Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Quy định mới liên quan thức ăn đường phố: Để luật đi vào thực tiễn

Phóng viên - 07/01/2019 | 10:46 (GTM + 7)

VOVGT - Nếu chỉ yêu cầu người tiêu dùng “nói không với thực phẩm bẩn” thì vẫn chưa giải quyết triệt để vấn đề ATTP; mà còn phải từ người sản xuất và chế biến.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Thức ăn đường phố: Sự thờ ơ của cả người bán và người mua

Tăng mức xử phạt khi bán thức ăn đường phố không bảo đảm ATTP

Nghị định 115 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm chính thức có hiệu lực từ ngày 20/10/2018. Điều 15 của Nghị định có nội dung đáng chú ý: người trực tiếp chế biến thức ăn mà không đội mũ, đeo khẩu trang; không cắt ngắn móng tay; không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay… sẽ bị phạt tiền từ 1-3 triệu đồng.

Ngoài ra, mức phạt này cũng áp dụng cho việc bày bán, chứa thực phẩm trên thiết bị, dụng cụ, vật liệu không đảm bảo vệ sinh; không có đủ dụng cụ chế biến, bảo quản và sử dụng riêng đối với thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến.

Bên cạnh đó, mức phạt trong kinh doanh thức ăn đường phố cũng tăng mạnh. Theo Điều 16 của Nghị định 115, người bán sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đến 1 triệu đồng đối với một trong các hành vi như: không có bàn, tủ, giá, kệ, thiết bị, dụng cụ đáp ứng theo quy định của pháp luật để bày; thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn; có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập; không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay.

Như vậy, những đối tượng bị tác động trực tiếp bởi Nghị định 115 bao gồm cả những người bán tủ bánh mì dọc đường, chủ xe cà phê cóc, chủ xe bán xôi dạo, bán gánh bún riêu tại chợ…

Ghi nhận của Phóng viên VOV Giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội, đến thời điểm hiện tại, nhiều chủ quán ăn vẫn chưa nắm được quy định mới. Đáng chú ý, hầu hết các quán ăn, gánh hàng đường phố đều không có tủ đựng thức ăn chín, thực phẩm không được che chắn, gánh hàng bán ở nhiều vị trí không đảm bảo vệ sinh như gần cống, gần các bãi rác thải. Đặc biệt, những người bán hàng còn dùng tay bốc trực tiếp đồ ăn, bao gói thực phẩm bằng giấy đã qua in ấn, nước rửa bát đũa dùng đi dùng lại nhiều lần...vẫn diễn ra một cách bình thường.

Một số người dân cho biết:

“Nghị định thì mình không biết, nhưng mà hàng quán này thì mình cũng không bao giờ ăn cả vì mình cũng biết nó bẩn rồi. Quán phở hay quán bún chẳng hạn, vào nhìn biết ngay là nó bẩn mà, chưa kể vệ sinh trong quán đấy cũng bẩn nữa.”

“Cũng có nhà người ta đi găng tay, có nhà không, chứ không phải toàn bộ đi găng tay, mà chưa có chế độ xử phạt, chưa có gì cả.”

“Ở đây thì chưa thấy gì. Xôi này thì tủ gì, chỉ có để vào thúng chứ tủ để đựng xôi lên à”

Theo bác sĩ Lương Trung Thành - Phòng khám Bác sỹ gia đình, Bệnh viện ĐH Quốc gia Hà Nội, sự thờ ơ và chủ quan của cả người bán lẫn người mua ở những quán ăn đường phố có thể gây hệ lụy nguy hiểm, vì một khi thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thì đều có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mà trực tiếp ăn thực phẩm đấy.

“Những thức ăn bày bán ngoài đường phố thì có giá thành không cao so với thức ăn mình mua tại hàng quán nhưng vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm của thức ăn đường phố thì chứa rất nhiều những nguy cơ về bệnh dịch hoặc là phát tán những bệnh dịch, có thể là bệnh viêm nhiễm về đường tiêu hóa hoặc là những bệnh lý lây nhiễm như cúm”.

Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Ánh Nguyệt, Phó Chi cục Trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP. Hà Nội cho biết, năm 2018, trên địa bàn Hà Nội quản lý 7588 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố. Trong đó, số cơ sở tại các điểm công cộng là gần 4.000, số cơ sở bán hàng rong là gần 3.000.

"Ngay sau khi Nghị đinh có hiệu lực, các lực lượng chức năng trên toàn thành phố đã triển khai và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm theo Nghị định mới. Riêng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội qua 2 tháng thực hiện đã tổ chức 13 đoàn thanh, kiểm tra về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống trên địa bàn TP và đã kiểm tra được 150 cơ sở, xử phạt 22 cơ sở với số tiền phạt 150.000.000 đồng".

Nhiều người còn chưa có ý thức đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Theo đại diện Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Tp. Hà Nội, điểm đổi mới của Nghị định 115 là loại bỏ hình thức xử phạt cảnh cáo, mà chỉ quy định hình thức phạt tiền. Mức phạt này cao hơn nhiều so với hành vi tương đương trong Nghị định 178 trước đây, có hành vi tăng mức xử phạt gấp 2-3 lần, thậm chí tăng 10 lần. Ngoài ra, còn có hình phạt bổ sung nghiêm khắc hơn, như: Buộc tiêu hủy thực phẩm, đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Mặc dù vậy, bà Nguyễn Ánh Nguyệt thừa nhận công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong thức ăn đường phố vẫn còn nhiều vấn đề đáng lưu tâm. Thức ăn đường phố vốn là lĩnh vực kinh doanh phổ biến, nhiều người dân sử dụng, là thói quen, tập quán lâu năm nên rất khó thay đổi. Do đó, ngoài vấn đề xử phạt các hành vi vi phạm, rất cần sự vào cuộc của truyền thông, nâng cao nhận thức với cả người bán lẫn người mua.

“Hoạt động tuyên truyền ATTP thức ăn đường phố đã được đẩy mạnh, đa dạng hóa từ quận, huyện, thị xã tới xã phường thị trấn đưa tin về các cơ sở vi phạm, những cơ sở tốt để người tiêu dùng lựa chọn. Về xây dựng mô hình điểm, duy trì cải thiện ATTP đối với kinh doanh dịch vụ ăn uống tại 198 phường, thị trấn; 60 tuyến phố văn minh tại 30 quận huyện thị xã; Triển khai 8 tuyến phố có kiểm soát tại 8 quận huyện trên địa bàn. Đặc biệt, năm 2019 sẽ triển khai mở rộng thí điểm thanh tra chuyên ngành tại toàn thành phố Hà Nội. Đây là một giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về ATTP. Đặc biệt, tác động mạnh đến hoạt động thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm của cấp huyện, cấp xã”.

Đề cập những ý kiến lo ngại việc xử phạt các gánh hàng rong, hàng quán vỉa hè sẽ gặp tình trạng “bắt cóc bỏ dĩa”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học Thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội cho rằng: việc xử phạt chắc chắn sẽ không xuể, vì lực lượng chức năng không đủ nhân lực, trong khi hàng quán đường phố nơi nào cũng có. Đó là chưa kể, chủ trương của thành phố là coi kinh doanh thức ăn đường phố như là một cách giải quyết công ăn việc làm, giải quyết vấn đề cho những lao động thời vụ.

“Có những cái có thể hiển hiện được, người ta có thể bắt quả tang thì dễ. Vì dụ, thức ăn không được bày bán trong tủ, thế nhưng bảo không rửa bằng nước bẩn thì chúng ta có bằng chứng hay không. Họ lấy nước như thế nào, lấy ở đâu thì không biết được, nước đấy dùng xong đổ xuống mặt đường thì cũng là gây ô nhiễm. Ngoài ra ,việc sử dụng găng tay cũng chỉ là hình thức. Chúng ta có bắt được liệu là cái găng tay đấy là sạch hay là bẩn, không ai khẳng định được. Cho nên đưa ra những quy định như vậy thì hình thức là có vẻ chặt nhưng trên thực tế là thực thi rất là khó cho những người thi hành công vụ.”

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho rằng, muốn người bán chấp hành nghiêm vệ sinh ATTP thì không thể chỉ kỳ vọng vào lương tâm của họ, mà cần tạo điều kiện để họ thực hiện Luật. Ví dụ như người bán ngồi trên vỉa hè, thì rất khó kiếm nước để rửa bát đũa. Trong khi đó, người ăn thì cũng không coi trọng chuyện an toàn thực phẩm, bạ đâu ăn đấy. Nhiều nơi, giữa người ăn và người bán có sự tương đồng nhau bằng tính tùy tiện. “Thực khách nào, hàng quán vậy”, nếu người tiêu dùng chọn những cửa hàng ăn cho đúng, tất yếu, những người bán đồ cẩu thả sẽ không bán được hàng và dần bị thải loại.

Khẩu hiệu vô nghĩa (Bình luận của nhà báo Phạm Trung Tuyến – Phó Giám đốc Kênh VOV Giao thông)

Ẩm thực đường phố từ lâu được xem là một đặc sản hấp dẫn với du khách gần xa mỗi khi đến với Hà Nội. Tuy nhiên nếu chỉ yêu cầu người tiêu dùng “nói không với thực phẩm không an toàn” thì vẫn chưa giải quyết triệt để vấn đề ATTP; mà nó phải được bắt đầu từ người sản xuất và người chế biến.

Khẩu hiệu "Nói không với thực phẩm bẩn" phải được bắt đầu từ người sản xuất và người chế biến

Người tiêu dùng nói không với thực phẩm không an toàn thì sao? Tôi cho rằng đó là một khẩu hiệu vô nghĩa. Vì cơ bản, không ai muốn ăn bẩn, không ai muốn mình là nạn nhân của thực phẩm bẩn. Nhưng vấn đề là thực phẩm đến tay người tiêu dùng theo con đường nào, sạch bẩn ra sao thường không minh bạch. Và người tiêu dùng chỉ còn biết dựa vào những niềm tin mơ hồ, rồi tặc lưỡi “Khuất mắt trông coi”.

