Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Xe máy vô tư leo vỉa hè: Xuất phát từ ý thức?

Phóng viên - 01/07/2017 | 8:30 (GTM + 7)

VOVGT – Tình trạng giao thông bát nháo, lộn xộn xuất phát từ ý thức còn hạn chế của một bộ phận người tham gia giao thông…

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Nhiều người vô tư đi xe máy trên vỉa hè - Ảnh minh họa

Phương tiện giao thông, đặc biệt là xe gắn máy trên vỉa hè, đây là hình ảnh hết sức quen thuộc tại các đô thị lớn, nhất là ở Hà Nội vào giờ cao điểm. Lượng phương tiện xe máy khổng lồ, chen lấn, giành giật làn đường của người đi bộ để cố gắng đi nhanh hơn một vài phút. Thường thì vẫn có một vài người ngại những ánh mắt của mọi người xung quanh khi biết mình đi sai luật, nhưng suy nghĩ đó sẽ qua nhanh bởi sự vi phạm này không phải là đơn lẻ. Một bức tranh giao thông bát nháo, lộn xộn như vậy chung quy lại xuất phát từ ý thức còn hạn chế của một bộ phận người tham gia giao thông.

Một trong những nguyên nhân dẫn tới ùn tắc giao thông, mất trật tự an toàn đô thị là tình trạng các phương tiện không tuân thủ Luật Giao thông đường bộ, trong đó có hành vi điều khiển phương tiện tràn lên vỉa hè để di chuyển. Trên nhiều con phố tại Hà Nội, vào giờ tan tầm, người đi xe máy đổ xô lên phần đường này, khiến người đi bộ không có lối đi. Thực tế này đã và đang khiến nhiều người dân bức xúc.

Phóng viên kênh VOV Giao thông Quốc gia đã ghi nhận một số ý kiến phản ánh vấn đề này: “Ở phố này, buổi chiều có cả hàng trăm xe máy máy thi nhau leo lên vỉa hè, chỉ cần dưới đường hơi ùn một chút là rất nhiều người đi xe máy lao lên vỉa hè. Người đi bộ hoặc đi tập thể dục không thể đi trên vỉa hè ở đây đâu vì không an toàn". Một người khác chia sẻ ý kiến:" Ngày thường cứ đến giờ cao điểm dưới lòng đường chật ních xe cộ, nhiều người đi xe leo lên chật kín vỉa hè, không còn chỗ cho người đi bộ. Không ít trường hợp, người đang đi bộ hay đang đứng trên vỉa hè đang không chú ý thì bất chợt xe máy phóng tới khiến họ giật mình, hốt hoảng".

Nghe các ý kiến tại đây:

Trên nhiều con đường, tuyến phố ở trung tâm Thành phố Hà Nội với mật độ đông xe lưu thông cao vào giờ cao điểm, nên thường xuyên xảy ra tình trạng ùn ứ giao thông. Trong hoàn cảnh đó, người tham gia giao thông, đặc biệt là nhiều xe gắn máy đã vô tư đi lên vỉa hè, luồn lách để đi được nhanh hơn so với việc đi dưới lòng đường.

Tình trạng này hiện gần như trở thành thói quen của không ít người. Tại các ngã tư, khi tín hiệu đèn đỏ bật sáng, vì lượng phương tiện tham gia giao thông lúc này trên đường nhiều nên người tham gia giao thông thường phải đợi thành hàng dài trên đường. Với việc muốn rút ngắn thời gian, không thích phải đợi trong thời gian tín hiệu đèn đỏ và muốn đi trước những phương tiện khác đang đợi phía trước, nên nhiều người tham gia giao thông đang đi trên đường khi ấy đã “leo” xe lên vỉa hè để có thể tiếp tục đi, hoặc rút ngắn khoảng cách chờ đợi tại ngã tư.

Trong những giờ cao điểm giao thông, khi mà lượng phương tiện tham gia giao thông trên đường đông đúc, nguy cơ xảy ra ùn tắc… thì hiện tượng trên lại càng xảy ra nhiều hơn. Với những đoạn đường mà vỉa hè và mặt đường cách nhau về độ cao thấp thì vi phạm này là điều dễ hiểu. Nhưng có những đoạn, mặc dù vỉa hè đang cao hơn so với mặt đường gần 20 cm, khi gặp tín hiệu đèn đỏ hoặc trên đường đang xảy ra ùn tắc nhỏ, nhiều xe máy cũng không chần chừ mà liều mình bằng cách lên ga mạnh – cố cho xe lên vỉa hè để đi tiếp.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang, ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội bức xúc về tình trạng này: “Tôi thường xuyên đi bộ trên vỉa hè nhưng bản thân luôn sợ nguy hiểm, vì vào giờ cao điểm nhiều người lái xe máy ngang nhiên đi trên lề đường dành cho người đi bộ. Nhiều người dù đi trên vỉa hè nhưng đi rất nhanh nên rất dễ xảy ra tai nạn”.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang nói:

