Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Vịnh trên núi Ngòi Hoa

Phóng viên - 27/03/2018 | 14:05 (GTM + 7)

VOVGT-Núi Ngòi Hoa là nơi rất có tiềm năng phát triển du lịch trải nghiệm với thiên nhiên đa dạng và độc đáo…

Động Tiên Phi nằm trên đỉnh đồi Thúc (hay còn gọi là đồi Thung Phi)

Hòa Bình cách Hà Nội không xa và sở hữu rất nhiều địa điểm du lịch thú vị. Ngoài Mai Châu đã rất nổi tiếng, còn có Thác Bờ, Hang Rết, động Hoa Tiên, vùng rừng nhiệt đới nguyên sinh Pù Noọc… cho du khách khám phá. Hãy cùng đến với gợi ý của chúng tôi trong mục OneDayTour ngay sau đây.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

OnedayTour: Điểm du lịch độc đáo ở Hòa Bình

Đầu tiên là Khu du lịch Cửu Thác Tú Sơn nằm cạnh đường quốc lộ 12B, trên địa phận xóm Cửu, xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình. Cửu Thác Tú Sơn tự hào với có tới chín con thác như: Tiên Tắm, Tình Âu Cơ, Trải Chiếu Quan Lang, Nàng Út Lót, Thác Bạc, Thác Triệu Phu, Thượng Ngàn, Thác Mẫu, Thác Thiên Ngọc Thạch.

Trung tâm khu du lịch là hệ thống phòng nghỉ tại Cửu Thác Tú Sơn resort có nhà nghỉ biệt thự Hoàng Tử, nhà nghỉ mini, nhà sàn lớn, có đủ dịch vụ ăn uống, có các món ăn đặc sản miền núi tỉnh Hòa Bình.

Động Tiên Phi nằm trên đỉnh đồi Thúc (hay còn gọi là đồi Thung Phi). Động được phát hiện ra từ năm 1982, bắt đầu mở cửa đón khách từ năm 1984, tới tháng 6/2000 được công nhận là di sản văn hóa. Những nhũ đá tự nhiên nằm sâu trong động, mỗi khối đá được tạo hóa ban cho những hình thù mềm mại, hội tụ đủ những tiên nữ, tiên ông, sư tử, voi, rùa, hổ….như một khu rừng muôn màu, muôn vẻ của thiên nhiên.

Cách Hà Nội khoảng 100km về phía Tây bắc, Thung Nai, một xã lòng hồ Sông Đà từ lâu là một địa chỉ mà nhiều du khách thích dừng chân khi lên Hòa Bình. Từ Hà Nội theo quốc lộ 6 đến tỉnh Hòa Bình, sau khi thăm đập thủy điện Sông Đà, chạy tiếp khoảng 5km thì rời đường lớn rẽ vào một con lộ chạy vòng quanh qua các sườn núi bạn sẽ xuống thuyền tại bến Thung Nai để ra hồ tham quan các đảo.

Trước đây thung lũng này có rất nhiều đàn nai về tụ họp. Giờ đây, sau khi đập thủy điện hoàn thành địa danh này trở thành một địa điểm du lịch khá hấp dẫn và hoang sơ. Trên đảo có chợ nổi Thác Bờ và hai ngôi đền thờ bà Đinh Thị Vân người Mường ở Hào Tráng và một phụ nữ người Dao ở Vây Nưa có công giúp vua Lê Lợi về quân lương. Hai ngôi đền này rất linh thiêng, thường diễn ra các hoạt động tâm linh độc đáo như hầu đồng vào ngày đầu xuân hay lễ cúng bà.

Quanh chân đền Thác Bờ là các bè nuôi cá. Gần đó có một hang khá đẹp tên là Hang Bờ. Ngày nước lớn, thuyền có thể chèo sâu vào trong lòng hang. Cách đền độ một giờ đi thuyền có bản Ngòi Hoa, một bản người Mường còn rất hoang sơ và biệt lập. Ngoài ra du khách còn có thể đến thăm thác Vây Nưa, đảo Phong Lan, đảo Quạ.

