Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Văn hóa xe ôm thời công nghệ

Phóng viên - 03/04/2017 | 3:07 (GTM + 7)

VOVGT - Làm thế nào để nghề xe ôm công nghệ phát triển tự nhiên song vẫn bảo vệ được các nhân tố yếu thế - xe ôm truyền thống trong xã hội?

Nghe nội dung chương trình tại đây:

Ảnh minh họa

Trong thời đại ngày nay, công nghệ ngày càng được thừa nhận đóng vai trò quan trọng ở tất cả các lĩnh vực giúp xã hội phát triển. Theo dòng chảy phát triển đó, mô hình xe ôm sử dụng công nghệ (cụ thể là phần mềm trên điện thoại) để tìm và đón khách đã ra đời, phục vụ nhu cầu thị trường hiện đại.

Song song đó, nghề xe ôm truyền thống (không sử dụng công nghệ) tồn tại bấy lâu nay ngày càng ế ẩm, mất khách. Sự cạnh tranh này khiến những cuộc xung đột, xô xát giữa các đối tượng quá khích của xe ôm truyền thống và xe ôm công nghệ diễn ra ngày càng nhiều, gây mất trật tự và bất an xã hội.

Tiếp cận từ góc nhìn văn hóa, đặt vấn đề: “Nguồn gốc, nguyên nhân các cuộc hành hung giữa xe ôm truyền thống và xe ôm công nghệ. Làm thế nào để nghề xe ôm công nghệ phát triển tự nhiên song vẫn bảo vệ được các nhân tố yếu thế - xe ôm truyền thống trong xã hội?”.

Nghề xe ôm được cho là một nghề vận chuyển hành khách quen thuộc lâu đời ở Việt Nam ta. Nghề mang tính tự phát nên giá cả không cố định, các tài xế phải ra đường tìm khách hoặc ngược lại. Khi đó, tài xế sẽ tự đưa ra giá, đôi khi đưa giá rất cao nếu biết khách đang vội. Từ khi xe ôm công nghệ ra đời đã khắc phục được những nhược điểm trên, khách hàng chỉ cần đặt cuốc xe qua ứng dụng điện thoại, giá cuốc sẽ hiện ra minh bạch và tài xế công nghệ sẽ đến tận nơi đón khách.

Có quy tắc hành nghề phục vụ khách hàng, áp dụng cước phí chuẩn, dịch vụ xe ôm công nghệ dường như đổi mới hoàn toàn nghề xe ôm tại Việt Nam. Thế nhưng, trong khi khách hàng tỏ ra vui mừng vì có thêm dịch vụ giá rẻ, chất lượng tốt thì một số tài xế xe ôm truyền thống lo lắng và cảm thấy miếng cơm bị đe dọa khi khách hàng sụt giảm mạnh. Chính vì ý nghĩ này dẫn đến tình trạng một số xe ôm truyền thống quá khích đã hành hung, xô xát với các tài xế xe ôm công nghệ.

Dưới đây là ý kiến của khách hàng và một số tài xế xe ôm công nghệ:

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thái độ quá khích với xe ôm công nghệ, tùy mỗi bác tài xe ôm truyền thống có cách nhìn và tiếp nhận khác nhau khi mô hình xe ôm công nghệ ra đời:

Một số tài xế xe ôm truyền thống cho hay:

Theo đại diện Công ty Grab VN - một trong những công ty phát triển ứng dụng xe ôm công nghệ Grabbike, từ khi Grabbike hoạt động, đã xảy ra hơn 80 vụ xe ôm công nghệ bị xe ôm truyền thống hăm dọa và hành hung(chưa tính các vụ không được tài xế Grabbike trình báo công ty). Trong đó nhiều nhất là ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, bến xe An Sương, bến xe miền Tây, khu vực Lê Hồng Phong, Nguyễn Tri Phương… Gần đây nhất là vụ nhóm xe ôm truyền thống đâm gục tài xếGrabbike ở đường Nguyễn Tri Phương (TPHCM). Cụ thể, anh Lương Quốc Thiện là tài xế Grabbike đến địa điểm đón khách ở đường Nguyễn Tri Phương thì bị một tài xế xe ôm truyền thống đến gần chửi bới, gây hấn và cho rằng anh Thiện tranh giành khách.

Người đàn ông này cùng với một số người khác cũng hành nghề xe ôm cầm theo nhiều loại hung khí, lao vào tấn công anh Thiện, khiến anh gục ngay trên đường. Lúc này người dân xông vào can ngăn, đưa anh Thiện đi cấp cứu và trình báo công an.Vụ việc trên là một trong số vụ xe ôm công nghệ bị hành hung bởi các đối tượng quá khích làm nghề xe ôm truyền thống trong thời gian gần đây. Có khá nhiều vụ việcgây thương tích tương tự xảy ra, khiến người dân bất an, có khi vạ lây, dẫn đến mất trật tự xã hội.

Phóng viên chương trình đã liên hệ với công ty Grab Việt Nam trao đổi về chính sách hỗ trợ tài xế Grabike nếu bị hành hung. Bà Nguyễn Thu An, giám đốc truyền thông Grab VN cho biết công ty có chính sách bảo hiểm dành cho các tài xế Grabbike (tối đa lên đến 100 triệu đồng).Ngoài ra,các tài xế nàyđược Grab hỗ trợ về mặt tinh thần, hướng dẫn phòng tránh cũng như hỗ trợ luật sư trình báo công an khu vực xảy ra hành hung.Grab cũngcảnh báo các tài xế xe ôm công nghệ hạn chế đón khách tại khu vực nóng thường xuyên xảy ra xung đột và cung cấp cho đối tác số điện thoại, địa chỉ công an khu vực để trình báo khi có sự việc khẩn cấp. Bà Nguyễn Thu An, giám đốc truyền thông Grab VN, cho biết:

Lý giải từ góc độ tâm lý học, thạc sĩ tâm lý học Nguyễn Văn Tường, hiện đang công tác tại trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn giải thích hành vi:

Khi được hỏi về sự xuất hiện dịch vụ xe ôm công nghệ lấn át xe ôm truyền thống, thạc sĩ Nguyễn Khắc Giang hiện đang công tác tại Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) chia sẻ quan điểm:

Việc thay đổi từ dịch vụ xe ôm truyền thống sang các hình thức xe ôm công nghệ là điều tất yếu. Bởi sự ra đời của dịch vụ xe ôm công nghệ đã khắc phục được những nhược điểm của xe ôm truyền thống như giá cả và tiện lợi.. Sự cạnh tranh nào cũng nhằm mang đến dịch vụ hoàn hảo nhất cho người tiêu dùng, đúng với quy luật của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh phát triển nghề xe ôm theo phương thức mới thì ở khía cạnh xã hội cũng cần được quan tâm. Tài xế xe ôm truyền thống là những nhân tố cũ và yếu thế trong xã hội, đang đối đầu với những biến đổi thời đại, hoặc họ phải thích nghi hoặc sẽ bị đào thải.

Chia sẻ về vấn đề hỗ trợ các tài xế xe ôm trong chuyển giao giữa hai thế hệ, thạc sĩ Nguyễn Khắc Giang của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), cho biết thêm:

Sự phát triển của các ứng dụng công nghệ trong ngành vận chuyển hành khách tạo ra nhiều hệ lụy cho xe ôm truyền thống,làm cuộc sống của họ thêm bấp bênh. Nhưng suy cho cùng, cuộc cách mạng nào mà không gây ra những tổn thất cho những lực lượng sản xuất cũ. Vấn đề là trong giai đoạn chuyển giao, chính sách đểhỗ trợ các nhân tố yếu thế để họ ít bị tổn thương nhất là điều các nhà chức trách cần quan tâm tại thời điểm này.

Chúng ta cần phải thừa nhận, sự ra đời của xe ôm công nghệ khiến cho các miếng cơm của các bác tài xe ôm truyền thống gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ trong việc vận chuyển là điều tất yếu phải diễn ra Xe ôm chỉ là một trong những lĩnh vực khá chậm chân với quá trình công nghệ hóa này. Thực tế, nghề xe ôm công nghệ đã giải quyết việc làm cho một số lượng lớn lao động tại các đô thị.Bên cạnh những người chọn nghề xe ôm là công việc chính thì nhiều sinh viên đã chọn nghề này để kiếm thêm thu nhập, trang trải các chi phí học tập, sinh hoạt hoặc các đối tượng nhàn rỗi muốnkiếm thêm; những người có việc làm ổn định phải di chuyển xamuốn tìm người cùng hành trình để chia sẻ chi phí…v…v…

