Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Vì sao các nước dùng cỏ Vetiver bảo vệ công trình giao thông thay bê tông?

Phóng viên - 04/09/2018 | 11:51 (GTM + 7)

VOVGT- Cỏ Vetiver được nhiều nước lựa chọn để chống sạt lở công trình giao thông, bởi hệ thống rễ phát triển rất sâu; giữ cho đất được vững chắc.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Cỏ Vetiver được trồng tại sườn dốc bên đường sắt tại Trung Quốc đã cao 15-20m sau 2 năm. Ảnh: vetivernetinternational

Trên thế giới, cách đây hơn 20 năm, nhiều nước trồng cỏ vetiver tại các tuyến đường cao tốc và đường sắt, bởi đặc tính chống sạt lở, xói mòn cùng tính kinh tế cao. Trong giới chuyên môn, cỏ vetiver khi trồng với mục đích chống sạt lở được gọi là “bê tông sinh học”.

Bà Mary Wilkowski – Chuyên gia thuộc Trung tâm nghiên cứu hệ thống Vetiver Hawaii (Mỹ) cho biết:

"Việc sử dụng Vetiver rất lý tưởng để ổn định khu vực đất cần bảo vệ. Một cây vetiver có độ chắc chắn như một cuộn thép carbon thấp, rễ của nó bám sâu vào đất 12-15 feet (3,5 -4,5m) . Và toàn bộ hệ thống khi vetiver đạt độ cao 2 feet (0,6m) sẽ giúp diện tích đất nơi trồng không thể bị suy chuyển”.

Những nước dùng cỏ Vetiver làm giải pháp chính chống sạt lở taluy các công trình giao thông; mà không cần sự trợ giúp của các kết cấu bê tông, phải kể đến Columbia, Argentina, Trung Quốc, Ấn Độ, Mehico, và các nước vùng Địa Trung Hải như Italia, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia.

Ở Thái Lan, cỏ vetiver được sử dụng từ năm 1991. Cục Đường cao tốc yêu cầu trồng trên 113 đường cao tốc, để chống xói mòn đất. Hơn 6,5 triệu nhánh cỏ Vetiver được trồng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và xu hướng xói lở. Còn tại tỉnh Kanchanaburi (miền Trung Thái Lan), Bộ Đường sắt cho trồng tại đường cao tốc số 3272. Chỉ mất 3-4 tháng, loại cỏ này bao phủ 30-40% diện tích hai bên đường, sau 1 năm, lên tới 80-90%. Ở Malaysia, cỏ Vetiver được sử dụng rộng rãi trong các công trình giao thông từ năm 1980.

Theo các chuyên gia, chi phí cho cỏ Vetiver bằng 20-25% so với giải pháp giằng bê tông hay phun vảy bê tông. Còn nếu so với giải pháp neo bê tông hay khoan bê tông để cắm vào những vách đá thì còn kinh tế hơn rất nhiều.

Ảnh: vetivernetinternational

PGS. TS Lê Việt Dũng, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Cần Thơ, đã nhiều năm nghiên cứu về cỏ Vetiver cho biết:

“Vetiver khi sử dụng thì giá cực kỳ rẻ, rẻ hơn rất nhiều so với công trình sử dụng bằng bê tông. Chúng ta chỉ tốn công lao động và giống thôi. Giống có thể mua lại hoặc có thể tự nhân giống vì nhân giống cỏ Vetiver rất dễ. Chính vì thế, trên thế giới, người ta ứng dụng nhiều lắm. Các quốc gia sử dụng nhiều nhất là Trung Quốc, gần đây là Philippines, Ấn Độ, Nam Mỹ, Úc”.

Theo ngành đường sắt Trung Quốc, cỏ Vetiver giúp tiết kiệm được 10-15 USD (khoảng 233.000 – 349.000 VNĐ) mỗi m2 so với các giải pháp thông thường; được ứng dụng thành công từ hơn 20 năm trước. Như tuyến đường sắt Bắc Kinh – Kowloon (Hong Kong), có nơi mùa đông nhiệt độ xuống âm 11 độ C, thường xuyên mưa, nên việc bảo vệ taluy bằng bê tông không khả thi. Vetiver giải quyết được vấn đề này. Một số tuyến đường sắt khác cũng tương tự.

Tại Việt Nam, Bộ GTVT và Bộ NN&PTNT cho phép ứng dụng cỏ Vetiver vào chống sạt lở bảo vệ taluy công trình giao thông, công trình xây dựng khá sớm, từ năm 2001. Một trong số đó là đường Hồ Chí Minh, sử dụng cỏ Vetiver từ 2004 – 2012. Theo đánh giá của các chuyên gia cũng như tại các hội thảo quốc tế, cỏ Vetiver hoàn toàn khả thi trong việc bảo vệ taluy của đường.

Một đoạn đường Hồ Chí Minh. Ảnh: Tạp chí Giao thông vận tải

Trong cuốn Tổng quan về Vetiver, giáo sư Paul Trương và các cộng sự khuyến cáo chỉ nên sử dụng cỏ Vetiver Zizanioides Monto nguồn gốc từ Úc để bảo vệ công trình và chống sạt lở.

Vetiver Monto có bộ rễ khỏe, ăn sâu, rễ phát triển hình thành rào cản nhanh, rễ của chúng có sức bền bằng 1/6 thép khiến hệ rễ như những chiếc cọc neo thép găm chặt vào đất. Khi loại cỏ này được trồng theo các đường đồng mức, sẽ tạo thành một rào cản, giúp ổn định mái dốc.

Còn anh Phạm Văn Lộc, Tổ chức sản xuất – Quản lý kỹ thuật nông nghiệp thuộc Công ty CP Vườn Thông thái cho biết:

“Từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới, để có thể ứng dụng cỏ Vetiver phổ biến hơn, chúng ta cần có những đánh giá cụ thể hơn trên từng vùng, từng nền đất khác nhau, từng nền khí hậu khác nhau để có nhận định đúng nhất nhằm áp dụng chuẩn đúng, thành công trong việc sử dụng cỏ Vetiver bảo vệ mái taluy”.

Tại Việt Nam, việc sạt lở không chỉ diễn ra ở các tỉnh lộ, quốc lộ, mà ở cả các đường liên huyện, liên xã, nhất là ở vùng phía Bắc và Bắc Trung Bộ, đặc biệt vào mùa mưa.

Do đó, việc ứng dụng cỏ vetiver một cách rộng rãi cần được cân nhắc bởi tính bền vững, tính kinh tế và hiệu quả của chúng. Có như vậy, mới có thể kiểm soát tốt hơn tình trạng sạt lở taluy ở các con đường mỗi mùa mưa.

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

// //