Đối với nhiều người dân, việc đi trên vỉa hè dường như đã trở thành thói quen nên khi bị lực lượng chức năng xử phạt thì hầu hết đều ngỡ ngàng. Có một số trường hợp quay đầu bỏ chạy, song cũng không hiếm trường hợp đã vi phạm vẫn cố tình chống đối.

Ảnh minh họa

Thượng tá Trần Đình Nghĩa, Phó trưởng Phòng Cảnh sát Trật tự, Công An Thành phố Hà Nội lý giải về nguyên nhân của tình trạng này: "Hiện nay ý thức người dân vẫn chưa cao, người dân vẫn còn thói quen đi trên vỉa hè, nhưng để xử lý triệt để sẽ khó vì lực lượng chúng ta mỏng. Do đó, để giải quyết tình trạng này, ngoài nỗ lực của địa phương và lực lượng chức năng, rất cần đến sự giúp sức của truyền thông trong việc tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân thì tình trạng này mới sớm cải thiện".

Thượng tá Trần Đình Nghĩa nói:

Việc chạy xe máy trên vỉa hè là trái với quy định pháp luật, phần nào thể hiện ý thức kém của người dân. Nên các biện pháp mạnh tay của cơ quan chức năng để giành lại phần đường vỉa hè cho người đi bộ là cần thiết và hoàn toàn đúng đắn. Theo Nghị định 46, mức phạt điều khiển xe đi trên hè phố sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng - 400.000 đồng.

Bên cạnh đó, nếu đi xe trên vỉa hè mà gây tai nạn thì lái xe còn chịu thêm hình phạt bổ sung là tịch thu giấy phép lái xe từ 2-4 tháng. Trước đây chưa có quy định cụ thể nên lực lượng chức năng không thể xử phạt. Tuy nhiên, với quy định cụ thể này thì việc xử phạt cũng không phải dễ dàng.

Đại úy Phạm Văn Chiến, Đội Phó Đội CSGT số 3, Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội cho biết: “Người dân thường vi phạm vào giờ cao điểm khi lực lượng CSGT phải ưu tiên phân luồng giải tỏa giao thông. Có những trường hợp cố tình vi phạm gây cản trở giao thông thì chúng tôi xử lý. Khi xử lý người ta nêu rất nhiều lý do: vội về đón con, có công việc gấp hay vỉa hè to thế sao không cho đi…gây cản trở việc thực thi nhiệm vụ của lực lượng CSGT”.

Đại úy Phạm Văn Chiến cho biết:

Ý thức giao thông hạn chế đưa tới một bức trang giao thông lộn xộn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông. Theo các nhà quản lý và chuyên gia giao thông, việc xây dựng nền tảng ý thức giao thông sẽ giúp cải thiện phần nào những tồn tại của bức tranh giao thông hiện nay. Cụ thể, việc giải quyết câu chuyện biến vỉa hè thành lòng đường, thành nơi di chuyển cho các phương tiện cần bắt đầu từ công tác tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.

Cùng với đó, chính quyền và các cơ quan quản lý cần tăng cường các biện pháp đảm bảo không gian cho lưu thông được an toàn, thông suốt. Sau khi có những quy định và biện pháp hỗ trợ cụ thể, chúng ta sẽ tuyên truyền tới người tham gia giao thông trong một thời gian nhất định, và khi hết thời gian tuyên truyền thì bắt đầu ra quân xử phạt. Ban đầu người dân có thể bỡ ngỡ vì bị xử phạt bởi những vi phạm đã tồn tại rất lâu này, nhưng lâu dần sẽ tạo thành thói quen và nề nếp trong xã hội.

Thượng tá Trần Đình Nghĩa, Phó trưởng Phòng Cảnh sát Trật tự, Công An Thành phố Hà Nội nêu ý kiến đề nghị: “Đề nghị người tham giao thông phải chấp hành đúng các quy định của pháp luật khi tham giao thông; mong muốn bà con không nên nóng vội, không cố tình vi phạm đi trên vỉa hè để tránh ùn tắc giao thông; Chúng ta đều cần kiên trì, kiên nhẫn khi tham gia giao thông, chấp hành sự phân luồng của lực lượng chức năng mới mong ùn tắc chóng được giải tỏa".