Những hệ lụy phát sinh trong thời điểm chuyển giao giữa phương thức cũ và mới gây xung đột, mang tính bạo lực, dẫn đến nhiều vụ ẩu đả, hành hung. Đó là bắt nguồn từ nhận thức kém của một số tài xế xe ôm truyền thống. Họ không thích nghi với thời đại, một phần vì chưa quen công nghệ, một phần vì không chấp nhận thay đổi: không đồng ý chạy với giá thấp hơn trước để cạnh tranh với xe ôm công nghệ. Bên cạnh đó, chính những tài xế xe ôm công nghệ vi phạm quy tắc hành nghề, như trực tiếp đón khách ngoài không thông qua ứng dụng. Điều này làm dày thêm bức xúc của các tài xế xe ôm truyền thống; bởi họ cho rằng đối tượng khách hàng không dùng ứng dụng điện thoại đặt cuốc xe là thị trường dành cho họ. Hành vi bắt khách ngoài của xe ôm công nghệ là công khai giành giật miếng cơm của xe ôm truyền thống. Trường hợpnữa là nhiều tài xế xe ôm công nghệ vi phạm hợp đồng là phần tử xấu - đã bị công ty quản lý ứng dụng như Grab VN khóa tài khoản, cắt hợp đồng - nhưng vẫn mặc đồng phục của Grabbike, chen vào giành giật khách với xe ôm truyền thống. Hành vi này gây hiểu lầm, càng làm cho tài xế xe ôm truyền thống thêm phẫn nộ và ác cảm với xe ôm công nghệ.

Hậu quả từ các mâu thuẫn dẫn đến những cuộc xung đột giữa đôi bên do các đối tượng quá khích. Từ đó, gây căng thẳng, tị hiềm, đề phòng nhau giữa các bàc tài xe ôm công nghệ và xe ôm truyền thống. Trong khi cùng làm nghề, họ có thể hỗ trợ, nâng đỡ nhau trong giai đoạn chuyển giao này. Các hành khách đi xe ôm cũng bất an vàsợ bị vạ lây. Những điều này một phần khiến cho xã hội bất ổn, đường phố giao thông hoặc nơi công cộngsẽ hỗn loạn nếu xảy ra ẩu đả, làm áp lực xã hội ngày càng tăng.Vì vậy, cơ quan chức năng cần có những can thiệp kịp thời cũng như chính sách lâu dài hỗ trợ vấn đề này.

Trong thời đại biến động nghề nghiệp, mỗi tài xế cũng phải thay đổi nhận thức và tiếp nhận công nghệ mới để thích nghi, hòa nhập vào đội ngũ xe ôm công nghệ. Nếu không có điều kiện thì phải giảm giá cước để giữ khách quen. Không nên có suy nghĩ hạn hẹp như ngày trước một cuốc kiếm được 3 đồng, nay chỉ 1 đồng nên từ chối gia nhập. Còn với những bác tài đã lớn tuổi, không thể hòa nhập nổi thị trường mới thì nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, chuyển đổi nghề nghiệp, giúp cuộc sống của họ ổn định. Bên cạnh đó, các phương tiện thông tin truyền thông cần góp sức nâng cao nhận thức của các bác tài xe ôm truyền thống. Để họ hiểu rằng, tất cả đều bắt nguồn từ lý do khách quan của thời đại, quy luật tất yếu phát triển xã hội, không ai giành giật miếng cơm của ai. Nếu không thích nghi theo kịp bước tiến của xã hội thì việc bị đào thải là tất nhiên.

Thêm nữa, các tài xế xe ôm công nghệ cần tuân thủ quy tắc hành nghề khi dùng ứng dụng công nghệ đón trả khách. Tài xế xe ôm công nghệ không nên thỏa thuận với khách hủy cuốc xe trên ứng dụng và chạy ngoài trước sự chứng kiến của tài xế xe ôm truyền thống. Công ty quản lý ứng dụng như Grab VN, Uber… cũng cần gửi email góp phần thay đổi hành vi khách hàng, giúp họ hiểu rằng hành động hủy cuốc xe để chọn cuốc ngoài (theo yêu cầu tài xế) là điều không nên, cũng như gia tăng bức xúc cho cánh tài xế xe ôm truyền thống. Với những tài xế xe ôm công nghệ không còn được hoạt động nữa thì công ty phải thu hồi đồng phục để phòng trừ hành động xấu có thể tạo sự hiểu lầm với xe ôm truyền thống – là những thành phần đang bị tổn thương trước sự phát triển của thời đạicông nghệ.

Có thể nói, những cuộc xung đột giữa hai thế hệ xe ôm công nghệ và xe ôm truyền thống chỉ là “tác dụng phụ” của quá trình phát triển xã hội. Nhưng để tình trạng này không kéo dài và trở thành vấn nạn của xã hội thì cần sự nỗ lực của tất cả các bên trong vấn đề hội nhập cũng như cách xử lý tình huống. Đồng thời, nhà nước cần có những can thiệp kịp thời để giảm bớt những căng thẳng trong thời điểm nóng, có chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho những bác tài không thể hòa nhập, gia nhập xe ôm công nghệ. Có như thế, xã hội mới ổn định và phát triển trong trật tự đường phố, văn minh đô thị.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //