Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Rừng bàng Yên Thái

Phóng viên - 23/02/2018 | 10:22 (GTM + 7)

VOVGT- Rừng bàng Yên Thái là một trong 8 cảnh đẹp của Hồ Tây đã đi vào thi ca sử sách như 1 kiệt tác lâu đời…

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Cổng chính làng Yên Thái (Ảnh: Báo Pháp luật)

Nhắc đến Hà Nội, người ta không chỉ nghĩ đến Hồ Gươm trái tim của cả nước mà còn luôn nhắc đến Hồ Tây - hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội. Trong tâm thức của người Việt, Hồ Tây là một một trong những thắng cảnh đẹp nổi tiếng, là báu vật độc đáo, linh thiêng của Thăng Long – Hà Nội, là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa gắn liền với lịch sử hình thành, phát triển của Kinh thành Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay.

>>> Rừng trúc Nghi Tàm

Thắng cảnh Tây Hồ chứa đựng bao truyền thuyết và huyền thoại, và trong những thắng cảnh ấy không thể không nói tới Thăng Long bát cảnh, là 8 cảnh đẹp của Hồ Tây đã đi vào thi ca sử sách như 1 kiệt tác lâu đời. Đó là bến trúc Nghi Tàm, rừng bàng Yên Thái, đàn thề Đồng Cổ, Phật say làng Thụy, sâm cầm rợp bóng, đồng bông Nghi Tàm, chợ đêm Khán xuân và tiếng đàn hành cung. Những cảnh đẹp đó là nguồn sáng tạo vô tận của các thi nhân bao đời nay.

Để biết rõ hơn về nguồn gốc, sự hình thành nên danh thắng này, ngay sau đây sẽ là những chia sẻ của Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến, báo Hà Nội Mới – khách mời quen thuộc của chương trình:

Ngày xưa, ở khu vực Yên Thái, Võng Thị đều có những núi đất khá cao. Chúa Trịnh Giang đã cho trồng rất nhiều cây bàng trên núi đất này. Sau nhiều năm, cây bàng lớn lên, vào những mùa thay lá thì các sắc lá xanh xen lẫn lá đỏ thì tạo thành khung cảnh rất nên thơ. Vì thế, không chỉ là người dân Thăng Long mà người dân ở các vùng khác khi đi vãn cảnh Thăng Long thì đều không thể bỏ qua đây được.

Tuy nhiên, sau này, khi Lê Chiêu Thống lên nắm ngôi, ông ta trả thù các chúa Trịnh bằng cách cho chặt hết cả rừng bàng, đồng thời san phẳng cả các núi đất ở làng Yên Thái và làng Võng Thị, vì thế cho nên cái thắng cảnh rừng vàng Yên thái đến nay ko còn nữa và cũng chỉ còn lại trong sử sách, trong thơ ca và truyền thuyết của những cư dân sống ở vùng này.

Rừng bàng Yên Thái thời ấy được ví như chiếc ô khổng lồ của khu vực Hồ Tây. Có đến hàng ngàn cây, tỏa rợp một góc hồ. Đặc biệt, khi giao mùa Thu - Đông, rừng bàng đổi sắc lá xanh - đỏ, từ xa trông lại vô cùng đẹp mắt. Sự kết hợp theo quy luật của tự nhiên hội tụ tại Rừng bàng Yên Thái đã tạo thành một thắng cảnh của Hồ Tây.

Từng là một địa danh rộng lớn là thế nhưng đến ngày nay không còn mấy ai biết về nó, mà không chỉ là Rừng Bàng Yên Thái mà cả Thăng Long Bát cảnh nói chung giờ đây chúng chỉ còn là những hoài niệm, những dấu tích còn lưu lại trong thi ca sử sách:

# Khi học trên trường thì mình cũng được nghe thầy giáo nhắc qua về Thăng Long Bát cảnh rồi, tuy nhiên không tìm hiểu thì cũng không biết được 8 địa danh đấy là gì. Mình nghĩ là những địa danh này thì cũng đã lâu rồi nên ít người biết. Nếu như hỏi về Rừng Bàng Yên Thái thì mình hầu như không có thông tin gì về địa danh này.

# Làng Yên Thái Hồ Tây thì tôi biết, còn xa xưa thời vua chúa có rừng bàng ở lang đó thì tôi chưa nghe. Chắc ai đọc nhiều sử sách mới biết được, người bình thường không quan tâm thì không thể biết được.

# Ngày xưa có truyền thuyết về 8 cảnh đẹp hồ tây, nó không chỉ là cảnh đẹp mà nó còn là cái thú chơi, thú vui của vua chúa từ những cái thế kỉ trước. Rừng bàng Yên Thái nó cũng là một trong những nơi vua chúa lui tới chiêm ngưỡng nghỉ ngơi ngày xưa khi đến mạn Tây hồ, bây giờ thì không còn nữa.

# Nhắc đến làng Yên Thái thường thì người ta nghĩ ngay đến làng nghề làm giấy dó thôi “Gió đưa cành trúc la đà. Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương. Mịt mù khói tỏa ngàn sương. Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ” đấy là nổi tiếng nhất về nghề. Nhịp chày Yên Thái tôi còn biết chứ rừng bàng Yên Thái tôi chưa nghe, bây giờ thì không có rừng nào cả.

Không phải ai cũng biết về địa danh xưa, Rừng bàng Yên Thái đúng như tên gọi là vùng rừng bàng được trồng trên một phần địa phận làng Yên Thái cổ mà nay người ta biết đến là Phường Yên Thái (Ảnh: Gia đình và trẻ em)

Phường cổ Yên Thái vốn từ thời Lý có tên gọi là phường Tích Ma, huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên. Từ đời Minh Mệnh, phường Tích Ma được đổi thành một đơn vị hành chính mới gọi là xã Yên Thái với ba thôn là An Đông, An Thọ và Yên Thái. Ba thôn, nay là ba khối cụm dân cư thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội. Yên Thái xa xưa thì được biết đến với rừng bàng nơi nghi ngơi của vua chúa, về sau thì nó nổi tiếng với nghề làm giấy dó. Phường giấy Yên Thái trước đây luôn vang dội nhịp chày giã vỏ dó.

Rừng bàng Yên Thái đã từng tồn tại, là một danh thắng có thật ở khu vực Hồ Tây này. Vẻ đẹp của Hồ Tây được hiện lên từ cả thực tế và trong những truyền thuyết đan xen. Vì thế, cho đến ngày nay, khi lật giở lại những trang sách ghi chép lại về nơi đây luôn mang màu sắc mờ ảo, huyền bí, và lôi cuốn.

Đặt trí tưởng tượng của mình vào bối cảnh ra đời của những cảnh đẹp này thời phong kiến, chúng ta sẽ hiểu được sâu sắc hơn những giá trị nhân văn để lại từ mỗi danh thắng. Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến chia sẻ thêm vẻ đẹp ẩn sâu trong cảnh thắng Rừng bàng yên thái chính là sự khác biệt trong quan niệm về cái đẹp, là tiếng nói nhân văn của người dân trước những rối ren, loạn lạc thời bấy giờ:

Ngoài ra, trong cuộc sống đơn điệu của người xưa nó rất ít thay đổi, ở VN vài trăm năm nó vẫn thế, đời vua này đến đời vua sau cũng không có gì khác nhau là mấy. Tất nhiên cái thẩm mỹ ngày xưa khác, không áp được vào hôm nay nhưng khi mình kể chuyện Thăng Long bát cảnh ra như thế thì nhiều người cũng không cho rằng đó là cái gì ghê gớm, nhưng so với người đương thời thì đó là sự tuyệt mĩ, nó không còn cái gì hơn được cả.

Ví dụ khi mình đọc cái rừng bàng Yên Thế thì mình bảo là ờ, thì về mặt thị giác thì có thể là rừng bàng nhiều cây sẽ rất đẹp, nhất là mùa chuyển lá, thế nhưng không phải dừng lại ở chuyện đó, vì nếu dừng lại như thế thì quá bình thường. Nó lại thêm chi tiết là khi Lê Chiêu Thống lên ngôi vua, cầu viện nhà Thanh và sau đó là chặt hết rừng bàng. Đây cũng là 1 cái phản ứng của người dân về cái chuyện rối ren trong xã hội phong kiến và khi mà xã hội rối ren thì người khổ chứ là người dân chứ không phải là các bậc quyền quý, vì thế cho nên giá trị tinh thần của cái rừng bàng Yên Thế ở đây chính là phản ánh và tố cáo cái sự rối ren trong xã hội phong kiến gây nên sự đau khổ cho người dân, đấy mới là cái giá trị lớn nhất ở trong cái Thăng Long bát cảnh này chứ không phải chỉ là 1 cái rừng bàng.

Ngày Xuân tìm về với vùng đất Tây Hồ để lắng nghe dòng chảy của thời gian qua những điển tích, thắng cảnh và nét văn hóa đặc sắc của trung tâm văn hóa, du lịch giữa lòng Thủ đô Hà Nội. Quay trở lại với rừng bàng yên thái và bát cảnh tây hồ, thực chất cái tên Thăng Long Bát Cảnh là tên một tập thơ của nhà thơ vô danh sáng tác vào cuối thế kỉ 18.

Nhìn về quá khứ, với vai trò và vẻ đẹp đặc biệt của Hồ Tây mà các triều đại phong kiến đều chú ý khai thác giá trị và luôn lấy nơi đây làm trung tâm nghỉ mát, vui chơi, giải trí. Ngoài 8 cảnh đẹp trong Thăng Long Bát Cảnh thì còn có các công trình lớn được các vua chúa cho xây ở nơi đây như cung Dâm Đàm, Thúy Hoa, Từ Hoa, Quan Ngư ở thời Lý, điện Hàm Nguyên, cung Ngọc Đài ở thời Trần rồi thơì Lê- Trịnh có điện Thụy Chương. Tất cả những thắng cảnh này đều được các bậc đế vương, thi nhân, tài tử, giai nhân dập dìu đến đây vui chơi, thưởng ngoạn, bơi thuyền, uống rượu, ngắm hoa, coi như một chốn du lịch chẳng khác gì tiên cảnh.

>>> Hồ Tây - Hồ nước lớn nhất Hà Nội

Từ bao thế kỷ nay, mỗi tỉnh thành, mỗi con phố Việt Nam đều gắn với những loài cây đặc trưng có thể coi là những di sản văn hóa đô thị. Những hàng cây còn là những nét đặc trưng, biểu tượng cho từng dãy phố như Hải Phòng là “thành phố hoa phượng đỏ”, Hà Nội “mùa hoa sữa”, Sài Gòn “cánh hoa dầu xoay tít bay bay”…

Đó cũng chính là một trong những thứ không thể thiếu của mỗi cảnh quan, khu vực. Ngay từ thời kì trung đại các vua chúa đã ý thức và tận dụng được vai trò, công năng của cây xanh mà Rừng Bàng Yên Thái chính là ví dụ điển hình. Nó đã trở thành lá phổi xanh, thành chiếc ô khổng lồ của kinh thành một thời.

Nhưng ngày nay, dường như con người đang đối xử không đúng cách đối với những hàng cây xanh nhiều năm tuổi. Những dự án khu đô thị mới mẻ, những dự án cải thiện đường sá đang dần thay thế vị trí của những hàng cây đã gắn bó với người dân thủ đô nhiều năm..

Để có thể cải thiện được những hành vi chặt phá cây xanh ở nhiều nơi, chúng ta cần lên tiếng, cùng tuyên truyền mạnh mẽ hơn nữa, bảo vệ cây xanh trước những mối đe dọa bị triệt phá. Chúng ta cần có trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn những di sản văn hóa vô giá này, và tạo thêm khoảng xanh bình yên cho thủ đô.

>>> Du xuân trên làng đào Nhật Tân

Tags:
Ý kiến của bạn
Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, vào khoảng 9h30 sáng ngày 19/4 tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội), hiện 2 cây cầu vượt thép tại đây đã thi công xong nhưng chưa được thông xe. Đáng chú ý, tại khu vực 2 đầu cầu vượt thép chưa thông xe này có rất đông xe ôm đứng chờ đón khách.

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Theo lý giải của người dân địa phương, “lung” là vùng đất trũng tự nhiên rộng lớn, hoang sơ, nước ngập quanh năm. Lung Ngọc Hoàng là “lung của ông trời” hay “lung trời sanh” vì rộng lớn và có nhiều câu chuyện kỳ bí truyền từ đời này sang đời khác.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

Hình ảnh ‘giếng làng’ xưa gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Ngày ấy, nguồn nước trong mát của giếng làng là nguồn nước sạch chính được người dân khắp xóm gánh về đun nước, nấu ăn.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

// //