An toàn thực phẩm mà chỉ dựa vào sự lựa chọn của người tiêu dùng thì không thể giải quyết được vấn đề. Muốn thực phẩm sạch đến tay người tiêu dùng thì trước hết nguồn cung của nó phải sạch, sạch từ khâu sản xuất, tới quá trình phân phối, chế biến.

Trên thực tế thì người tiêu dùng vẫn có thể lựa chọn một số nhà cung cấp nhất định, những doanh nghiệp đã đầu tư quy trình sản xuất thực phẩm trọn gói từ cánh đồng, đến nhà máy, rồi tới tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, đó vẫn là một lựa chọn đắt đỏ, và nhiêu khê đối với số đông dân chúng. Đại đa số người dân vẫn phải lựa chọn bằng niềm tin mơ hồ đối với người bán hàng quen biết, hoặc các siêu thị có vẻ đáng tin.

Sự lựa chọn của người tiêu dùng chỉ có ý nghĩa khi mà tất cả mọi sản phẩm thực phẩm đều phải được chứng minh nguồn gốc, và quy trình sản xuất được kiểm định. Khi chưa chế tài hóa được việc thẩm định nguồn gốc và quy trình sản xuất thực phẩm, việc yêu cầu người dân lựa chọn là một sự đánh đố.

Khi đã có thể áp đặt nguyên tắc về minh bạch hóa nguồn gốc thực phẩm, tức là đã có thể dễ dàng xác định chất lượng sản phẩm rồi, hãy vận động người dân nói không với thực phẩm bẩn.

Tags:
Ý kiến của bạn
Đẩy nhanh tiến độ thi công hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ

Đẩy nhanh tiến độ thi công hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ

Sau khi được Thành ủy và UBND TP.HCM tập trung tháo gỡ, đến nay dự án xây dựng hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ đã chính thức bước sang giai đoạn mới, đó là thi công đồng bộ cả hai nhánh hầm HC2 và HC1, với mục tiêu phấn đấu đến trước ngày 31/7 .

Đề xuất hạn chế nuôi chó dữ, nuôi chó mèo phải đăng ký kê khai

Đề xuất hạn chế nuôi chó dữ, nuôi chó mèo phải đăng ký kê khai

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.HCM vừa xin ý kiến xây dựng quy định tạm thời về quản lý nuôi chó, mèo trên địa bàn thành phố.

Hết cửa “chặt chém” khi thu phí gửi xe qua QR code

Hết cửa “chặt chém” khi thu phí gửi xe qua QR code

Những tấm vé gửi xe máy mệnh giá 5 nghìn nhưng bị thu 10 nghìn đồng, gửi ô tô dưới 1 tiếng, nhưng bị “tính tròn” thành 50 nghìn đồng mỗi block 2 giờ. Đây là cách “chặt chém” giá vé phổ biến. Hầu hết các giao dịch này đều là thanh toán tiền mặt, không thể truy vết dòng tiền.

Tận dụng đất đá dôi dư, cần đáp ứng các điều kiện gì?

Tận dụng đất đá dôi dư, cần đáp ứng các điều kiện gì?

Mới đây Bộ GTVT đã chấp thuận chủ trương tận dụng đất, đá dư thừa để đắp nền đường mở rộng một số đoạn tuyến theo giai đoạn hoàn chỉnh của cao tốc Bắc - Nam đoạn Bùng - Vạn Ninh. Điều này mang lại ý nghĩa thế nào trong bối cảnh vật liệu đang thiếu hụt hiện nay?

Trước trận Việt Nam-Indonesia: “Chợ đen” trầm lắng, cơ hội cho người hâm mộ “săn vé” giá tốt

Trước trận Việt Nam-Indonesia: “Chợ đen” trầm lắng, cơ hội cho người hâm mộ “săn vé” giá tốt

Hôm nay (26/3) sẽ diễn ra trận đấu tâm điểm giữa đội tuyển bóng đá quốc gia nam Việt Nam với đội tuyển Indonesia trong khuôn khổ vòng loại thứ 2 (Wolrd Cup 2026) khu vực châu Á. Đây là trận đấu mang tính chất quyết định. Dù vậy, không khí “săn vé” không quá sôi nổi trước thềm trận đấu.

Nơi thời gian ngưng đọng

Nơi thời gian ngưng đọng

Làng Cự Đà, ở ngoại thành Hà Nội, chỉ cách trung tâm chừng hơn 10km. Nơi đây, người dân vẫn giữ được nghề làm miến truyền thống cũng như nếp sinh hoạt xưa cũ, cùng lối kiến trúc độc đáo... Ở Cự Đà, người ta sẽ có cảm giác như thời gian ngưng đọng, với những dấu vết xưa cũ đầy hấp dẫn

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Những năm gần đây, lòng sông Hồng bị xói mòn. Việc hạ thấp lòng dẫn vùng hạ du sông Hồng đang tác động rất lớn đến khả năng lấy nước của tất cả các hệ thống thủy lợi.

// //