉ lệ xử phạt rất thấp.

Sẽ cấm triệt để việc sử dụng điện thoại trong quá trình lái xe. Đây là một trong các nội dung đáng chú ý của nội dung Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà Bộ Công an đề xuất xây dựng

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Đề xuất trên phù hợp với công ước Viên mà Việt Nam đã tham gia, và rất cần thiết trước tình hình đáng lo ngại về nguy cơ mất ATGT do sử dụng điện thoại khi lái xe ở nước ta (dưới mọi hình thức), nhất là đối với các lái xe ô tô, xe ôm công nghệ. Song, nếu được thông qua, thì việc tổ chức thực hiện sẽ gặp không ít khó khăn. Vì hiện tại, mặc dù đã có chế tài với hành vi “dùng tay sử dụng điện thoại khi lái xe” nhưng vi phạm vẫn rất phổ biến, tỉ lệ xử phạt rất thấp.

Hiện nay, tình trạng người tham gia giao thông vừa điều khiển phương tiện vừa sử dụng điện thoại di động đang diễn ra khá phổ biến, nhất là đối với giới trẻ.

Các hành vi như: nhắn tin, nghe điện, thậm chí là chụp ảnh trên điện thoại di động khi đang lưu thông trên đường là thói quen hết sức nguy hiểm, được các cơ quan chức năng xác định là một trong những nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trong thời gian vừa qua.

Việc nhắn tin, nghe điện thoại lúc lái xe gây ra tình trạnh mất tập trung khi xử lý những tình huống đòi hỏi tốc độ nhanh chóng, vì thế đặt người lái xe và những người cùng tham gia giao thông đối với nguy hiểm. Theo một nghiên cứu, nhắn tin và lái xe có thể nguy hiểm như uống rượu khi lái xe. TS Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu GTVT, Trường Đại học Việt Đức phân tích:

“Khi dùng điện thoại và điều khiển xe trên đường thì có đến 60% vẫn giữ nguyên tốc độ và giữ nguyên làn đường của mình đi trong khi gọi điện. Đây là điều rất nguy hiểm. Xác suất tai nạn xảy ra không khác nhau giữa gọi điện thoại rảnh tay hay gọi điện thoại áp tai, vì thế việc cấm tất cả các hình thức sử dụng điện thoại trong lúc điều khiển phương tiện là cần thiết”.

Quy định cấm sử dụng điện thoại khi điều khiển xe máy đã có từ lâu, nhưng tỷ lệ người vi phạm vẫn thấy nhan nhản trên đường phố. Đặc biệt, với sự “nở rộ” của các ứng dụng công nghệ để gọi xe thì những vi phạm này càng trở nên phổ biến bởi đối với lái xe công nghệ, việc sử dụng điện thoại để tra đường hay liên lạc với khách hàng là vô cùng quan trọng. 

Đối với ô tô, Luật  giao thông đường bộ 2008 mặc dù chưa quy định cấm hành vi sử dụng điện thoại ở người lái ô tô, nhưng trước sự nguy hiểm của hành vi này, Nghị định 46 của Chính Phủ đã  sung quy định cấm và áp chế tài xử phạt với hành vi “dung tay sử dụng điện thoại khi điều khiển xe ô tô” với mức phạt từ 600.000 đến 800.000 đồng, đồng thời nâng mức phạt với vi phạm này ở người điều khiển xe máy

Tuy nhiên để phát hiện xử lý các trường hợp này còn gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là đối với phương tiện ô tô, nhiều xe ô tô dán kính tối màu, ở bên ngoài rất khó phát hiện và khi phát hiện dừng phương tiện thì các chủ phương tiện có rất nhiều lý do để lẩn tránh.  Ông Nguyễn Văn Thanh – Nguyên chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam nhận định:

“Chúng ta chưa tìm được các giải pháp để cơ quan chức năng thực thi công vụ khi xử lý vi phạm để người vi phạm tâm phục khẩu phục. Chính vì thế mà cơ quan chức năng cũng lúng túng, cơ quan công an trên đường cũng không dám xử lý, chỉ nhắc nhở thôi nên hiệu quả của những chế tài đưa ra chưa đạt được”.

Theo Dự thảo của Bộ Công an trong đề nghị xây dựng Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ thì hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển ô tô đang di chuyển sẽ bị cấm. Đây được coi là một biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tai nạn giao thông hành vi này đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp tới an toàn giao thông của cộng đồng. Chia sẻ cùng VOV Giao thông, một số lái xe cho biết: 

“Đi trên đường thì đôi khi gặp việc gấp hoặc khi không biết rõ đường thì mình cần sử dụng điện thoại để tìm đường đi và xử lý một số công việc gấp. Mình thấy việc sử dụng điện thoại không an toàn vì mình sẽ mất tập trung khi lái xe”. 

“Mình cảm thấy như thế thì rất khó khăn bởi nhiều tuyến đường rất khó tìm hoặc nhiều địa chỉ khó khăn nếu không có định vị hướng dẫn cho người tài xế”. 

“Cấm hoàn toàn sử dụng điện thoại khi lái ô tô rất là đúng nhưng Bộ Công an cần có những biện pháp và thời gian để người dân từ từ thích nghi được hoặc dùng các hệ thống hoặc tai nghe”.

