Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Trả lại hành lý cho hành khách, văn hóa cần có của tài xế

Phóng viên - 09/06/2017 | 16:44 (GTM + 7)

VOVGT – Trả lại hành lý mà hành khách để quên trên xe là hành động hết sức văn minh của các tài xế, tạo nên nét đẹp trong văn hóa giao thông…

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Tài xế Đỗ Hữu Thao (hãng taxi Mai Linh) trả lại số tiền gần một trăm triệu cho hành khách đánh rơi trên xe - Ảnh Báo Thanh Niên

Những áp lực, trở ngại trên từng cây số mà các bác tài phải đối mặt hàng ngày, có lẽ mỗi hành khách đều chứng kiến, cảm nhận được trong từng chuyến đi của mình. Và thật đáng quý làm sao khi vượt qua những thử thách ấy, các bác tài lại khiến chúng ta thêm ngưỡng mộ vì những hành động cao đẹp của mình, trao trả hành lý cho hành khách, tạo nên nét đẹp trong văn hóa giao thông.

Dưới đây là ý kiến của một số người dân: “Tôi rất ngưỡng mộ các tài xế có những hành động đẹp như vậy vì bản thân tôi cũng từng được nhận lại 1 chiếc ba lô để quên trên chuyến xe buýt. Đôi khi mình không phải là người nhận nhưng khi nghe những tin tức tương tự mình thấy rất vui và khâm phục các anh tài xế”. Một người khác chia sẻ: “Điều đầu tiên tôi thấy là hành động trả lại đồ đánh rơi trên xe buýt, taxi rất thú vị, phấn khích vì rất ít khi những trường hợp này thân chủ nhận lại được đồ đánh rơi của mình. Nhưng khi được trả lại như vậy, những người tài xế xe buýt, taxi, họ rất trân trọng công việc của mình, có đạo đức nghề nghiệp, giữ được uy tín cho bản thân mình, uy tín cho nghề tài xế và cả thương hiệu mà họ đang phục vụ”.

Nghe các ý kiến tại đây:

Quả thật là như vậy, sẽ rất khó để có thể tả lại cảm xúc của những người được nhận lại tài sản đã đánh rơi của mình. Nếu là nhân vật may mắn trong những câu chuyện sau, cảm xúc của bạn sẽ như thế nào?

Tháng 6/2017, giấy khen “Người tốt việc tốt” đã được ông Lê Hoàng Minh, Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM trao tặng cho anh Bùi Minh Khánh là tài xế xe buýt tuyến số 152 và chị Mai Hồng Thủy, nhân viên xe buýt số 14 vì hành động trao trả tài sản đánh rơi cho hành khách. Được biết trước đó ba tháng, chị Thủy đã nhặt được một túi đồ bên trong có 170 triệu đồng và gửi lại cho người mất.

Một hành khách taxi may mắn khác là ông Park Saejin, quốc tịch Hàn Quốc trong lộ trình của mình vào đầu năm 2017 đã đánh rơi điện thoại và số tiền 14.000 USD (tương đương hơn 280 triệu đồng). Ngay khi phát hiện số tài sản đó trên xe, anh Nguyễn Thành Trung (30 tuổi, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã bàn giao về công ty và liên hệ hành khách này.

Tháng 2/2017 vừa qua, hành động từ chối số tiền “cảm ơn” mà bà Kristin Johnson (30 tuổi, quốc tịch Canada) gửi tặng khi nhận lại số tài sản giá trị của mình để quên trên đoàn tàu SE3 chạy tuyến Hà Nội - Sài Gòn của đội ngũ nhân viên đoàn tàu và ông Hoàng Thái, chuyên viên Đội bán vé, hành lý bao gửi và chăm sóc khách hàng thuộc Trạm vận tải đường sắt Đồng Hới - Chi nhánh vận tải đường sắt Đồng Hới (Công ty cổ phần vận tải đường sắt Hà Nội) đã khiến mọi người ngỡ ngàng và xúc động.

Chắc chắn còn rất nhiều những trường hợp khác, những lần trao – gửi tài sản cho hành khách. Dù vậy, không thể phủ nhận rằng không phải ai cũng may mắn như những câu chuyện trên.

Anh Đoàn Minh Chí, Trung tâm Quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng - Sở Giao thông vận tải, lý giải về vấn đề này nằm ở 2 từ “kỹ năng”: “Kỹ năng đơn giản là trên vé có thông tin của nhà xe, khi chúng ta quên hay gặp vấn đề gì trên xe, có thể điện ngay số hotline, số nội bộ nhà xe trên vé xe đó chúng ta sẽ được hỗ trợ lập tức... “

Anh Đoàn Minh Chí nói:

Trả lại đồ cho khách là hành động đẹp của các tài xế - Ảnh minh họa

Trong khi đó, theo anh Minh Chí, nếu bình tĩnh giải quyết vấn đề, chỉ với vài thao tác đơn giản, nhanh chóng, cơ hội hành khách nhận lại tài sản của mình sẽ cao hơn: “Khi lên xe, trên xe có đầy đủ tất cả thông tin, quy định và chúng ta chỉ cần quan sát, tập trung sẽ biết xe này thuộc hợp tác xã nào, số điện thoại đường dây nóng là bao nhiêu? Cách thức liên hệ ra sao? Chỉ cần giữ lại vé xe, có đầy đủ thông tin hợp tác xã, chúng ta chỉ cần gọi 1 cuộc điện thoại thôi, nhớ được biển số xe thì người quản lí bên kia biết được sẽ giúp chúng ta lấy lại hành lý. Đơn giản, khi chúng ta lên, cố gắng tìm hiểu những quy định, thông tin trên xe, chúng ta áp dụng thì sẽ có những chuyến xe thuận lợi hơn, an toàn hơn và hiệu quả hơn”.

Anh Đoàn Minh Chí cho biết thêm:

Đồng quan điểm trên, nhân viên điều hành tiếp thị hành khách một hãng taxi tại quận 1, Tp.HCM, từng tiếp nhận, hỗ trợ rất nhiều hành khách trong cách tình huống tương tự chia sẻ: “Nếu hành khách nhớ thông tin thì có thể gọi trực tiếp tới công ty sẽ được hỗ trợ. Nhưng hành khách cũng cần phải nhớ chính xác giờ đi, giờ đến…”

Anh còn cho biết, những hành động đẹp của cánh tài xế cũng sẽ được ghi nhận và biểu dương như một sự khích lệ nho nhỏ cho các anh em trong nghề: “Hàng tháng thì công ty cũng có những trang vàng để biểu dương tài xế gửi trả đồ cho khách, nếu số lượng nhiều thì sẽ in tên lên trang web công ty. Còn nếu tài sản nhỏ thì cũng in lên bảng đó, cũng hỗ trợ tùy theo giá trị người ta trả cho khách”.

Nghe ý kiến tại đây:

Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, đã đánh rơi đồ, chúng ta sẽ rất khó tìm lại được, nhất là khi tham gia sử dụng các phương tiện vận tải công cộng có hàng trăm, hàng ngàn lượt khách lên – xuống hàng ngày. Rõ ràng, nếu chúng ta đặt mình vào vị trí của người nhặt được của rơi, ai cũng chợt đắn đo vì việc liên hệ, trao trả lại đồ cho người đánh rơi sẽ tiêu tốn thời gian, công sức và cả một số vấn đề liên quan khác phát sinh. Như thế mới thấy được tấm lòng của những tiếp viên, tài xế taxi, xe buýt hay ga tàu chủ động trao trả lại hành lý, tài sản cho hành khách để quên. Bởi lẽ, có khi số tiền mà họ mang trả lại là số tiền họ bấm đồng hồ tính tiền cước hàng trăm lần, xé hàng ngàn vé xe, cầm vô lăng đi hàng chục ngàn km.... cả đời cũng chưa tích cóp đủ. Trước số tiền lớn như thế, họ đã không hề nao núng, chưa nghĩ đến chuyện được hậu tạ, khen thưởng mà sẵn sàng để một số người bảo mình sao thật “dại”.

