Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Sở GTVT Hà Nội tiếp nhận và phản hồi 100% góp ý của người dân

Phóng viên - 08/01/2019 | 12:55 (GTM + 7)

VOVGT - Năm 2018, Sở GTVT Hà Nội đã tiếp nhận và trả lời 1575 câu hỏi, phản ánh liên quan đến công tác giải quyết thủ tục hành chính và các hoạt động của Sở.

Hiện người dân có 3 kênh để phản ánh thông tin đến Sở GTVT Hà Nội

Trong năm 2018, Sở GTVT Hà Nội đã tiếp nhận rất nhiều ý kiến đóng góp của người dân, tổ chức, doanh nghiệp. Vậy công tác phản hồi và xử lý những thông tin này ra sao? Chúng tôi có cuộc trao đổi qua điện thoại với bà Trương Kiều Anh – Phó Chánh văn phòng Sở GTVT Hà Nội.

PV: Thưa bà, hiện nay, người dân, tổ chức có những hình thức nào để gửi ý kiến, góp ý về Sở GTVT Hà Nội?

Bà Trương Kiều Anh: Hiện nay, người dân có 3 kênh để phản ánh thông tin đến Sở GTVT Hà Nội. Thứ nhất là hộp thư điện tử: [email protected]; thứ hai số điện thoại đường dây nóng: 85893082; thứ ba là chuyên mục đối thoại trên cổng thông tin điện tử của Sở GTVT Hà Nội.

Cả ba kênh này, chúng tôi đều bố trí cán bộ trực, tiếp nhận, xử lý hàng ngày. Các thông tin của tổ chức, cá nhân là những thông tin rất thực tiễn, để lãnh đạo Sở kịp thời chỉ đạo cán bộ, công chức có điều chỉnh trong công tác tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cũng như sự phục vụ đối với việc cung ứng dịch vụ công nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân, nâng cao sự hài lòng của tổ chức, cá nhân.

PV: Kết quả tiếp nhận và trả lời phản ánh của người dân trong năm 2018 được Sở GTVT Hà Nội thực hiện như thế nào, thưa bà?

Bà Trương Kiều Anh: Trong năm 2018, Sở GTVT Hà Nội đã tiếp nhận và trả lời 1575 câu hỏi, phản ánh liên quan đến công tác giải quyết thủ tục hành chính và các hoạt động của Sở GTVT Hà Nội. Trong đó chủ yếu là các thủ tục cấp, đổi GPLX, cấp đổi phù hiệu xe ô tô.

Ngoài ra, có những kiến nghị, điều chỉnh về điều chỉnh điểm dừng, đón xe buýt nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho người dân tham gia phương tiện công cộng. 100% các câu hỏi này chúng tôi tiếp nhận và trả lời đầy đủ.

PV: Sở GTVT Hà Nội đã có khảo sát, đo lường về mức độ hài lòng đối với sự phục vụ của Sở chưa, thưa bà?

Bà Trương Kiều Anh: Trong tháng 10/2018, chúng tôi đã ban hành kế hoạch tự khảo sát, đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức với sự phục vụ của Sở GTVT Hà Nội. Chúng tôi đã phát 1200 phiếu trong 1 tháng. Kế quả chúng tôi đang tổng hợp và sẽ báo cáo với UBND TP Hà Nội.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội triển khai điều tra xã hội học xác định chỉ số cải cách hành chính của Sở GTVT Hà Nội. Việc khảo sát thực hiện với 900 phiếu trong tháng 11/2018. Chúng tôi sẽ gửi kết quả cho Viện để Viện báo cáo với UBND TP, trở thành một kênh để đánh giá chỉ số cải cách hành chính 2018 của Sở GTVT Hà Nội.

PV: Xin cảm ơn bà!

Hà Nội đầu tư khép kín các tuyến vành đai

Theo Sở GTVT Hà Nội, thành phố đang và sẽ đầu tư cơ bản khép kín các tuyến đường vành đai 1; 2; 2,5; 3; 3,5; 4; 5, trong đó bao gồm việc xây dựng các cầu vượt sông Hồng và sông Đuống như Thượng Cát, Tứ Liên, Vĩnh Tuy (giai đoạn 2)…

Đường vành đai 2 đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở có vai trò kết nối quan trọng của thủ đô. Ảnh: Zing.vn

Đáng chú ý, đường vành đai 2, với tổng chiều dài lê tới 43,6 km, sẽ là tuyến đường đầu tiên thực hiện việc đầu tư khép kín này. Từ năm 2010, cầu Vĩnh Tuy được khánh thành, mở rộng phía dưới từ chân cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở với chiều dài trên 5 km. Đến năm 2016, tuyến vành đai 2 đoạn từ Cầu Giấy đến Nhật Tân được đưa vào hoạt động với 2 cầu vượt sông Hồng là Vĩnh Tuy và Nhật Tân, 1 cầu vượt sông Đuống là Đông Trù. Tuyến đường Võ Chí Công được mở rộng từ 58-64 m, mỗi bên 4 làn xe chạy và được thiết kế với hệ thống cây xanh nhiều tầng.

