Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Quá tốc độ, tai nạn triền miên: Bao giờ chấm dứt?

Phóng viên - 14/06/2017 | 6:28 (GTM + 7)

VOVGT – Một trong những nguyên nhân hàng đầu của tai nạn giao thông là do người điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ quy định…

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Chạy quá tốc độ, nguyên nhân dẫn đến những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng - Ảnh minh họa

Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, một trong những nguyên nhân hàng đầu của tai nạn giao thông gây thiệt hại lớn về người và tài sản là do người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ chạy quá tốc độ quy định. Dù trên báo đài và không ít diễn đàn cảnh báo hậu quả chạy quá tốc độ nhưng các tai nạn thương tâm vẫn liên tiếp xảy ra, khiến xã hội vô cùng bất an và chịu nhiều tổn thất về tinh thần lẫn tài sản.

Dưới đây là ý kiến của một số người dân: “Nhiều người chạy quá tốc độ, phanh lại không ăn nên không xử lý kịp thì xảy ra tai nạn”. Một người khác chia sẻ: “Tôi đã từng một lần bị lỗi vi phạm chạy quá tốc độ. Lần đầu tiên chạy xe từ Sài Gòn về Vũng Tàu đường bờ biển rất vắng người, chất lượng tốt, tôi không biết đường đó thuộc trong khu dân cư tối đa là 50km/h thôi nên tôi chạy 60km/h”.

Nghe các ý kiến tại đây:

Theo kết quả giám sát hành trình trong năm vừa qua, cả nước có 1,6 triệu lượt phương tiện vi phạm tốc độ. Tuy nhiên, Tổng cục Đường bộ cho biết con số này còn thấp so với thực tế, bởi chỉ có hơn 70% tổng số phương tiện truyền dữ liệu về tốc độ đến hệ thống của cơ quan này. Còn mới đây, theo báo cáo của Ủy ban ATGT quốc gia, từ ngày 15/12/2016 đến 15/2/2017, các lực lượng CSGT, Thanh tra giao thông vận tải trên cả nước đã kiểm tra, xử lý 71 ngàn trường hợp vi phạm về trật tự ATGT các loại.

Trong đó, vi phạm lỗi chạy quá tốc độ khoảng 290 ngàn trường hợp, chiếm gần 41,7% tổng số vi phạm. Đáng nói là xu hướng vi phạm tốc độ có chiều hướng gia tăng vì cũng theo thống kê của Ủy ban ATGT quốc gia, số lượng vi phạm lỗi chạy quá tốc độ trong thời gian 2 tháng tiếp theo (15/2 đến15/4) trên cả nước lên tới 321 ngàn trường hợp, chiếm 45,7% tổng số trường hợp vi phạm trật tự ATGT bị kiểm tra xử lý. Những số liệu này là một hồi chuông báo động về tình trạng người vi phạm lỗi chạy quá tốc độ. Trong khi báo đài và các diễn đàn liên tục vẫn ra rả cảnh báo tai nạn giao thông do lỗi chạy xe quá tốc độ, các tài xế cũng được tiếp cận nhiều thông tin để nâng cao nhận thức và sự hiểu biết qua các kênh hiện đại thì nguyên nhân vì sao lỗi này vẫn tăng cao?

Khi bị CSGT xử lý lỗi vi phạm tốc độ, các tài xế đều nêu ra muôn vàn lý do, từ việc không quan sát biển báo, không để ý tốc độ đến có công việc đột xuất, vội giờ đi làm... để được lực lượng chức năng thông cảm. Điều này cho ta thấy, bên cạnh việc chạy xe quá tốc độ bị thành thói quen thì ý thức chấp hành quy định an toàn giao thông của tài xế còn thấp, mang tính đối phó, mà không nghĩ đến việc chạy xe quá tốc độ có thể để lại hậu quả vô cùng lớn, cho bản thân, gia đình và những người tham gia giao thông khác.