Động Thiên Long nằm ở lưng chừng núi đá thuộc xá Lạc Lương, huyện yên Thủy, tỉnh Hòa Bình. Động gồm có một động chính (chính cung) và hai ngách động nhỏ (tả cung và hữu cung)

Động Thiên Long nằm ở lưng chừng núi đá thuộc xá Lạc Lương, huyện yên Thủy, tỉnh Hòa Bình. Động gồm có một động chính (chính cung) và hai ngách động nhỏ (tả cung và hữu cung). Thiên nhiên đã tạo cho Động Thiên Long những khối nhũ đá kì lạ có từ hàng triệu năm về trước. Cách động Thiên Long 1km là khu rừng nguyên sinh. Đến Động Thiên Long bạn có thể kết hợp thăm các điểm di tích của huyện Yên Thủy như Chùa Hang, đền Vó-Xăm, hang nước và động Thiên Tôn.

Lạc Thủy là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Hòa Bình, cách thủ đô Hà Nội khoảng 80km. Lạc Thủy là nơi pha trộn nhiều nét văn hóa khác nhau giữa hai dân tộc Việt – Mường, những lễ hội truyền thống, cách sinh hoạt hòa quyện vào nhau tạo nên nét đẹp văn hóa độc đáo, đặc sắc: lễ hội cầu mát, lễ cầu phúc bản Mường,…Hơn nữa, mảnh đất này còn được các nhà khoa học phát hiện ra các di chỉ cổ thuộc văn hóa Hòa Bình như: di vật trống đồng loại I, giáo búp đa, giáo lá lúa, mũi dao đồng,..

Điểm du lịch hấp dẫn khác còn có Mường Chiềng. Nơi đây nổi tiếng không hẳn vì có những thứ lâm sản quý hiếm để hút khách đồng bằng. Đất này cũng chưa nhuần nhuyễn trong cách làm du lich như Bản Lác, Đồng Văn. Nhưng sức hút lại toát lên từ sự vô tư trong cuộc sống chứ không hề bài trí, sắp đặt.

Những phiên chợ vội vàng mở khi tàu hàng ghé qua, trong veo những đôi mắt trẻ trên khung cửa voóng nhà sàn, những bà mế hiền từ đem bán dăm ba con chuột hun gác bếp, bắp ngô mới bẻ còn tươi nhựa, đôi ba mảnh thổ cẩm còn thơm mùi vải mới… Những cuộc gặp gỡ văn hóa ấy tuy ngắn ngủi nhưng cũng đủ khiến khách lãng du có dịp biến đến một góc về đời sống vật chất của đồng bào nơi đây.

Những phiên chợ vội vàng mở khi tàu hàng ghé qua

Ngày nắng là vậy, ngày mưa đất Mường Chiềng chìm trong sương khói mịt mù như sa khơi. Trong bếp lửa nhà sàn, cái lạnh đã bị lửa than xua tan, những bắp ngô nếp nướng thơm lừng. Từ những khe hở của bức tường gỗ thưng nhìn ra tứ bề đều mờ đục như giữa chốn thần tiên. Nước mưa rừng chảy trên mái hiên trong những đêm mưa như kể với người lạ về một huyền tích của núi rừng, như cố cản ngăn lại giấc ngủ sau một ngày mệt nhọc.

Đường vui của tôi: Vịnh trên núi Ngòi Hoa

Hai chuyến, một chuyến ngồi thuyền gắn máy, một chuyến dùng mái chèo thuyền lên thăm quan, vãng cảnh và nghiên cứu sinh thái vịnh trên núi Ngòi Hoa. Chúng tôi lại nhớ đến những chuyến đi thăm quan, vãng cảnh vịnh Hạ Long "Rồng hạ cánh trên biển”, còn vịnh Ngòi Hoa lại là vịnh ở trên núi cao. Vịnh rộng mênh mang, nước trong xanh biêng biếc. Chung quanh là núi cao, đảo xanh, đảo hồng mà vẫn giữ, vẫng mang biệt danh là "Vịnh Ngòi Hoa”.

 

Hồ Hòa Bình, lòng hồ lớn nhất Việt Nam, nơi được ví như Vịnh Hạ Long trên núi

Bản và người ở đây đã được sinh ra, gắn kết với đất và nước, với bản quán quê hương. Thế mới biết dân tộc Mường quý trọng thiên nhiên, quyết tâm giữ gìn bản sắc dân tộc đến nhường nào.