Thượng tá Trần Đình Nghĩa nói:

Như vậy, văn hóa giao thông đúng là phải bắt đầu từ việc truyên truyền và nâng cao ý thức của người dân. Nhưng với một thực tế mà rất đông người dân ra đường là “bỏ quên ý thức ở nhà” thì không thể trông cậy vào mỗi vấn đề “ý thức” mà cần phải dùng đến các biện pháp xử lý mạnh tay, nghiêm khắc và công bằng. Có như vậy mới mong dần hình thành văn hóa khi tham gia giao thông từ những hành vi nhỏ nhất.

Thực trạng việc chiếm dụng vỉa hè kinh doanh mua bán, người đi xe máy leo lên vỉa hè nhất là trong giờ cao điểm đã và đang phổ biến ở nhiều tuyến đường. Như đã nêu, những vi phạm rất dễ gây tai nạn cho người đi bộ trên vỉa hè cũng như làm xấu đi bộ mặt mỹ quan đô thị của thành phố. Chính vì vậy, việc xử phạt người vi phạm không chỉ mang tính răn đe, mà cũng chính là góp phần nâng cao ý thức của người dân, đồng thời trả lại bộ mặt thông thoáng, văn minh cho vỉa hè của thành phố. Mặt khác, xã hội ngày càng phát triển, một trong những hành động nhỏ bé góp phần gìn giữ và đóng góp cho sự phát triển đó đôi khi chỉ đơn giản là việc mỗi cá nhân hãy có ý thức khi tham gia giao thông. Bởi thế, mỗi người dân hãy là một người tham gia giao thông có văn hóa, xây dựng cho mình và người thân thói quen văn hóa, văn minh khi tham gia giao thông.

Tags:
Ý kiến của bạn
Phân luồng lại cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Căn cứ khoa học hay rủi ro bị “đẩy” cho địa phương

Phân luồng lại cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Căn cứ khoa học hay rủi ro bị “đẩy” cho địa phương

Mới đây Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị đã có văn bản gửi Bộ GTVT, Cục Đường bộ VN đề nghị không cấm xe khách trên 30 chỗ, xe tải nặng từ 6 trục trở lên đi vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Từ ngõ ra đường lớn: Nhiều tình huống 'không đỡ được'

Từ ngõ ra đường lớn: Nhiều tình huống "không đỡ được"

Trên các con đường, tuyến phố của Hà Nội có không ít những con ngõ nhỏ, vuông góc với đường lớn. Câu chuyện giao thông nào sẽ được kể xoay quanh việc người dân điều khiển phương tiện đi từ ngõ nhỏ ra phố lớn hay ngược lại đi từ phố lớn vào ngõ nhỏ?

Đừng bỏ qua giai đoạn 'vàng' phát triển thể chất

Đừng bỏ qua giai đoạn "vàng" phát triển thể chất

Vấn đề thiếu đội ngũ giáo viên hay cơ sở vật chất phục vụ giáo dục thể chất có thể từng bước được khắc phục. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng giáo dục thể chất thì điều quyết định là ở tư duy, nhận thức về môn học này.

Phân luồng giao thông dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng

Phân luồng giao thông dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng

Để chủ động đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, phòng ngừa ùn tắc tại khu vực Đền Hùng và các tuyến đường trên địa bàn tỉnh phục vụ người dân đi lại thuận tiện, an toàn, Công an tỉnh Phú Thọ xây dựng phương án phân luồng giao thông dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Mảnh sân nhà tập thể

Mảnh sân nhà tập thể

Những không gian công cộng trở nên quý giá với cộng đồng dân cư nơi đô thị, thật thân thương khi bộ hành qua phố vẫn thấy các khu tập thể cũ có một mảnh sân chung đong đầy tình cảm ấm áp láng giềng, nơi lưu giữ bao kỷ niệm, nơi sinh hoạt cộng đồng khiến mọi người thêm gắn bó với nơi chốn. 

Bảo đảm trật tự ATGT dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5

Bảo đảm trật tự ATGT dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 36/CĐ-TTg ngày 11/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4-01/5 và cao điểm du lịch hè 2024.

Quỹ bình ổn xăng dầu: Đã đến lúc “dỡ bỏ”? (Phần 2)

Quỹ bình ổn xăng dầu: Đã đến lúc “dỡ bỏ”? (Phần 2)

Chiều qua (11/4), Kênh VOV Giao thông đã phân tích về hoạt động của Quỹ bình ổn xăng dầu trong những năm qua.

// //