Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Văn hoá thờ Mẫu, di sản cần được bảo vệ

Phóng viên - 05/04/2017 | 2:08 (GTM + 7)

VOVGT-Tín ngưỡng thờ Mẫu đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, nhưng cho đến nay vẫn có những nhìn nhận trái ngược...

Những người ủng hộ thì cho rằng đây là một hình thức sinh hoạt văn hoá mang tính truyền thống và cần được bảo vệ, giữ gìn, phát huy. Người phản đối thì cho rằng đây là một hình thức mê tín, dị đoan, cần loại bỏ? Vậy chúng ta cần phải nhìn nhận về hình thức sinh hoạt tín ngưỡng này như thế nào?...

Theo các nhà nghiên cứu thì tục thờ đạo Mẫu và lên đồng xuất hiện từ thế kỷ thứ 15. Và từ thế kỷ 16, tín ngưỡng này trở thành một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội và trong tâm thức người dân, đáp ứng nhu cầu và khát vọng của đời sống con người.

Hầu đồng - một hình thức sinh hoạt trong tín ngưỡng thờ Mẫu, với những điệu múa, câu hát tái hiện lại hình ảnh những nữ anh hùng trong dân gian thông qua "ông đồng"

Với hình thức thờ các thần linh thiên nhiên, các thần linh này được kết hợp lại trong khái niệm Thánh Mẫu hay Nữ thần Mẹ. Theo thời gian, khái niệm Thánh Mẫu được mở rộng để bao hàm cả các nữ anh hùng trong dân gian - những người phụ nữ có thật nổi lên trong lịch sử với vai trò người bảo hộ hoặc trị bệnh. Những nhân vật lịch sử này được kính trọng, tôn thờ, và cuối cùng được thần thánh hóa để thành một trong các hiện thân của Thánh Mẫu.

Sau đó, mặc dù tồn tại trong dân gian nhưng số phận của 2 loại hình sinh hoạt này cũng rất lận đận, đặc biệt trong xã hội phong kiến Nho giáo chiếm vị trí trong hệ tư tưởng của nhà nước quân chủ Việt Nam khi xưa. Chỉ đến thời nhà Nguyễn mới được “mở mày mở mặt” một chút, và được triều đình khá coi trọng…

Tuy nhiên, trên thực tế, đến nay văn hoá thờ đạo Mẫu và đặc biệt là nghi lễ lên đồng luôn bị gắn cho cái mác mê tín, dị đoan. Còn các nhà nghiên cứu thì cho rằng, đây chính là một hình thức sinh hoạt văn hoá và cần phải được bảo vệ. Thế nên, khi bàn về văn hoá thờ đạo Mẫu và lên đồng, bà Lê Thị Minh Lý - Ủy viên hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát huy giá trị di sản văn hóa cho rằng: Hiện tượng văn hoá này khi nhận diện thì đại đa số đều coi là một giá trị di sản, là rất quý. Thế nhưng có thời điểm vẫn chưa được coi là di sản. Không phải ai cũng hiểu thấu đáo về biểu hiện văn hoá này, về những khía cạnh hình thành nên giá trị văn hoá và đặc biệt còn rất khó khăn trong việc trả lời câu hỏi: Vậy chúng ta bảo vệ như thế nào?

Đạo Mẫu có các nghi lễ tổ chức theo Âm lịch với các tín đồ và nhiều người đi lễ tham gia. Nghi lễ phổ biến nhất là lên đồng (hay còn gọi là hầu bóng). Trong nghi lễ này, người ta tin rằng linh hồn của các vị thần sẽ nhập vào người lên đồng, linh hồn này được vời đến để nghe lời cầu nguyện của người đi lễ. Trong các nghi lễ, phụ nữ thường đóng vai trò chính, người lên đồng cũng thường là phụ nữ (bà cốt), đôi khi mới do nam giới đảm nhận (ông đồng).

Giáo sư, tiến sĩ Ngô Đức Thịnh – Uỷ viên hội đồng di sản văn hoá quốc gia – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bảo tồn văn hoá tín ngưỡng Việt Nam người đã bỏ ra trên 20 năm nghiên cứu về văn hoá thờ Mẫu và lên đồng cho rằng đây chính là một đạo giáo bao hàm nhiều nét văn hoá, cũng như giá trị về khoa học, lý giải những hiện tượng thiên nhiên, môi trường và hoàn toàn độc đáo mang bản sắc văn hoá độc đáo của người Việt Nam. Ông cho rằng: Lên đồng là một hiện tượng diễn xướng của đạo Mẫu kết hợp hài hoà ca múa nhạc mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, đặc biệt là hát văn một loại hình dân ca đặc sắc trong kho tàng dân ca Việt Nam…

Có một hạn chế trong thờ Đạo Mẫu và nghi lễ hầu đồng, đó là các nghi thức hành lễ không được đào tạo chính thức mà chủ yếu được truyền khẩu từ đời này qua đời khác. Dẫn tới hiện tượng con nhang, đệ tử theo phong trào, đồng đua. Họ đã không hiểu lịch sử tín ngưỡng, thần tích, lại không hiểu cả về nghi lễ, trình tự thủ tục dẫn đến bày đặt, thêm bớt pha tạp làm biến tướng… Đồng thời, nhiều kẻ lợi dụng hình thức này để trục lợi, ảnh hưởng đến việc tập hợp quần chúng, đến việc bảo tồn văn hóa truyền thống, đến nếp sống nơi thờ tự.

Thế nên, giáo sư Ngô Đức Thịnh cũng phải chua xót thừa nhận những mặt trái của đạo Mẫu và lên đồng: Hiện nay cái phản giá trị nhất của Đạo Mẫu là lợi dụng đạo Mẫu, đặc biệt là lên đồng để trục lợi. Con người có những khủng hoảng về niềm tin trong cuộc sống, nhất là những chuyện làm ăn, nhân những cơ hội như vậy thì có những người lợi dụng những điều đó để trục lợi về kinh tế. Đó chính là những biểu hiện mặt trái của lên đồng.

Văn hoá thờ đạo Mẫu và lên đồng vẫn đang tồn tại đến ngày nay và là một trong những hình thức sinh hoạt văn hoá tâm linh của một bộ phận người Việt Nam. Một điều đáng mừng là những chuyên gia, các nhà quản lý trong ngành văn hóa những năm qua đã nhìn nhận được những giá trị của văn hóa thờ Mẫu đối với đời sống của người dân.

Bằng chứng là, tối 2/4, tại Quần thể Di tích lịch sử-văn hóa Phủ Dầy, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Nam Định tổ chức Lễ đón Bằng công nhận “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Việc Di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại điện của nhân loại một mặt sẽ góp phần tăng cường vị trí, vai trò của di sản văn hóa đối với xã hội, làm giàu thêm bức tranh đa dạng văn hóa của Việt Nam và của nhân loại.

Hy vọng rằng, với sự công nhận của quốc tế, sự vào cuộc của các chuyên gia về di sản, các cơ quan có liên quan, sẽ làm cho cộng đồng, những người thực hành di sản nhận thức sâu sắc thêm về di sản của mình để họ tự hào và tích cực hơn trong công tác tham gia bảo vệ và phát huy giá trị của di sản.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //