Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tiềm ẩn cháy nguy cơ cháy nổ từ biển quảng cáo ngoài trời

Phóng viên - 17/07/2018 | 9:44 (GTM + 7)

VOVGT-Đặt ngoài trời dễ bị hao mòn do thời tiết, chứa nhiều bóng đèn, nhiệt tỏa ra lớn... đó là những nguyên nhân tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ các biển quảng cáo.

Cháy biển quảng cáo nhà hàng kinh doanh karaoke số 68 Trần Thái Tông, Hà Nội ngày 1/11/2016 làm 13 người thiệt mạng

Hiện nay, không khó để chúng ta nhận thấy tràn ngập trên đường phố của những đô thị lớn như TP HCM, Hà Nội... là các loại biển quảng cáo trên các vách nhà, nóc nhà, trước các cửa hiệu…

Những biển quảng cáo này không chỉ giúp quảng bá sản phẩm, mà còn góp phần lớn tô điểm cho các thành phố thêm phần rực rỡ, nhiều màu sắc.

Tuy nhiên, nó lại tiềm ẩn những nguy cơ cháy nổ vô cùng nguy hiểm. Trong thời gian qua đã có rất nhiều vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản mà nguyên nhân là từ biển quảng cáo.

Ngày 1/11/2016, tại nhà hàng kinh doanh karaoke số 68 Trần Thái Tông, Hà Nội đã xảy ra cháy lớn, ngọn lửa lan nhanh sang 3 tòa nhà kề bên, làm 13 người thiệt mạng và rất nhiều tài sản bị thiêu rụi.

Theo cơ quan điều tra, nguyên nhân ban đầu được xác định là do thợ hàn thiếu cẩn trọng khi hàn biển quảng cáo tại tầng 2, gây bắn các tia vảy hàn có nhiệt độ cao vào phần cách âm gắn trên tường rồi gây cháy.

Trước đó, ngày 17/9/2016, xuất phát từ sự cố cháy biển quảng cáo tầng 2, sau đó, ngọn lửa lan rộng ra 8 tầng quán karaoke số 85 phố Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội. Đây chỉ là 2 trong số rất nhiều vụ cháy do chập điện tại các biển quảng cáo cỡ lớn xảy ra tại Hà Nội và các tỉnh thành khác trên cả nước trong thời gian gần đây.

Điều đó làm dấy lên tâm lý hoang mang, lo ngại cho người dân khi phải chung sống với những cửa hàng, cửa hiệu kinh doanh có các biển quảng cáo cỡ lớn nhưng không đảm bảo an toàn PCCC trong khu vực dân cư.

Khảo sát của phóng viên chương trình trên nhiều con đường tuyến phố tại Hà Nội cho thấy, đa phần biển quảng cáo của các hộ kinh doanh chủ yếu làm bằng nhựa, aluminium, một số nơi còn dùng vải bạt.

Bên cạnh đó, các biển quảng cáo đều lắp nhiều bóng đèn led trên diện tích nhỏ, công suất điện năng sử dụng lớn, nhiệt lượng toả ra nhiều mà lại không có thiết bị tản nhiệt, nên dễ gây ra cháy.

Thiếu tá Bùi Tuấn Khanh - Cán bộ Phòng CS PCCC Số 3

Phân tích những nguyên nhân gây cháy từ hệ thống biển quảng cáo của các cửa hàng, cơ sở kinh doanh trong khu dân cư, Thiếu tá Bùi Tuấn Khanh – Cán bộ Phòng CS PCCC Số 3 (CS PCCC TP Hà Nội) cho biết:

“Các biển quảng cáo đa số lắp đặt ngoài trời, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ mưa, gió, hệ thống dây điện, bóng đèn dễ hư hỏng, xuống cấp, nhưng không được khắc phục, bảo dưỡng kịp thời.

Cũng không thể loại trừ nguyên nhân biển quảng cáo được lắp đặt bằng các thiết bị rẻ tiền, kém chất lượng, không đảm bảo khả năng cách điện, cách nhiệt; trong quá trình sử dụng nhiều khi dẫn đến tự chập, cháy, nổ”.

Theo quy định của Luật Quảng cáo và Điều kiện đảm bảo an toàn PCCC, yêu cầu về thoát nạn, cứu nạn cứu hộ được quy định tại Quy chuẩn 17-2013 của Bộ Xây dựng – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời, bảng quảng cáo đặt tại mặt ngoài các toà nhà cao tầng phải đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, thông gió, lấy sáng, nếu diện tích lớn hơn 40m2 phải có giấy phép của các cơ quan chức năng.

Đối với biển ngoài trời đặt tại mặt tiền công trình/nhà ở, mỗi tầng chỉ được đặt một bảng quảng cáo với chiều cao tối đa 2m, mặt ngoài biển quảng cáo nhô ra khỏi mặt tường công trình/nhà ở tối đa 0,2 m.

Tuy nhiên, quan sát tại các tuyến phố ở Hà Nội, thì nhiều hộ kinh doanh vẫn vi phạm, khi nhà cao tầng vẫn lắp đặt biển, bảng quảng cáo che lấp, bịt kín mặt tiền của căn nhà. Điều này không chỉ gây mất mỹ quan đô thị, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến việc đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy nếu xảy ra hoả hoạn…

Bên cạnh đó, liên quan đến công tác quản lý biển quảng cáo ngoài trời, không chỉ lực lượng PCCC mà các cơ quan chức năng của ngành Văn hóa thông tin, ngành Xây dựng cũng có trách nhiệm liên quan.

Các loại biển quảng cáo điện tử tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra cháy nổ

Thống kê của Sở VH&TT Hà Nội cho thấy, từ năm 2017 đến nay, tình trạng các công ty, cửa hàng tự ý chỉnh sửa kích thước biển quảng cáo diễn ra phổ biến. Sau khi Đoàn liên ngành Thành phố kiểm tra, xử lý, các cửa hàng này đã chỉnh sửa hoặc tháo dỡ những biển quảng cáo sai quy định. Tuy nhiên tình trạng này vẫn còn tiếp diễn tại một số cơ sở kinh doanh…

Đặc biệt, về những bảng quảng cáo chưa được xử lý, ông Trương Minh Tiến - Phó Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội lý giải:

“Trong quy hoạch năm 2015 đến nay còn có rất nhiều vị trí biển quảng cáo chào đón các doanh nghiệp nhưng những chỗ chúng tôi quy hoạch thì không vào, chính vì tình trạng này nên tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ mất an toàn.

Chúng tôi cũng đã kiến nghị với thành phố những doanh nghiệp có nhiều vi phạm có thể thu giấy phép vĩnh viễn không được quảng cáo trên địa bàn Hà Nội và nếu vi phạm nặng chuyển sang cơ quan công an xử lý”.

Chính vì đang có quá nhiều đơn vị chức năng phụ trách quản lý hệ thống biển quảng cáo ngoài trời, nên công tác kiểm tra, xử lý thường chồng chéo và không đạt hiệu quả cao.

Theo Thượng tá Nguyễn Anh Tuấn - Phó Trưởng phòng Cảnh sát PC&CC số 3 (Cảnh sát PCCC TP Hà Nội), dù lực lượng Cảnh sát PCCC có các chuyên đề kiểm tra, tuy nhiên, đơn vị này chỉ có thể nhắc nhở, xử lý việc đảm bảo an toàn liên quan đến hệ thống PCCC, còn việc cưỡng chế, tháo dỡ các biển quảng cáo vi phạm lại thuộc thẩm quyền của các lực lượng liên ngành như UBND phường-quận, phòng Văn hóa thông tin và đơn vị quản lý xây dựng:

“Đối với biển hiệu QC, về việc quản lý trong quá trình lắp đặt thì do cơ phòng quản lý đô thị phụ trách, còn về nội dung thì do phòng văn hóa thông tin cấp phép.

Đối với cơ quan PCCC, khi kiểm tra, chúng tôi chỉ kiểm tra về đảm bảo an toàn PCCC, ví dụ như kiểm tra hệ thống điện không an toàn thì yêu cầu lắp đặt lại hoặc xử phạt vi phạm hành chính.

Còn việc tháo dỡ thì cũng rất khó cho chúng tôi mà phải có lực lượng liên ngành thực hiện. Tuy nhiên, chúng tôi cũng luôn có những đợt kiểm tra để phối hợp, đề xuất với chính quyền địa phương để có những biện pháp xử lý kịp thời”.

Theo khuyến cáo của CS PCCC TP Hà Nội, các đơn vị, cửa hàng kinh doanh, nhà hàng khi thi công biển quảng cáo cần chọn mua vật liệu, linh kiện đèn led, dây điện đúng tiêu chuẩn, có xuất xứ rõ ràng, lắp các bảng mạch điện có tính ổn định cao, lắp cầu dao riêng cho hệ thống biển hiệu.

Hệ thống cầu dao, thiết bị đấu nối cần được bảo vệ trong tủ điều khiển sơn tĩnh điện có khả năng chống nước, chịu được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Ngoài ra, khi lắp đặt biển quảng cáo, các đơn vị thi công cũng cần chú ý tránh những nơi gần lưới điện, máy biến áp, nguồn nhiệt có thể gây ra nguy cơ cháy cao. Từ những sự cố cháy nổ đáng tiếc đã xảy ra, người dân cũng không sử dụng biển quảng cáo quá lớn, chiếm toàn bộ mặt tiền và lối thoát hiểm của các toà nhà.

Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy kiểm tra một bảng quảng cáo có sử dụng điện đang được lắp ráp

Thống kê của Cảnh sát PCCC TP Hà Nội cho thấy, trong tuần vừa qua, địa bàn Thủ đô xảy ra 28 vụ cháy trong đó có: 1 vụ cháy trung bình, 25 vụ cháy nhỏ, 2 vụ cháy rừng. Không có thiệt hại về người. Thiệt hại về tài sản ước tính gần 50 triệu đồng. Ngoài ra còn có: 50 vụ chập điện trên cột, 9 sự cố, 4 vụ việc liên quan đến công tác CNCH.

Trước tình hình cháy nổ vẫn đang có diễn biến phức tạp, đặc biệt trong mùa nắng nóng, lực lượng chức năng đã tăng cường thanh tra, kiểm tra các chuyên đề: công tác PCCC chợ, trung tâm thương mại; tăng cường rà soát, kiểm tra về PCCC đối với các chung cư cao tầng, mini, nhà ống, nhà ở kết hợp với sản xuất kinh doanh và cơ sở dịch vụ tổ chức sự kiện trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Đồng thời tổ chức kiểm tra định kỳ tại 523 cơ sở, lập 523 biên bản, yêu cầu các cơ sở khắc phục 933 tồn tại, thiếu sót; ra quyết định xử phạt 69 trường hợp vi phạm an toàn PCCC với số tiền hơn 75 triệu đồng.

Tiếp nhận 10 hồ sơ thiết kế thi công về phòng cháy, 06 hồ sơ thiết kế cơ sở, 5 hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy; trả kết quả: 8 hồ sơ thẩm duyệt, 5 hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy; tổ chức kiểm tra nghiệm thu 6 cơ sở.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Nếu có bất kỳ câu hỏi, băn khoăn liên quan đến công tác đảm bảo an toàn PC&CC, quý thính giả có thể liên hệ với chương trình qua tổng đài 024.37.91.91.91, thư điện tử: [email protected].

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

// //