Thời gian tới, Hà Nội sẽ xúc tiến tiếp tục triển khai dự án đường trên cao mở rộng từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy.

Liên quan đến dự án xây dựng tuyến đường bộ trên cao dọc đường vành đai 2 đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở, kết hợp với mở rộng đoạn đường bằng từ Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Vọng, Sở GTVT Hà Nội cho biết, đây là công trình giao thông trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng của Hà Nội. Sau khi hoàn thành, hệ thống đường trên cao xây mới kết hợp với đường đi dưới thấp được mở rộng sẽ giúp phân luồng và tăng khả năng lưu thông của các phương tiện từ phía Tây đến phía Nam và phía Đông. Với tổng mức đầu tư gần 9.500 tỷ đồng, dự kiến, năm 2020 tuyến đường sẽ hoàn thành, đưa vào khai thác.

Tin giao thông

# Hà Nội đẩy nhanh tiến độ các công trình giao thông trọng điểm, phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Tết và Lễ hội Xuân 2019. Đó là khẳng định của của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung tại Lễ ra quân thực hiện năm An toàn giao thông 2019 diễn ra ngày 4/1 vưa qua.

Trung tâm điều khiển đèn tín hiệu giao thông Hà Nội. Ảnh: Kinh tế đô thị

# Theo báo cáo của Công an TP và Sở GTVT TP Hà Nội, trong năm 2018, đã có trên 500 nghìn trường hợp vi phạm giao thông bị xử lý; trong đó, có hơn 3.500 trường hợp phạt nguội qua camera giám sát giao thông. Tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn Hà Nội cũng đã giảm trên 5% cả 3 tiêu chí: Số vụ, số người chết, số người bị thương.

# UBND TP Hà Nội vừa ban hành quy chế thu hồi vốn đầu tư công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị dùng chung, bao gồm: Cống cáp, hào và tuy-nen kỹ thuật trên địa bàn TP Hà Nội. Quy chế này được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư, xây dựng, quản lý, duy trì khai thác sử dụng và các đơn vị sử dụng công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung để lắp đặt đường dây, cáp.

Nghe toàn bộ chương trình tại đây:

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Giá vàng SJC sẽ giảm mạnh?

Giá vàng SJC sẽ giảm mạnh?

Sáng nay (25/3), giá vàng SJC quanh mốc 80 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn 69 triệu đồng/lượng sau 1 tuần giảm mạnh.

Công tác xã hội ngành y, điểm tựa cho những bệnh nhân hiểm nghèo

Công tác xã hội ngành y, điểm tựa cho những bệnh nhân hiểm nghèo

Năm 2010, Chính phủ lấy ngày 25/03 hằng năm làm Ngày Công tác xã hội làm dấu mốc quan trọng khởi đầu phát triển nghề công tác xã hội tại Việt Nam.

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Các cơ sở giáo dục trên cả nước đang gấp rút lựa chọn SGK năm học 2024-2025 cho học sinh lớp 5, lớp 9 và lớp 12. Quyền chọn SGK được giao cho các trường, làm thế nào để thầy cô phát huy vai trò tự chủ, trách nhiệm, đồng thời hệ thống được kiến thức những năm học trước đó cho học sinh?

Nơi âm dương không cách trở

Nơi âm dương không cách trở

Phố Giáp Nhị (Q. Hoàng Mai) có nhiều ngõ ngách chằng chịt đặc trưng đúng chất Hà Nội phố. Nhưng có điều kỳ lạ khi khám phá ngang dọc con phố này sẽ thấy một khu phố mà người dân đang chia sẻ không gian sống với những ngôi mộ.

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói tín dụng 120.000 tỉ đồng từ khi được công bố đã đem lại kỳ vọng giải bài toán nhà ở xã hội một cách bền vững. Tuy nhiên, việc giải ngân rất chậm, nhiều dự án không thể triển khai, người thu nhập thấp vẫn chưa thể chạm vào cơ hội có được nơi an cư.

Doanh thu 12,5 triệu đồng/tháng phải đóng thuế: Liệu có phù hợp?

Doanh thu 12,5 triệu đồng/tháng phải đóng thuế: Liệu có phù hợp?

Tại Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi đang được lấy ý kiến, Bộ Tài chính đề xuất ngưỡng doanh thu chịu thuế VAT với cá nhân, hộ kinh doanh là 150 triệu đồng/ năm, tăng 50 triệu đồng so với quy định hiện hành.

Bình trà đá nghĩa tình

Bình trà đá nghĩa tình

Không riêng tại thành phố Hồ Chí Minh mà thời gian gần đây, trên một số tuyến đường ở ĐBSCL, chúng ta không khó bắt gặp hình ảnh những bình trà đá miễn phí dành cho mọi người, đặc biệt là bà con lao động khó khăn xuất hiện ngày càng nhiều.

// //