Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Cải thiện chất lượng không khí đô thị: Huy động sáng kiến xanh từ cộng đồng

Phóng viên - 15/08/2019 | 7:20 (GTM + 7)

Tình trạng ô nhiễm không khí đang là vấn đề báo động tại các đô thị lớn. Mặc dù chính quyền các đô thị đang nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp để xác định nguyên nhân và tìm giải pháp khắc phục, tuy nhiên điều đó chưa đủ...

Các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM đang rất cần những sáng kiến xanh từ phía cộng đồng

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Theo ước tính, mỗi ngày thành phố Hà Nội tiêu thụ trên 400 triệu kwh điện và hàng triệu lít xăng dầu và đây chính là nguồn phát thải gây ô nhiễm không khí và phát thải khí nhà kính. Để ứng phó với những thách thức trên, Hà Nội đã xây dựng những chương trình hành động ngắn hạn và dài hạn để thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, trong đó có việc tham gia Dự án “Cam kết thành phố tham vọng” với mục tiêu giảm thiểu các bon từ các giải pháp thực tế.

Ngay trong năm nay, thành phố sẽ phối hợp với tổ chức Chính quyền địa phương hành động vì mục tiêu phát triển bền vững (hay còn gọi I-cờ-lây) triển khai mô hình không gian cộng đồng không phát thải các bon và xây dựng Lời cam kết của Hà Nội. Ông Mai Trọng Thái- Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ môi trường, Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội chia sẻ về những giải pháp thành phố đang thực hiện: 

"Mục tiêu là giảm thiểu các bon từ các giải pháp thực tế của thành phố triển khai thực hiện để phấn đầu mục tiêu đến năm 2020 giảm thải khí các-bon đến thấp nhất. Năm 2019, Trên địa bàn quận Cầu Giấy, cụ thể là ủy ban phường Nghĩa Tân xây dựng mô hình sân chơi, tận dụng các sản phẩm tái chế. Xây dựng hệ thống năng lượng mặt trời và phát điện cho sân chơi đó.Trên cơ sở đó sẽ nhân rộng mô hình tới 4 quận nội thành và Sóc Sơn, Sơn Tây sẽ nhân rộng mô hình này".

Bên cạnh đó, chính quyền thành phố Hà Nội đặt mục tiêu, ngay trong năm 2019 sẽ trồng thêm 600 nghìn cây xanh, giảm thiểu khí phát thải và ô nhiễm,cam kết không đốt rơm rạ trong các vụ mùa, không tận dụng các nguồn nguyên liệu tái chế, không sử dụng bếp than tổ ong trên 30 quận, huyện thị xã vào năm 2020.

Trong khi đó, TP.HCM nỗ lực thực hiện những giải pháp kiểm soát lượng phương xe cá nhân, khi thành phố hiện có tới 9 triệu phương tiện xe máy, ô tô, đầu tư vào hệ thống phương tiện GTCC, xây dựng làn đường riêng cho xe buýt. Đồng thời, thành phố kiềm chế tốc độ “bê tông hoá” tại đô thị, đẩy nhanh việc cải tiến phương pháp chôn lấp rác, xây dựng các nhà máy đốt rác, xử lý rác tiên tiến, 

Các chuyên gia môi trường đánh giá, thời gian qua, nhiều quận, huyện trên địa bàn thủ đô đã thực hiện tốt mô hình hạn chế sử dụng bếp than tổ ong – nguồn phát thải lớn gây ô nhiễm môi trường, trong đó phải kể đến mô hình thực hiện tại quận Hoàn Kiếm.

Chỉ sau hơn 1 năm thực hiện, quận Hoàn Kiếm đã giảm tới 60% số lượng bếp than tổ ong có trên địa bàn và đào tạo được 200 tuyên truyền viên tham gia công tác bảo vệ môi trường. Bà Trịnh Thị Minh Phương- Phó phòng Tài Nguyên môi trường, UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, thành công này có được là nhờ sự huy động sự vào cuộc từ nhân dân và các nguồn lực xã hội: 

"Sự vào cuộc của địa phương mà không có sự vào cuộc của người dân rất là khó cho chúng tôi. Chúng tôi cũng mong muốn ngoài sự ủng hộ của người dân, cũng có sự ủng hộ của các doanh nghiệp hỗ trợ cho các hộ gia đình khó khăn, nghèo đó, để thay đổi thói quen sử dụng bếp than tổ ong".

Hiện nay, một số doanh nghiệp đã tự nguyện thực hiện một số giải pháp, sáng kiến văn phòng xanh, thiết kế công trình xanh và xây dựng không gian xanh cho cộng đồng. Các doanh nghiệp chủ động lựa chọn và đăng ký xây dựng các công trình theo một bộ tiêu chuẩn công trình xanh nhất định như bộ tiêu chí LEAD, Lotus, Green Mark… ở đó, các công trình trước khi được phê duyệt dự án được đánh giá tác động môi trường và những cam kết sử dụng các thiết bị xanh, hạn chế phát thải ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng...

Tuy nhiên, ông Nguyễn Trung Kiên- Giám đốc công ty Vilandco cho rằng, hiện nay chưa có những quy định cụ thể yêu cầu các công trình thực hiện những giải pháp xanh, cho nên số lượng DN tự giác thực hiện còn rất hạn chế. Hà Nội mới có khoảng từ 30-40 công trình xanh. Ông Kiên cho rằng, Chính phủ cần có những chính sách khuyến khích, ưu tiên đối với những công trình, dự án bất động sản đạt tiêu chuẩn xanh và có những văn bản, quy định cụ thể về vấn đề này:

"Ở quản lý Nhà nước chưa có. Chính phủ phải luôn luôn thể hiện là vai trò chủ động, phát hành những văn bản quy định thế nào là công trình xanh và các dự án vốn nhà nước cũng phải áp dụng những tiêu chuẩn của công trình xanh thì từ đó mới thúc đẩy thị trường phát triển".

Phương tiện giao thông cá nhân như ô tô và xe máy đang là tác nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn. Ông Đinh Đăng Hải- Chuyên gia cao cấp dự án Thành phố sống tốt của Tổ chức Healthbridge cho rằng, chính quyền các đô thị cần nhận thức và đầu tư vào những giải pháp giao thông xanh, khuyến khích mọi người sử dụng giao thông công cộng và phi cơ giới, song song với các giải pháp đang thực hiện: 

"Chính quyền các thành phố đầu tư vào hạ tầng an toàn cho xe đạp là rất quan trọng vì không có cái đó không thể nào khuyến khích được mọi người đi xe đạp. Cho nên việc tạo ra hạ tầng an toàn dành riêng hay các tín hiệu dành riêng làm sao thể hiện sự an toàn và ưu tiên cho xe đạp".

Để thực hiện mục tiêu Không khí sạch, thành phố xanh, bên cạnh những giải pháp từ các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương, cũng cần sự vào cuộc của các cộng đồng dân cư, doanh nghiệp và toàn xã hội với những sáng kiến, giải pháp xanh thực hiện tại mỗi gia đình, mỗi cơ quan, xí nghiệp.

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân

Huy động sự tham gia của các thành phần xã hội thực hiện các giải pháp xanh là điều cần thiết. Tuy nhiên, nếu chỉ hô hào khẩu hiệu, việc thực hiện mới chỉ dừng lại ở sự tự nguyện. Bởi vậy, các cơ quan quản lý cần có những cơ chế, chính sách khuyến khích và ưu đãi cụ thể về thuế, phí cơ hội đầu tư mới có thể giúp quá trình vận động “xanh hóa” đạt hiệu quả thiết thực.

“Thẻ xanh” cho những hành động “xanh”

Với mức độ nghiêm trọng và những ảnh hưởng ngày càng trở nên nặng nề đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người dân, đến sự phát triển bền vững của đô thị và đất nước, ô nhiễm không khí thực sự đang đặt ra bức thiết, đòi hỏi phải có giải pháp hiệu quả để ngăn chặn, phòng ngừa trước khi mọi thứ đi quá xa. Khoản 1 Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường 2014 cũng đã quy định rõ: “Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân”

Tuy nhiên, cách nào để huy động sự tham gia một cách tự giác và tích cực của xã hội chung tay giải quyết các vấn đề liên quan đến ô nhiễm không khí hiện nay, lại là điều không đơn giản. Bởi luật chỉ quy định chung về trách nhiệm, không có ràng buộc bằng chế tài  cụ thể, nếu tổ chức/cá nhân không thể hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường,  hoặc trách nhiệm chỉ dừng lại trong …ý nghĩ.

Hơn nữa, việc đầu tư các giải pháp “xanh” chắc chắn sẽ khiến doanh nghiệp tốn kém hơn, khi phải thay đổi hoặc nâng cấp dây chuyền công nghệ, tổ chức lại sản xuất, vận hành. ở cấp độ gia đình, cá nhân, các giải pháp xanh để giảm ô nhiễm không khí có thể linh hoạt, ít tốn kém hơn, song cũng không đơn giản. Các ông bố bà mẹ còn phải kết hợp đưa đón con khi đi làm,  đâu phải muốn chuyển sang phương tiện giao thông công cộng là được ngay. Những chiếc xe cũ nát xả thải gây ô nhiễm môi trường, song vẫn là sinh kế của một bộ phận không nhỏ thị dân.

Do đó, nếu chỉ dừng lại ở các quy định hiện hành và các phát động, kêu gọi chung chung để mọi người, mọi nhà, mọi tổ chức, doanh nghiệp tham gia bảo vệ môi trường không khí, cải thiện tình trạng ô nhiễm hiện nay, sẽ rất khó tạo nên một sự thay đổi rõ nét nào. Động lực cho những sự tham gia này chỉ xuất hiện khi vấn đề bảo vệ môi trường không khí gắn mật thiết với lợi ích và trách nhiệm của họ.

Theo đó, các doanh nghiệp nào đầu tư giải pháp xanh trong sản xuất kinh doanh để giảm thiểu phát thải gây ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng, cần được khuyến khích bằng các ưu đãi cụ thể về  thuế, phí và cơ hội đầu tư, về thị trường, giống “luồng xanh” cho các doanh nghiệp vận tải chấp hành tốt pháp luật về giao thông.

Các dự án bất động sản, xây dựng nếu tối ưu tiêu chí “xanh”, thân thiện với môi trường, nên được coi là “điểm cộng” trong quá trình xem xét phê duyệt, cùng các chích sách hỗ trợ phù hợp khác.

Các nhân, tổ chức tích cực và thực hiện có hiệu quả các biện pháp “xanh hóa”, giảm phát thải gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí trong quá trình sinh sống, làm việc cần được ghi nhận, khích lệ thỏa đáng, được gắn “thẻ xanh” ưu tiên trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính cũng như các biểu dương khác cả bằng vật chất lẫn tinh thần.

Tuy nhiên, trước khi tính đến các giải pháp khích lệ bằng chính sách ưu đãi, cơ quan chức năng cần rà soát và hoàn chỉnh các quy định kiểm soát ô nhiễm không khí, làm căn cứ theo dõi mức độ chấp hành của các chủ thể có liên quan. Cùng với đó, có cơ chế và đội ngũ để giám sát việc chấp hành quy định về bảo vệ môi trường không khí.

Bởi nếu các dự án xây dựng theo kiểu…trụi lơ mỗi tòa nhà, cắt xén toàn bộ không gian xanh, thảm cỏ, công viên, vườn hoa…mà vẫn được nghiệm thu như thường, thì chẳng có lý do gì các chủ đầu tư khách phải chấp nhận tốn kém để thực hiện đầy đủ các hạng mục đó.

Các hành vi phát thải gây ô nhiễm không khí, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng, trong hoạt động giao thông, trong sản xuất…. cần được kiểm soát một cách nghiêm ngặt, hiệu quả hơn, với các chế tài đủ mạnh để nhắc nhở vi phạm.

Chỉ khi nào mỗi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, mỗi hộ gia đình thấy rằng, việc triệt để áp dụng các giải pháp xanh mang lại nhiều lợi ích cả trước mắt lẫn lâu dài, và ngược lại sẽ bị thiệt thòi, sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu không thực hiện đến nơi đến chốn…. thì khi đó, tinh thần trách nhiệm bảo vệ môi trường , giảm thiểu ô nhiễm, trong đó bao gồm ô nhiễm không khí, mới được thúc đẩy, phát huy và thể hiện bằng các việc làm cụ thể/.

Tags:
Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

TPHCM vừa phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, thực hiện từ nay cho đến hết 15/5.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Giá vé máy bay tăng cao: Người dân đổi hướng du lịch

Giá vé máy bay tăng cao: Người dân đổi hướng du lịch

Chỉ hơn một tuần nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 , nhưng giá vé máy bay nội địa hiện tại không những “đắt đỏ” mà còn “khan hiếm”. Nhiều người thay vì “đu đỉnh” với giá vé thì đã chọn chuyển hướng du lịch.

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ Kenny G ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam giới thiệu các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, mỗi năm có hơn 6.000 người chết từ những vụ tai nạn giao thông liên quan tới tài xế ngủ gật. Nguyên nhân do thiếu ngủ chiếm tới 30% trên tổng số các vụ tai nạn giao thông trong một năm.

// //