Túi ni lông có cái kim khâu kẹp lại vài trăm ngàn tiền bán con heo ở quê vắt túi lên thành phố thăm con sau kì thi; tấm ảnh trắng đen vàng ố, duy nhất đủ mặt các thành viên trong nhà; đôi hoa tai vàng, của “hồi môn” ngoại dành cho cháu gái, cái điện thoại “cục gạch” con trai tặng bằng tháng lương đầu tiên của nó... Những vật dụng này quy đổi thành tiền chẳng đáng là bao nhiêu, nhưng nó lại là cả niềm tự hào, một trời ký ức của mỗi người mà khi không tìm lại được. Mất rồi! Không cách nào tìm lại được... người đánh rơi đôi khi sẽ nhọc lòng, trăn trở khôn nguôi cho đến cuối đời! Có lẽ, những tiếp viên, mà nhất là các bác tài phải một mình điều khiển phương tiện, thu đổi và phục vụ hành khách đã từng cùng cực, từng trải qua, từng gần gũi với các hành khách của mình mới có thể thấu hiểu để sẻ chia cùng họ.

Cũng sẽ là một sự cảm kích to lớn khi chúng ta, và đặc biệt là những khách du lịch lạ lẫm ở đất khách quê người được nhận lại giấy tờ tùy thân cùng số tiền mình tích cóp bấy lâu, bởi lẽ, tất cả những dự định, những công việc của họ trong vài tháng sắp tới có nguy cơ bị trì trệ và ảnh hưởng rất nhiều. Chắc chắn, câu chuyện cảm động khi được nhận lại tài sản của mình sẽ theo chân du khách về nước, lan truyền cho người thân của họ, cho đất nước của họ về hình ảnh một Việt Nam hiếu khách và tử tế. Từ đó, du lịch của nước ta sẽ phát triển hơn, mà không ai hết, chính chúng ta sẽ là người hưởng nguồn lợi kinh tế - du lịch đó.

Thật ra, chúng ta không phải là những người đánh mất tài sản, nhưng khi biết đến những câu chuyện đẹp trên thì chắc chắn ai cũng bất giác có cảm giác vẻ vẻ, thoải mái. Vì nó cho chúng ta thêm niềm tin về những giá trị tốt đẹp vẫn hiện hữu rất gần, rất thật trong cuộc sống, đồng thời là sự cảm phục và trân quý những bác tài luôn đối mặt với vô vàn rủi ro cũng như nguy hiểm sau vô lăng nhưng luôn giữ được cái tâm cũng như đạo đức nghề nghiệp của mình. Như lời chia sẻ mộc mạc bằng giọng nói đậm chất miền tây của anh Trịnh Chánh Ngôn, người đã trả lại hơn 233.000 đô la Singapore (tương đương 3,74 tỉ đồng) cho người khách bỏ quên: “Việc trả lại tài vật cho khách để quên trên xe là trách nhiệm, nghĩa vụ và đạo đức của tài xế taxi. Bản thân mình khi mất đi số tiền một vài triệu đồng đã thấy đau xót, khổ sở lắm rồi, nói chi là hàng trăm ngàn đô la”.

Thực tế, giao thông công cộng của nước ta vẫn cần cải tiến hơn nữa về cả chất lượng lẫn dịch vụ. Song, phải nhìn nhận, chính sự yêu nghề và cái tâm cống hiến cho nghề, cho hành khách đã giúp các bác tài có một “thần kinh thép” đối mặt, vượt qua bao thành kiến, áp lực trong công việc, mang đến các chuyến xe an toàn, thuận tiện. Những hành động đẹp như trên sẽ khiến chúng ta thêm tin tưởng và cùng nhau xây dựng nét đẹp trong văn hóa giao thông.

Tags:
Ý kiến của bạn
TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

U80 nhảy hiphop

U80 nhảy hiphop

Hồ Gươm với không gian xanh mát, thoáng đãng giữa trung tâm thủ đô là địa điểm lý tưởng của các đội nhóm khắp nơi tìm về rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Gần 100.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản chuẩn bị đáo hạn

Gần 100.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản chuẩn bị đáo hạn

Áp lực đáo hạn trái phiếu năm nay của nhóm bất động sản vẫn tương đối lớn, trong đó, nhiều doanh nghiệp sẽ phải thanh toán hàng nghìn tỷ đồng đến hạn cho nhà đầu tư.

// //