Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Bơm nước xuống mạch nước ngầm để ĐBSCL chậm sụt lún

Phóng viên - 23/11/2019 | 11:26 (GTM + 7)

Trong mùa nước lũ, nếu bơm phần nước này xuống mạch nước ngầm thì đây là giải pháp vừa hạn chế sụt lún vừa giúp trữ nước để sử dụng trong mùa khô. Song, tuy hiệu quả nhưng rất tốn kém và đòi hỏi kỹ thuật rất cao vì nếu thực hiện không đảm bảo sẽ gây ô nhi

Hội thảo
Toàn cảnh cuộc Hội thảo sụt lún đất ở ĐBSCL

Ngày 22/11, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Xây dựng phối hợp Tổ chức Hợp tác và Phát triển Đức (GIZ) tổ chức Hội thảo sụt lún đất ở ĐBSCL. Dịp này, các chuyên gia và chính quyền địa phương đã trao đổi về 05 vấn đề gồm: Đo lường sụt lún đất, nguyên nhân gây sụt lún đất, tác động của tình trạng sụt lún đất, giảm thiểu tốc độ sụt lún đất và thích ứng với sụt lún đất.

Theo PGS-TS Mai Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng), thời gian qua Chính phủ đã có những chủ trương, chính sách và triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển kinh tế-xã hội vùng ĐBSCL. 

Tuy nhiên, khu vực này đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức bởi vùng đất là nơi rất mẫn cảm với những thay đổi của tự nhiên. Bên cạnh tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng thì tình trạng sụt lún đất đang xuất hiện ở nhiều nơi tại đây đã và sẽ mang đến nhiều hệ lụy.

Theo tổ chức GIZ, những số liệu vệ tinh được Liên minh châu Âu thu thập và xử lý cho thấy một bức tranh khá khắc nghiệt về các khu vực đang bị sụt lún. Từ cuối năm 2014 đến đầu năm 2019, tốc độ sụt lún không hề giảm.

Riêng tại ĐBSCL, các đô thị như TP Cần Thơ nền đất sụt lún ở hầu hết mọi khu vực, dao động 2-4 cm/năm và sẽ không sớm ngừng lại. Riêng với các khu vực nông thôn, vệ tinh phát hiện sụt lún ở mức 1 cm/năm, tiếp diễn với tốc độ tương tự trong nhiều năm. Như vậy, sụt lún ở đô thị hay nông thôn đều có xu hướng tiếp tục với cùng cấp độ như những năm qua.

Các địa phương ở vùng Bán đảo Cà Mau đang đối mặt với sụt lún nhiều nhất
Các địa phương ở vùng Bán đảo Cà Mau đang đối mặt với sụt lún nhiều nhất

Nhận định về nguyên nhân sụt lún, nhiều đại biểu cho rằng một yếu tố đáng kể là việc khai thác nước ngầm. Song song đó, đặc điểm địa chất của đồng bằng là khu vực đất yếu nên việc lún tự nhiên cũng làm cho sụt lún ở ĐBSCL diễn ra nhanh hơn.

Hơn nữa trong quá trình phát triển, việc xây dựng các công trình kiên cố, trọng lượng lớn cũng khiến đồng bằng bị sụt lún.Trao đổi bên lề hội thảo, PGS-TS Nguyễn Hiếu Trung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu (Trường ĐH Cần Thơ) thông tin, hiện tại ĐBSCL đang lún với vận tốc tương đối cao, trong đó lún tự nhiên thường nằm ở vùng đất mặt.

Gần đây nhiều nghiên cứu cho thấy việc khai thác nước ngầm phục vụ sinh hoạt làm cho lún ở tầng sâu cũng gia tăng đáng kể. Để hạn chế tình trạng sụt lún cho đồng bằng cần có sự quản lý chặt chẽ việc khai thác nước ngầm.

Nếu có khả năng, các chuyên gia góp ý ĐBSCL nên tính đến phương pháp phục hồi tầng nước ngầm bằng cách bơm bù lại phần nước đó. Trong mùa nước lũ, nếu bơm phần nước này xuống mạch nước ngầm thì đây là giải pháp vừa hạn chế sụt lún vừa giúp trữ nước để sử dụng trong mùa khô. 

Giải pháp bơm nước về tầng nước ngầm tuy hiệu quả nhưng rất tốn kém và đòi hỏi kỹ thuật rất cao vì nếu thực hiện không đảm bảo sẽ gây ô nhiễm nguồn nước. Tại hội thảo, các đại biểu đều thống nhất nếu có thể quản lý tốt việc lấy nước từ lòng đất thì tốc độ sụt lún nhờ đó có thể được kéo giảm.

Tags:
Ý kiến của bạn
Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, mỗi năm có hơn 6.000 người chết từ những vụ tai nạn giao thông liên quan tới tài xế ngủ gật. Nguyên nhân do thiếu ngủ chiếm tới 30% trên tổng số các vụ tai nạn giao thông trong một năm.

Hà Nội sống và yêu: Ăn sáng từ nhà ra phố

Hà Nội sống và yêu: Ăn sáng từ nhà ra phố

Không khó để bắt gặp đủ các hàng quán bán đồ ăn sáng ở Hà Nội ngày nay. Lật giở về quá khứ, thói quen ăn sáng của người Hà Nội phải chăng là lê la quán xá hay đã biến thiên theo thời gian?

Truy đuổi trên đường

Truy đuổi trên đường

Việc quy định cụ thể hoạt động truy đuổi để ngăn chặn một số hành vi vi phạm TTATGT không chỉ gây áp lực cho lực lượng thực thi nhiệm vụ, mà còn trở thành lực cản trong việc ứng dụng công nghệ vào quản lý giao thông, an toàn xã hội.

Chuyển đổi số, cần “mở” cơ chế chia sẻ thông tin

Chuyển đổi số, cần “mở” cơ chế chia sẻ thông tin

Thiếu cơ chế chia sẻ thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia khiến nhiều ý kiến đang băn khoăn về tính hiệu quả của việc xây dựng chính phủ số.

Khi các doanh nghiệp “bắt tay” để đẩy lùi “bà hỏa”

Khi các doanh nghiệp “bắt tay” để đẩy lùi “bà hỏa”

Tại các khu – cụm công nghiệp, việc triển khai các mô hình “Cụm liên kết an toàn PCCC” như những cái “bắt tay” của các doanh nghiệp, để cùng chung sức đẩy lùi “bà hỏa”.

Taxi truyền thống Singapore đang ngày một “hụt hơi”

Taxi truyền thống Singapore đang ngày một “hụt hơi”

Trước sự cạnh tranh khốc liệt từ các ứng dụng gọi xe như Grab, số lượng taxi truyền thống ở Singapore đang ngày một ít đi. Điều này gây ra không ít khó khăn với những người không có thói quen sử dụng ứng dụng, nhất là người cao tuổi.

Nâng cao chuyên môn trong chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch

Nâng cao chuyên môn trong chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch

Ngày 20/4, tại TP.HCM, Bệnh viện FV đã tổ chức buổi hội nghị Tim Mạch thường niên lần 2 với chủ đề “Điều trị Bệnh Tim Mạch: Hiện tại và tương lai” với nhiều chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế tham dự nhằm chia sẻ những tiến bộ mới nhất trong chẩn đoán, điều trị.

// //