Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tương lai nào cho đồng Bitcoin?

Phóng viên - 27/12/2017 | 8:43 (GTM + 7)

VOVGT - Sự phát triển mạnh mẽ của Bitcoin khiến giới chức các nước cân nhắc thực hiện những biện pháp để đối phó với nguy cơ gây bất ổn của đồng tiền ảo này.

Ảnh minh họa

Bitcoin là đồng tiền điện tử đầu tiên trên thế giới, đồng thời là đồng tiền điện tử phát triển "nóng" nhất, khi mà các đồng tiền ảo khác không đạt được mức tăng kỷ lục và tốc độ tăng giá trị nhanh chóng như Bitcoin. Tại nhiều nơi trên thế giới, người tiêu dùng có thể dùng Bitcoin để thanh toán hóa đơn ăn uống, mua xe hơi hay thậm chí là mua nhà ở. Tại Mỹ, những người ủng hộ Bitcoin muốn nhân cơn sốt này thúc đẩy Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Mỹ (SEC) cho phép thành lập các quỹ trao đổi bằng đồng tiền này để các nhà đầu tư thông thường có thể giữ các khoản tiết kiệm của mình.

Đồng Bitcoin chính thức được công nhận là một hình thức thanh toán hợp pháp hồi tháng 4 năm nay tại Nhật Bản, trong khi các nền kinh tế lớn khác đều không chào đón loại tiền điện tử này. Ngày 10/12 vừa qua, hai sàn giao dịch lớn tại Chicago được chính quyền Mỹ cho phép tiến hành giao dịch các hợp đồng tương lai của đồng Bitcoin. Với hệ thống thanh toán bằng hình thức chuyển khoản dựa trên công nghệ “chuỗi khối” (cung cấp dữ liệu phân cấp để lưu trữ toàn bộ thông tin giao dịch và đều được mã hóa), Bitcoin đang dần tạo dựng một vị thế không hề nhỏ. Tuy nhiên, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen đánh giá đây là một tài sản rất đáng nghi:

“Ở thời điểm này, Bitcoin đóng một vai trò nhỏ trong hệ thống thanh toán. Nó không phải là nguồn lưu trữ giá trị ổn định và chưa có tính pháp lý. Nó là một loại tài sản có tính đầu cơ cao, và Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ không thực sự đóng bất cứ vai trò nào trong việc quản lý Bitcoin. Các ngân hàng quan tâm tới Bitcoin cần bảo đảm các cuộc giao dịch liên quan tới đồng tiền này tôn trọng quy chế chống rửa tiền”.

Được tạo ra từ năm 2009, Bitcoin được giao dịch trên mạng Internet mà không hề có bất kỳ quy định hay nguyên tắc quản lý nào. Không giống đồng đôla Mỹ hay Euro, không có ngân hàng trung ương hay chính phủ nào đưa vào lưu thông đồng tiền này, nhưng nó lại được vận hành nhờ các thuật toán phức tạp do máy tính thực hiện. Các khoản thanh toán được tiến hành trực tiếp trong khi người trao đổi không cần cung cấp thông tin cá nhân cụ thể. Quy trình vận hành như vậy cùng với việc thiếu những quy định rõ ràng đã khiến cho Bitcoin trở thành miếng mồi béo bở đối với những kẻ buôn lậu và nhiều loại tội phạm khác.

Các ngân hàng lớn trên thế giới cũng tỏ ra hoài nghi, cho rằng tỷ giá trao đổi của Bitcoin thiếu minh bạch và đồng tiền này có thể khiến cho thị trường trở nên bất ổn. Tháng 1/2017, 1 Bitcoin mới chỉ trị giá 1.000 đôla, song tới giữa tháng 12/2017 đã đạt mức 20.000 đôla, mức tăng vọt khiến ngay cả người trong giới tài chính cũng phải cảnh giác trước nguy cơ vỡ bong bóng. Tuy nhiên, trong phiên giao dich ngày 22/12 vừa qua, giá trị của đồng tiền này đã sụt tới 30%, xuống dưới mức 12.000 đôla/Bitcoin, khiến các nhà đầu tư "choáng váng", đồng thời kéo theo hiện tượng bán tháo đồng điện tử này cùng với các đồng tiền ảo khác.