Ngòi Hoa, trước khi sông Đà nhường chỗ cho hồ Hòa Bình với mặt nước rộng mênh mông và hàng trăm hòn đảo do thiên tạo và nhân tạo. Người dân từ thuở xa xưa còn gọi cảnh quan Ngòi Hoa là Bưa Rậm (Bưa là bãi phẳng, Rậm là rừng rậm). Ngày nay, bãi đã nhường chỗ cho vịnh. Còn rừng đã phát triển bát ngát, xanh tươi nhờ hơi nước mát lành của hồ, của vịnh.

Ở ngay cạnh Ngòi Hoa là di tích động Hoa Tiên. Cách động Hoa Tiên gần 1 km về phía đông có hồ rộng, nước trong xanh, mát rượi, được người dân trong vùng gọi là hồ Tiên tắm. Các cô gái trẻ đi làm về thường rủ nhau và không ngại ngần trút bỏ trang phục rồi vừa khúc khích cười vừa ào xuống hồ tắm "như những nàng tiên giáng trần”.

Khi vào thăm quan trong động Hoa Tiên, du khách sẽ ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tuyệt vời của vô vàn khối nhũ đá, cột đá trăm hình, nghìn dạng kỳ thú, hấp dẫn. Du khách sẽ đi trên tuyến du lịch hồ Hòa Bình, có dịp thưởng ngoạn phong cảnh sơn thủy hữu tình, non nước hùng vĩ nơi đây. Ngoài ra, bạn có thể ghé thăm động Thác Bờ, hang Bưng (di tích khảo cổ học).

Vàn khối nhũ đá, măng đá, cột đá  hấp dẫn du khách qua ánh sáng đèn

Xã Ngòi Hoa hiện có 80 gia đình người Mường. Hàng trăm năm trước, nhân dân Ngòi Hoa cần cù, chăm chỉ trồng lúa, trồng ngô trên bãi đá, sườn núi và quanh năm hái lượm sản vật, săn bắt những con thú nhỏ trên rừng mà nào có được no lòng, ấm dạ.

Được sự quan tâm của các cấp chính quyền, các nhà đầu tư, cùng với nỗ lực của nhân dân, Ngòi Hoa đã và đang trên đà phát triển để trở thành điểm du lịch lớn nhất trên hồ Hòa Bình. Kinh tế phát triển theo hướng nuôi trồng thủy sản, chăm sóc, bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng, phát triển du lịch, từ đó, đời sống của người dân phát triển nhanh chóng. Vịnh trên núi Ngòi Hoa đa cảnh vật, khí hậu trong lành, mát mẻ. Cá, tôm kéo nhau về sinh sôi, nảy nở.

Nhân dân đã tận dụng đất đai quanh vịnh và hơi nước để trồng keo, tre, bương lấy măng. Người dân cũng trồng các loại dưa, đu đủ, chuối, bầu, bí, đặc biệt là hoa phong lan. ở vùng hồ Hòa Bình và vịnh Ngòi Hoa có gần 300 loài hoa phong lan. Nhân dân xây cất hơn một chục ngôi nhà sàn rộng rãi, đẹp đẽ để khách nghỉ dưỡng.

Những hộ làm du lịch luôn chuẩn bị chu đáo món ăn, đồ uống truyền thống ngon lành, giàu dinh dưỡng. Tùy khách chọn lựa những món ẩm thực cần thưởng thức như: cơm nếp đồ, cơm tẻ nấu, cơm lam, xôi đồ trứng kiến, nhộng ong. Các món: thịt lợn, bò xào, trâu nấu lá lồm, gà, vịt, ngan và cá nướng nấu măng chua, rau đồ thập cẩm, các loại rượu uống được du khách ưa thích.

Bên cạnh dó, du khách có thể thưởng thức chương trình biểu diễn văn hóa - nghệ thuật dân gian truyền thống và đương đại của dân tộc với giai điệu, tiết tấu lúc nhanh, lúc chậm, khi lại rộn ràng, sôi nổi, thẳm sâu vào lòng người niềm vui, nỗi nhớ, sự khát vọng vươn lên trong cuộc sống.

Sau khi thưởng thức những bản nhạc chiêng và bản nhạc cò ke, ôống kháo, xem các điệu múa quạt của những nàng dâu, múa xênh tiền, múa hoa hồng và múa sạp, du khách sẽ được vây quanh bình rượu cần thưởng thức vị ngọt, hương thơm, vị cay nhè nhẹ để cảm nhận nét văn hóa đặc trưng, cuốn hút của dân tộc Mường.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //