Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Thấy gì từ việc VEC E đề xuất từ chối phục vụ vô thời hạn 2 phương tiện?

Phóng viên - 20/02/2019 | 7:31 (GTM + 7)

VOVGT - Đề xuất của VEC E cũng phần nào bộc lộ những lổ hổng trong công tác quản lý nhà nước cũng như cách ứng xử thiếu văn minh giữa các bên liên quan.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Ngày 10/2 vừa qua, Công ty cổ phần dịch vụ đường cao tốc Việt Nam (VEC E) đã có thông báo về việc từ chối phục vụ vĩnh viễn 2 ô tô 7 chỗ mang Biển kiểm soát lần lượt là 51A – 558.50 và 51G – 772.56 vì có hành vi gây rối trên Cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây.

Sự việc này đã vấp phải những phản ứng trái chiều từ phía dư luận, trong đó đa phần đều phản đối cách xử lý có phần vội vàng từ phía VEC E.

Ngay sau đó không lâu, Bộ GTVT mà đại diện là Tổng Cục Đường Bộ đã lên tiếng bác bỏ đề xuất này của VEC E. Liệu một đơn vị vị như VEC E có đủ thẩm quyền để tự đưa ra một quyết định như vậy?

Và liệu có cần đến một hành lang pháp lý để xử lý những cá nhân có hành vi cố tình quấy rối hoạt động giao thông?

Tài xế dừng xe tại cabin trên cao tốc Tp.HCM - Long Thành đòi xả trạm. Ảnh: VEC E

Vào lúc 18h30 ngày 10/02, bức xúc vì kẹt xe quá lâu nên tài xế của 2 ô tô 7 chỗ đã dừng lại trên 2 làn thu phí tại trạm thu phí Long Phước thuộc dự án đường cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây để phản đối.

Họ cho rằng đơn vị quản lý đường cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu GIây đã cố tình không xả khi xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông trạm theo chỉ đạo của các cơ quan quản lý nhà nước.

Theo chia sẻ của một lãnh đạo VEC E, tình trạng ùn tắc vào thời điểm trên là hệ quả của nhiều nguyên nhân khách quan như va chạm giao thông hay cháy lau sậy bên đường khiến việc lưu thông gặp khó khăn.

Khi xảy ra vụ việc, lãnh đạo VEC E đã trực tiếp xuống hiện trường và làm việc với các tài xế song không đạt được kết quả, khiến tình hình trở nên phức tạp.

Ngay sau đó, VEC E đã có báo cáo vụ việc gửi Tổng Công Ty đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam cũng như các cơ quan thông tấn báo chí, trong đó có nhắc đến đề xuất cấm lưu hành vĩnh viễn hai phương tiện trên tại tất cả các tuyến đường do VEC E quản lý. Đề xuất này ngay lập tức nhận được sự phản đối mạnh mẽ từ dư luận cả nước.

"Anh không đồng tình, mình bỏ tiền mình đi mà tại sao cái đường nó ùn dài như vậy mà tại sao không xả trạm, anh cũng thường đi tuyến đường đó, có khi ùn đến cầu Long Thành mà không xả trạm là sao?

Phạt hành chính thôi hay cần có một chế tài nào khác chứ cấm vĩnh viễn là không nên. Xe hiện tại còn đăng kiểm, còn lưu hành được là không ai có thể cấm được hết. Người ta làm vậy là sai. Xe mình còn đăng kiểm, còn đầy đủ bảo hiểm, không ai có quyền cấm mình lưu thông trên đường hết, bất kể là đường nào, đường là của chung. Xe người ta chạy, khi người ta có vi phạm thì phạt, phạt người ta đóng phạt đầy đủ thì chạy thôi chứ mắc gì cấm người ta đi đường.

Cái đó thì mỗi người một ý kiến, theo anh thì họ đã làm sai nguyên tắc. Vì quy định nếu kẹt xe trên 1Km thì họ phải xả trạm, họ cố tình ép người ta, họ không xả trạm mà.

Nói chung là cấm vĩnh viễn 2 xe đó cũng không được. Đường mở ra cho người dân đi. Ví dụ trong một sai phạm nào đó thì xử lý họ trong một góc cạnh về mặt pháp luật thôi, chứ sao cấm phương tiện người ta lưu thông được. Bây giờ mình chế tài họ, ví dụ như cấm trong vòng 2 tháng, 6 tháng như mình tước bằng lái vậy đó.

VECE là sai hoàn toàn luôn. Kẹt xe tại sao, là tại vì trạm thu vé cản lại, thành ra kẹt dài, đường cao tốc từ Long Thành đến Tp.HCM có 20km mà kẹt đến 17km mà bị thu tiền. Hỏi 10 tài xế thì 10 người bảo là kẹt do thu phí, kêu xả thì không chịu xả".

Rõ ràng, trước sự mệt mỏi vì kẹt xe kéo dài hàng chục cây số, cùng vô số những áp lực khác mà người đi đường phải chịu đựng thì quyết định của VEC E trong trường hợp này chẳng khác nào thêm dầu vào lửa.

Từ chối phục vụ vĩnh viện xe đi vào đường do mình quản lý, cả VEC E lẫn VEC đang bộc lộ việc vượt quá thẩm quyền. 

Ngay sau đó, Tổng Cục trưởng Tổng cục đường bộ Việt Nam Nguyễn Văn Huyện đã khẳng định đây là một đề xuất quá nóng vội của VEC E do chưa nghiên cứu kỹ các văn bản, quy phạm pháp luật trong quản lý khai thác hạ tầng, chính vì thế đã gây nên những hiệu ứng xã hội và dư luận không tốt.

"Đến thời điểm này, các văn bản quy định cho các chủ đầu tư đối với tuyến đường cao tốc được phép từ chối xe chở quá tải. Tổng cục đã chỉ đạo VEC báo cáo rõ nội dung đề xuất trước đó. Đến nay tổng công ty VEC đã không chấp nhận đề xuất của công ty thành viên và đã tiếp tục rà soát lại các văn bản, quy định pháp luật để phổ biến, tuyên truyền cũng như nhắc nhở các công ty thành viên".

Không thể phủ nhận sự vội vàng của VEC E khi đưa ra yêu cầu này, song cách hành xử của hai tài xế trên thực tế ít nhiều chưa thực sự văn minh. Theo tiến sĩ Đoàn Văn Báu - chuyên gia tâm lý tội phạm thì nhiều khả năng đây cũng chính là cơ sở để VEC E vội vàng đưa ra quyết định để tránh tái diễn tình trạng này trong thời gian tới.

"Việc dẫn đến lệnh cấm này cũng xuất phát từ nhiều lý do. Chúng ta có thể thấy rằng trong thời gian vừa qua các BOT giao thông đã chịu rất nhiều điều tiếng và phần lớn là do lạm thu, thu không đúng quy định, không đúng tuyến. Khi những BOT này được công bố thì người dân phản đối rất gay gắt. Trong đó có những người do bức xúc mới phản đổi nhưng cũng có những đối tượng lợi dụng các BOT giao thông để gây rối".

Dù nhận rất nhiều sự phản đối từ dư luận và người dân cả nước, tuy nhiên ở góc độ nào đó đề xuất của VEC E cũng phần nào bộc lộ những lổ hổng trong công tác quản lý nhà nước cũng như cách ứng xử thiếu văn minh giữa các bên liên quan.

Luật Giao thông đường bộ chưa có quy định từ chối phục vụ phương tiện trên cao tốc.

Hẳn sẽ còn rất nhiều câu hỏi được đặt ra sau khi VEC E đưa ra đề xuất từ chối phục vụ vô thời hạn đối với 2 phương tiện có hành vi gây rối tại trạm thu phí Long Phước vào chiều tối ngày 10/2 vừa qua. Động cơ của đề xuất này là gì? Lạm quyền, cố tình vi hiến hay vì lý do nào khác?

Pháp luật hiện hành chưa có bất cứ quy định nào cho phép chủ đầu tư đường cao tốc được quyền từ chối phục vụ đối với phương tiện giao thông vi phạm. Phương tiện giao thông đường bộ chỉ bị cấm lưu hành khi không đáp ứng kết quả kiểm định.

Trong trường hợp xảy ra hành vi gây rối trật tự giao thông, thì chủ thể vi phạm và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật phải là người điều khiển phương tiện giao thông chứ không phải bản thân phương tiện.

Chính vì thế, việc VEC E đưa ra đề xuất từ chối phục vụ vô thời gian đối với 2 phương tiện vi phạm rõ ràng là không phù hợp nếu không muốn nói là có dấu hiệu lạm quyền, vi hiến mà tổ chức cá nhân không được phép.

Mặc dù vậy, cũng cần thấy rằng hiện nay các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ còn ít nhiều hạn chế, chưa điều chỉnh hết các hành vi sai trái, làm ảnh hưởng đến việc lưu thông, khai thác bình thường của các dự án giao thông đường bộ. Vì thế không ít nhà đầu tư đã tự ban hành các văn bản riêng nhằm góp phần đảm bảo các phương tiện lưu thông trên cao tốc được an toàn hơn.

Ở góc độ này, không khó để chỉ ra mục đích của VEC E là đảm bảo an toàn cho nhân viên thu phí trước sự hung hăng của các tài xế cũng như đảm bảo giao thông thông suốt trên tuyến cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Ngay sau khi làn sóng phản đối BOT bùng phát mạnh mẽ, Bộ GTVT và Tổng Cục Đường Bộ đã có yêu cầu các trạm thu phí BOT phải xả trạm nếu xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông quá 700m. Tuy nhiên trên thực tế, vẫn chưa có bất kỳ văn bản hướng dẫn cụ thể nào được ban hành để hiện thực hóa yêu cầu trên.

Và thế là điệp khúc “kẹt xe nhưng không xả trạm” liên tục tiếp diễn mặc cho tài xế bất bình, dư luận dậy sóng. Tính đúng sai của các dự án BOT vẫn sẽ phải chờ kết luận từ các cơ quan có thẩm quyền, song để xảy ra những bất ổn tại các trạm thu phí BOT như thời gian vừa qua không thể không nhắc đến vai trò trách nhiệm của các cơ quan chủ quản ngành giao thông.

Còn quá sớm khẳng định tất cả các dự án hợp tác công tư đều “có vấn đề”. Nhưng cũng không khó để thông cảm với sự bức xúc của người dân trước những biểu hiện thiếu minh bạch của một vài dự án được đầu tư bằng hình thức tương tự.

Trong bối cảnh ấy, việc một chủ đầu tư hay một đơn vị quản lý dự án BOT nào đó tự ý đưa ra một quyết định không phù hợp với luật pháp chưa hẳn đã là lạm quyền, mà rất có thể đó là một động thái “tự bảo vệ mình” trước làn sóng phẫn nộ có phần thiếu kiểm soát từ phía người dân cũng như sự mờ nhạt của cơ chế quản lý hiện hành.

Rõ ràng đây là một bài học đáng giá về công tác quản lý nhà nước cũng như quy trình ban hành các văn bản pháp lý trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Việc chấn chỉnh kịp thời những biểu hiện chưa phù hợp pháp luật là cần thiết, song quan trọng hơn là cần có một hành lang pháp lý rõ ràng và đầy đủ hơn để hạn chế thấp nhất những vụ việc tương tự.

Tags:
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Trong quá trình tham gia giao thông, ắt hẳn trong chúng ta đã từng thấy những chiếc xe ba gác chở hàng trên phố. Những tài xế lái xe này thường là người lớn tuổi và trên xe có dán những dòng chữ thể hiện họ là cựu chiến binh, thương binh…

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Ngày 24/4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Góp ý Xây dựng Khung pháp lý Quản lý Tài sản ảo (VA, VASP).

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, năm 2023, 7,8% số vụ TNGT xảy ra với trẻ em. Quý 1/2024, TNGT với trẻ em cũng diễn biến phức tạp và chưa có chiều hướng giảm. Đáng chú ý, không ít vụ TNGT xảy ra khi các em điều khiển phương tiện giao thông khi chưa đủ tuổi.

// //