Các chuyên gia an toàn giao thông cho rằng, việc tài xế dùng điện thoại khi lái xe là rất nguy hiểm, tuy nhiên, hành vi này thường diễn ra rất nhanh, rất khó xử lý nếu không có bằng chứng. Vì thế, các cơ quan chức năng và những người tham gia giao thông có thể sử dụng những công nghệ hiện đại để ghi lại hình ảnh vi phạm. Đây sẽ là cơ sở để lực lượng chức năng có xử lý nghiêm người vi phạm theo quy định pháp luật. TS Khương Kim Tạo, chuyên gia giao thông nêu đóng góp: 

“Làm sao để bắt được người ta đang đi và sử dụng điện thoại thì chúng ta phải dùng công nghệ như sử dụng hệ thống camera giám sát toàn bộ thì có thể phát hiện thời khắc xe đang di chuyển mà người điều khiển lại đang nghe gọi điện thoại hoặc nhắn tin. Công nghệ hiện nay cho phép phạt nguội được và vì ATGT nói chung cần có thêm những giải pháp để cơ quan chức năng thực thi tốt hơn”.

Nhằm giảm thiểu vi phạm và tác hại của hành vi sử dụng điện thoại di động khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, nhiều ý kiến cũng kiến nghị cơ quan quản lý Nhà nước cần nâng cao mức phạt hành chính và bổ sung hình phạt đối với hành vi sử dụng điện thoại nhắn tin hoặc nghe gọi để đủ mức độ răn đe đối với người điều khiển ôtô; đồng thời tăng cường công tác tuần tra xử phạt và tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về tác hại nguy hiểm của hành vi sử dụng điện thoại trong lúc lái xe. Luật sư Nguyễn Danh Huế, Đoàn Luật sư TP Hà Nội nêu ý kiến: 

“Trước hết là chúng ta cần phải nâng cao ý thức của người tham gia giao thông và chế tài mà lần này chúng ta sửa Luật thì chúng ta phải nâng lên rất mạnh. Thậm chí trong Bộ Luật Hình sự cũng cần hướng tới việc, nếu lái xe gây tai nạn mà có sử dụng điện thoại thì nó cũng là một điều kiện cấu thành khởi tố vụ án. Tôi nghĩ với chế tài mạnh chúng ta có thể ngăn ngừa và giảm bớt những vi phạm này”.

Sử dụng điện thoại khi lái xe là hành vi xuất phát từ thói quen, ý thức của người dùng là chính, vì vậy, bên cạnh việc áp dụng các chế tài thì quan trọng hơn vẫn chính là phải đẩy mạnh truyền thông

Trên thực tế, tình trạng người tham gia giao thông sử dụng điện thoại vẫn diễn ra phổ biến do nhận thức của người dân về vấn đề này còn hạn chế và một phần do mức xử phạt còn thấp, số người vi phạm bị xử phạt chưa đáng kể. Vậy giải pháp nào để người điều khiển phương tiện không sử dụng điện thoại khi lái xe, đảm bảo an toàn giao thông? 

“Sử dụng điện thoại khi lái xe: Quan trọng nhất vẫn là truyền thông” (Bình luận của Nhà báo Phạm Trung Tuyến – Phó Giám đốc Kênh VOV Giao thông)

Vì sao cần phải cấm sử dụng điện thoại khi lái xe? Bởi việc thao tác các chức năng trên điện thoại khi lái xe sẽ gây mất tập trung, cản trở các thao tác vận hành phương tiện. Chính vì thế, các loại điện thoại hiện nay đều tích hợp tính năng Bluetooth để người dùng có thể nghe gọi rảnh tay.

Những chiếc xe ô tô hiện đại cũng coi việc trang bị ứng dụng Carplay là điều bắt buộc để người dùng có thể sử dụng điện thoại khi đang lái xe mà không cần dùng tay.

Luật pháp hiện nay đang quy định cấm dùng tay sử dụng điện thoại khi lái xe. Quy định ở mức độ hiện tại là phù hợp, bởi trên lý thuyết, các thao tác điện thoại gián tiếp, thông qua tổ hợp phím chức năng được tích hợp sẵn trên xe, vốn được thừa nhận là hợp pháp khi đăng kiểm.

Bởi thế, quy định cấm sử dụng điện thoại khi lái xe cần được giải thích một cách rõ ràng: Đó là cấm sử dụng điện thoại một cách trực tiếp, cầm điện thoại trên tay chứ không phải cấm hoàn toàn việc sử dụng gián tiếp các chức năng của điện thoại thông qua các chứ năng được tích hợp trên xe.

Vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại trực tiếp là một hành vi nguy hiểm. Điều này đã rõ. Tuy nhiên đây là một hành vi không dễ kiểm soát. Vì thế, việc áp dụng chế tài là điều hãn hữu xảy ra. Mặc dù vậy, để tác động đến ý thức của người dân, chế tài vẫn buộc phải có, nhưng cần phù hợp với thực tế, như hiện nay, cấm dùng tay trực tiếp sử dụng điện thoại là đủ.

Liên quan đến sử dụng điện thoại khi lái xe, đây là một hành vi xuất phát từ thói quen, ý thức của người dùng là chính, vì vậy, bên cạnh việc áp dụng các chế tài thì quan trọng hơn vẫn chính là phải đẩy mạnh truyền thông.

Theo đó, các vụ tai nạn có nguyên nhân do tài xế sử dụng điện thoại phải được khai thác triệt để, nhấn mạnh, và truyền thông một cách trực tiếp, được thống kê một cách đầy đủ, nhằm tác động mạnh mẽ đến khả năng nhận biết của công chúng.

Các bài học tình huống giao thông nguy hiểm khi tài xế sử dụng điện thoại cũng cần được mô tả một cách chi tiết để chuyển tải thông điệp trực tiếp đến người dân. Bởi, chỉ khi những nguy cơ tai nạn do sử dụng điện thoại được người dân nhận biết một cách đầy đủ, rõ ràng thì nhận thức mới có thể thay đổi, tạo nên thói quen mới của cộng đồng. 
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa hôm qua với diễn biến phân hoá.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

// //