Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Sử dụng và bày bán mũ bảo hiểm kém chất lượng: Bất chấp hiểm họa đã được cảnh báo trước

Phóng viên - 10/04/2017 | 14:16 (GTM + 7)

VOVGT – Không ít người vẫn mặc nhiên đặt cược bộ não của mình vào những chiếc mũ bảo hiểm trôi nổi, tràn lan trên thị trường…

Nghe nội dung chương trình tại đây:

Ảnh minh họa

Bộ não con người là một “điều kỳ diệu” mà đến nay, khoa học vẫn chưa thể khám phá hết. Chính vì vậy, ai chúng ta cũng luôn chú trọng đến chế độ dinh dưỡng như thế nào để giữ gìn sự minh mẫn của mình. Thế nhưng, hàng ngày, khi tham gia giao thông trên đường với những tình huống khó lường trước được, không ít người lại mặc nhiên đặt cược “điều kỳ diệu” ấy vào những chiếc mũ bảo hiểm trôi nổi, tràn lan trên thị trường.

Chấn thương sọ não, và những hậu quả tự việc việc đội mũ bảo hiểm không đúng cách, không hợp quy chuẩn thì quá rõ ràng nhưng tại sao nhiều người vẫn bất chấp bỏ qua, thậm chí luôn tìm cách luồng lách, đối phó sự kiểm tra, xử phạt của lực lượng tuần tra kiểm soát?

Dưới đây là ý kiến, suy nghĩ của một số người dân:

“Theo như mình nghĩ thì việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông thì là một vấn đề rất là quan trọng, đối với tất cả chúng ta khi ai mà đã tham gia giao thông trên đường thì chúng ta nên đội mũ bảo hiểm và chúng ta nên dội mũ bảo hiểm có chất lượng cao và nó bảo vệ được đầu của chúng ta khi mà chẳng may có trường hợp tai nạn xảy ra thì sẽ đỡ hơn phần nào và bảo vệ đầu của chúng ta tránh trường hợp bị chấn thương sọ não”.

“Theo mình thấy thì hiện nay nhiều người mua những chiếc mũ bảo hiểm kém chất lượng thường được bày bán ở trên vỉa hè hay mua trên mạng online vì nó có nhiều mẫu mã dễ thương nhưng mà chúng ta không thể chủ quan hay tiếc tiền mà mua những chiếc mũ kém chất lượng, tại vì khi xảy ra tai nạn thì không bảo vệ được mình”.

“Tôi thấy việc mình đội mũ bảo hiểm nó rất là quan trọng vì khi mình xảy ra tai nạn thì không những bản thân mình bị thiệt hại mà cả gia đình mình cũng bị thiệt hại nữa”.

Vừa rồi là ý kiến, suy nghĩ của người dân về việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Mặc dù đây là vấn đề đã quá cũ, song, vẫn còn rất nhiều điều đáng để bàn luận.

Khoảng 9h ngày 8/6/2016, một vụ va chạm nghiệm trọng giữa xe tải và xe máy đã xảy ra trên QL1A hướng ĐH Nông Lâm ra Xa lộ Hà Nội khiến nạn nhân là ông Võ Văn Buốt (SN 1959) và Trần Thị Hoa (SN 1967) cùng quê An Giang bị kéo lê gần 20m trên đường. Tuy nhiên, bà Hoa dù bị xe tải cán qua đầu nhưng đã thoát chết nhờ đội mũ bảo hiểm.

Song, không phải ai cũng may mắn tránh khỏi lưỡi hái tử thần trong gang tấc như trường hợp trên. Theo số liệu của Ban an toàn giao thông TPHCM cập nhật năm 2016 cho thấy, nội ô thành phố có đến 887 vụ tai nạn giao thông đường bộ, khiến 283 người bị thương và 797 người chết. Trong số đó, chấn thương so não là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những cái chết thương tâm.

Tính đến giữa tháng 3 năm 2017, số lượng mô tô, xe máy đang lưu hành tại thành phố là 7.339.522 xe. Với con số này, ước tính nhu cầu sử dụng mũ bảo hiểm tương xứng khá cao từ 8 – 10 triệu mũ. Tuy nhiên, lựa chọn một chiếc mũ phù hợp, đạt quy chuẩn lại khiến nhiều người bối rối giữa ma trận mũ bảo hiểm được bày tràn lan trên vỉa hè, các quầy, xe đẩy ở nhiều tuyến đường như Nguyễn Trãi, Nguyễn Văn Cừ, Hùng Vương (Q.5), Công viên Phú Lâm (Q.6), Điện Biên Phủ (Bình Thạnh)… Vì giá rẻ, chỉ từ 30.000 đồng một mũ, nhiều người tặc lưỡi mua về sử dụng, dù không có bất kỳ cam kết nào, không nhãn hàng, không tem chứng nhận chất lượng CS/CR....

Không khó để bắt gặp những chiếc mũ lưỡi trai, mũ bảo hộ lao động, và nhiều loại mũ đủ màu sắc, kiểu dáng, kích cỡ sai quy cách khác được người tham gia giao thông thản nhiên sử dụng bất chấp những hiểm họa mang lại. Câu hỏi đặt ra, tại sao việc đội mũ bảo hiểm có thể giảm 46,9% nguy cơ tử vong và 54,5% nguy cơ chấn thương ở đầu cho người sử dụng, nhưng một bộ phận người tham gia giao thông xem việc đội mũ bảo hiểm là một cách đối phó với lực lượng tuần tra, kiểm soát thay vì để bảo vệ tính mạng bản thân?

Bày tỏ sự lo ngại về chất lượng mũ bảo hiểm hiện nay, ông Nguyễn Phương Nam, đại diện WHO Việt Nam cho biết:

“Trong suốt 4-5 năm, xu thế về chấn thương sọ não nhập viện đều tăng qua các năm. Theo nghiên cứu tại 2 trung tâm ngoại khoa lớn của Việt Nam là Việt Đức và Chợ Rẫy, tỉ lệ nạn nhân nhập viện xấp xỉ 50% nhưng theo bằng chứng trên quốc tế việc mũ bảo hiểm đạt chuẩn và đúng cách có thể giảm thiểu cái nguy cơ chấn thương sọ não tới 70%. Thế nhưng người dân nước ta nhập viện tới 50% do chấn thương sọ não. Do vậy cái mũ chúng ta đội đang có vấn đề”.

Nhìn nhận thực tế, ta thấy rằng “vấn đề” ở chất lượng mũ bảo hiểm xuất phát từ nạn sản xuất mũ bảo hiểm giả mạo, kém chất lượng. Tính tới thời điểm hiện tại, theo số liệu của Tổng cụ tiêu chuẩn đo lường chất lượng, trên 60% các lô mũ bảo hiểm trên thị trường được kiểm tra thiếu tên hàng hóa, tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, không có tem chứng nhận chất lượng, không rõ xuất xứ.

Chia sẻ về những khó khăn trước tình trạng xử lý các trường hợp vi phạm về sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm kém chất lượng, coi thường tính mạng người sử dụng, ông Nguyễn Hoàng Linh, phó Vụ trưởng Vụ đánh giá hợp chuẩn và hợp quy (Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng) cho biết:

"Một trong những khó khăn trong thời gian vừa qua là sự linh động của các cơ sở sản xuất giả mạo mũ bảo hiểm. Với cách thức mũ giả mũ bảo hiểm thì người ta chỉ cần khuôn viên chỉ độ 10m vuông hay 15m vuông thì người ta có thể sản suất trăm nghìn mũ bảo hiểm giả mạo. Cái thứ hai là trước đây có nhiều ý kiến cho rằng các chế tài các quy định sản xuất mũ bảo hiểm thì chưa có, thì chưa thể xử lí được vấn đề như vậy, thì người ta có quyền tự do kinh doanh, người ta có quyền tự do sản xuất. Nhưng đối với mũ bảo hiểm thì nó có liên quan trực tiếp tới tính mạng của người tham gia giao thông. Thì nó phải có cách thức chặt chẽ hơn đặc biệt là cái khâu sản xuất, không chỉ hạn chế việc sản xuất mũ giả mũ bảo hiểm mà còn đối với các đơn vị có đủ điều kiện đề sản xuất đạt chuẩn thì phải duy trì được chất lượng của sản phẩm. Chứ ngược lại không duy trì được thì nó dễ dàng dẫn đến lô sản xuất mũ bảo hiểm có thể đạt nhưng các lô sau không phù hợp tiêu chuẩn".

Trước thực trạng đáng lo ngại, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia đề nghị:

“Có thể vận động những nhà hảo tâm những doanh ngiệp quan tâm đến an toàn giao thông có thể phát mũ bảo hiểm miễn phí cho những người nghèo, trẻ em. Có thể hỗ trợ chi phí để người dân giảm chi phí tiếp cận. Trong năm 2017, đặc biệt khi nghị định 87 có hiệu lực hoàn toàn vào ngày 1 tháng 7 sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng. Dự kiến là trong tháng 9 tổ chức cao điểm xử lí vi phạm sản xuất kinh doanh. Người sử dụng phải hàng giả là nạn nhân chứ không phải là người xử lí. Người vi phạm là những người cố tình sản xuất hoặc là buôn bán đưa sản phẩm không chất lượng đến người dân”.

Việc đội mũ bảo hiểm đúng chuẩn, đúng cách không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với chính bản thân, với gia đình của mình mà còn với những người tham gia giao thông khác. Đây không chỉ là vật dụng “đỡ đầu”, bảo vệ tính mạng, nó còn thể hiện sự văn minh, ý thức của người điều khiển phương tiện.