Nhiều chuyên gia tài chính, các nhà tư vấn thừa nhận nhu cầu lớn về đồng tiền ảo Bitcoin trên thế giới. Tuy nhiên, họ cũng nhận định Bitcoin là một trò mạo hiểm lớn. Nhà nghiên cứu Santosh Rao thuộc công ty nghiên cứu đầu tư tại Manhatan của Mỹ cho biết:

“Bây giờ là giai đoạn hồi hộp đối với loại tài sản mới này, nhưng tôi không nghĩ mọi người nên đổ xô vào nó. Đây là hạng mục đầu tư vô cùng rủi ro. Bản thân tôi sẽ từ từ cân nhắc. Chúng ta không biết được giá trị thực chất bên trong của nó là gì. Bạn có thể đặt tiền và chơi trò may rủi với nó, nhưng nếu bạn là nhà đầu tư thông minh, bạn sẽ chờ xem khi nào mọi sự mù mờ đã được rõ ràng”.

Sự bùng nổ của đồng Bitcoin đang khiến nhiều nước tỏ ra bối rối trong việc kiểm soát loại tiền điện tử này. Mỗi nước lại có những biện pháp riêng đối với tiền điện tử. Hàn Quốc mới đây đã công bố các biện pháp nhằm tăng cường tính minh bạch trong giao dịch các loại tiền điện tử. Theo đó, người sử dụng sẽ chỉ được phép giao dịch tiền điện tử qua một tài khoản ngân hàng sau khi danh tính của họ được các thể chế tài chính truyền thống như ngân hàng xác nhận. Ngoài ra, người sử dụng được phép thực hiện các giao dịch bằng tiền điện tử có giá trị lớn hơn 2 tỷ uôn (tương đương 1,83 triệu đôla) bằng tài sản.

Trong khi đó, Israel lại đang cân nhắc các biện pháp nghiêm cấm các công ty hoạt động dựa trên đồng Bitcoin và một số đồng điện tử khác giao dịch niêm yết cổ phiếu trên Sàn chứng khoán Tel Aviv (TASE). Bên cạnh đó, Bộ Tài chính Israel và Ngân hàng trung ương Israel cũng đang xem xét phát hành một loại tiền điện tử chính thống được nhà nước bảo trợ để đối phó với cơn bão Bitcoin hiện nay.

Tại Việt Nam đã xuất hiện không ít vụ lừa đảo liên quan đến tiền ảo, đặc biệt là Bitcoin. Thế nhưng, vẫn có không ít người lại quyết định “đặt cược” vào những loại tiền ảo này.

Tính đến tháng 10 năm nay đã có hơn 1.400 máy đào Bitcoin được các cá nhân, tổ chức nhập về Hải quan Tp.HCM. Tuy nhiên, theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tới thời điểm hiện tại, Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam nên việc sử dụng Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm.

Tags:
Ý kiến của bạn
Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Hồ Tây, một địa điểm không còn xa lạ với người dân thủ đô và khách du lịch mỗi khi đến với Hà Nội. Những cuộc “hẹn hò hóng gió hồ Tây” cũng được diễn ra thường xuyên hơi đối với các bạn trẻ nhất là vào thời điềm giao mùa, không khí mát mẻ như hiện tại.

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

Mới đây TP.HCM đã chính thức khai trương đưa vào sử dụng hệ thống xe điện 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu nội đô thành phố. Điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Từ 1/4, cơ quan thống kê cả nước bắt đầu tiến hành điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024, trong đó thu thập các thông tin như: Thông tin về nhân khẩu học; về di cư; về giáo dục; hôn nhân; về nhà ở và điều kiện sống của hộ...

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Vụ sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió, trên Đèo Cả những ngày qua đã khiến cho tuyến đường sắt Bắc Nam bị đình trệ. Điều này tiếp tục gióng lên hồi chuông về sự xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều vị trí trên tuyến đường sắt huyết mạch này.Đến nay công tác khắc phục sự sự cố lở đá được thực hiện đến đâu?

Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Vụ tai nạn giao thông tại Kon Tum làm 15 cán bộ Quản lý thị trường TP.HCM bị thương đã được chuyển về BV Chợ rẫy điều trị. Hiện 9 bệnh nhân được điều trị tích cực, trong đó có một bệnh nhân hôn mê, xuất huyết não rất nặng.

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TPHCM vừa ban hành khuyến cáo triển khai hoạt động đổi mới sáng tạo giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân tại các bệnh viện và các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố.

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu 'công nghệ phập phù'

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu "công nghệ phập phù"

Hôm qua (15/4) là ngày đầu tiên quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) triển khai giải pháp thu phí gửi xe không dùng tiền mặt ở 16 điểm đỗ xe trên vỉa hè, dưới lòng đường đã được cấp phép. Người dân, nhân viên trông xe đón nhận hình thức mới này như thế nào?

// //