Có thể, số tiền vài trăm ngàn để mua một chiếc mũ đúng tiêu chuẩn ở những cửa hàng có uy tín không phải là số tiền nhỏ, tuy nhiên, nếu xét về công năng, độ bền để đảm bảo sức khỏe, cuộc sống cho chúng ta và những người thân yêu thì hoàn toàn xứng đáng. Hơn ai hết, mỗi người phải nâng cao ý thức của chính mình, phải xác định một cách rõ ràng rằng, đội mũ bảo hiểm là để giảm thiểu tối đa chấn thương khi xảy ra sự cố giao thông chứ không phải để đối phó với lực lượng tuần tra, kiểm soát.

Trước thực trạng mũ bảo hiểm có xuất xứ, nguồn gốc không rõ ràng, kém chất lượng như hiện nay, mỗi người mua nên tự chuẩn bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất để nhận diện hàng chính hãng, đảm bảo quy chuẩn ở những nơi uy tín, thay vì chọn mua những loại mũ rẻ tiền cho dù kiểu dáng và hình thức bắt mắt, hợp thời trang. Trong trường hợp mũ bảo hiểm từng bị va đập mạnh, chúng ta cũng không vì tiếc tiền mà tiếp tục sử dụng. Có như thế mới tránh được những trường hợp đáng tiếc xảy ra, và mỗi khi lưu thông trên đường, chúng ta cũng phần nào an tâm hơn để tập trung quan sát, lái xe.

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần có biện pháp tuyên truyền sâu rộng, giúp nâng cao nhận thức cộng đồng, nhất là khi Nghị định 87 chính thức có hiệu lực vào tháng 7 tới. Chúng ta đã khá thành công khi áp dụng quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm trên đường, nhưng để việc đội mũ bảo hiểm phát huy hiệu quả cốt yếu là đảm bảo tính mạng con người thì cần có nhiều giải pháp hữu hiệu hơn, quyết liệt hơn để xử lý những cá nhân, tổ chức đặt lợi nhuận lên trên tất cả, sản xuất và ngang nhiên lưu hành các mặt hàng không đủ tiêu chuẩn. Nếu cơ sở nào vi phạm các quy định về sản xuất kinh doanh, cơ quan chức năng cần phải phạt nặng và xử lý nghiêm minh không chỉ về hành chính.

Tất cả chúng ta, hãy là người tiêu dùng thông minh, đặt những lợi ích lâu dài lên trên hết, cùng nhau vận động những người xung quanh tự giác chấp hành quy định về việc đội mũ bảo hiểm đúng cách, hợp quy chuẩn khi lưu thông trên đường, song song đó là nâng cao cảnh giác, phối hợp với cơ quan chức năng, tố giác những cơ sở sản xuất mũ kém chất lượng, chung tay nâng cao chất lượng cuộc sống của chúng ta.

Lưu thông trên đường một cách thoải mái, an tâm hay phải nôm nớp lo sợ bị xử phạt, bị tổn thất khi xảy ra sự cố khi tham gia giao thông là tùy chúng ta chọn. Chủ động bảo vệ bản thân, gia đình của mình là điều cần thiết. Đừng vì một phút chủ quan, nóng vội hay tiếc tiền mà đặt tính mạng của mình vào những chiếc mũ bảo hiểm giá rẻ được bày bán tràn lan. Thật sự, vẫn còn quá rẻ để mua được “bảo hiểm” cho thân thể của mỗi chúng ta với một chiếc mũ đúng quy chuẩn. Phải thừa nhận rằng, chỉ khi trí óc minh mẫn, cơ thể khỏe mạnh, chúng ta mới có thể làm việc hết mình, từ đó vun vén cho tổ ấm yêu thương cũng như đóng góp cho xã hội, cho đất nước.

Tags:
Ý kiến của bạn
Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Ở Sài Gòn – TP.HCM, hơn 4 thập kỷ qua, có một người phụ nữ đã tiếp thêm sức sống, gìn giữ “những chất âm ngày cũ” giữa Sài Gòn sôi động, hào hoa; bằng nghề mua bán và sửa chữa máy cassette.

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền Hỏa Thần là di tích đầu tiên tại Việt Nam thờ Thần Lửa. Cho đến ngày nay, nơi đây vẫn là địa điểm tâm linh đặc biệt thờ Thần Hỏa của người Hà Nội, cũng như du khách thập phương.

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Những năm gần đây, lòng sông Hồng bị xói mòn. Việc hạ thấp lòng dẫn vùng hạ du sông Hồng đang tác động rất lớn đến khả năng lấy nước của tất cả các hệ thống thủy lợi.

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Là tuyến đường huyết mạch đi qua địa bàn TP Thủ Đức (TPHCM), nhưng Võ Văn Ngân cũng được biết đến là “điểm nóng” ngập nước. Sau 3 năm thi công, dự án nâng cấp hệ thống thoát nước chống ngập ở đoạn đường dài 2,5km với tổng số vốn đầu tư gần 250 tỷ đồng này vẫn chưa hoàn thành.

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Dù Bộ GTVT đã ban hành nhiều quy định đối với xe hoán cải, song với sự ra đời ngày càng nhiều xe nhà ở di động ngày càng đặt ra yêu cầu đối với cơ quan chức năng để quản lý riêng loại hình phương tiện này.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

// //