Đồng chí Trần Hoàng, cán bộ CSGT Công an tỉnh Long An, chia sẻ nghiệp vụ về xử phạt lỗi vi phạm chạy quá tốc độ: “… Nói về tốc độ thì có thiết bị chuyên về tốc độ để xác định về tốc độ, chứ chạy bình thường mắt thường thì đâu xác định được. Máy ghi ảnh kèm theo chip đo tốc độ, máy có cái tâm, tâm đó nhìn xe nào đó thì sẽ đo tốc độ. Xử lý phải có số liệu cụ thể mới căn cứ xử phạt được. ví dụ đoạn đường 50 mà chạy 60 hơn 10 thì mới xử phạt được”.

Đồng chí Trần Hoàng chia sẻ:

Trong các va chạm giao thông thì tốc độ và khả năng tử vong liên quan chặt chẽ với nhau. Theo nghiên cứu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, trong các va chạm giao thông, con người có tới 90% cơ hội sống sót nếu tốc độ của phương tiện dưới 30 km/giờ. Nếu va chạm với tốc độ hơn 45 km/giờ thì có tới 50% nguy cơ tử vong và gần như không có cơ hội sống sót nếu tốc độ lớn hơn 80 km/giờ.

Chỉ mới cách đây một tháng, vụ tai nạn thương tâm xảy ra ở tỉnh Gia Lai ngày 7/5 tại Km 1632+100 đường Hồ Chí Minh đã làm 13 người chết, 33 người bị thương. Nguyên nhân là do tài xế xe tải Võ Văn Quý (27 tuổi, quê Bình Định) điều kiển phương tiện chạy quá tốc độ quy định và còn lấn sang phần đường ngược lại nên đâm trực diện vào một xe khách mang biển số Nam Định, do tài xế Nguyễn Văn Vượng (52 tuổi, quê Nam Định) điều khiển. Thời điểm cuối cùng trước khi đâm vào chiếc xe khách, thiết bị giám sát hành trình ghi nhận vận tốc chiếc xe tải này lên tới 105km/h. Tai nạn thảm khốc này đã khiến xã hội không khỏi xót xa, đau lòng, gióng lên hồi chuông báo động.

Khi được hỏi về giải pháp để hạn chế hành vi chạy quá tốc độ, doanh nhân Trần Hữu Tuấn – giám đốc công ty cổ phần đầu IMM (quận 1), chia sẻ: “Với bản thân thường tham gia bằng xe hơi, cách tốt nhất để giảm vi phạm tốc độ, đó là các xe hơi hiện nay họ có gắn hộp đen, có ghi lại dữ liệu về tốc độ. Kết hợp dữ liệu từ xe và camera quan sát thì phạt nguội tài xế rất là sợ. Một số người có thể chấp hành luật giao thông khi biết đoạn đường đó thường có CSGT. Nếu mình nghĩ rằng đường vắng ở những giờ thấp điểm thì chạy quá tốc độ không ai biết, có khả năng sẽ xảy ra tai nạn…”

Doanh nhân Trần Hữu Tuấn nói:

Ảnh minh họa

Hành vi chạy quá tốc độ đang gia tăng với muôn vàn lý do từ phía tài xế, điều này thật nguy hiểm khi tốc độ phương tiện càng cao thì nguy cơ va chạm và tai nạn giao thông càng lớn, hậu quả nặng nề. Đây là vấn đề khiến xã hội đau đầu, nên việc tăng cường biện pháp quản lý tốc độ đối với phương tiện tham gia giao thông cần được các ngành chức năng ưu tiên hàng đầu.

Việc chạy xe quá tốc độ quy định có thể ví như chở “thần chết” bên mình, bởi sự nguy hiểm từ hành vi này có khả năng khiến tính mạng bản thân và những người khác rơi vào tai nạn thảm khốc, thương tâm. Đã không ít trường hợp tài xế chạy quá tốc độ gây ra hậu quả nghiêm trọng làm nhiều người tử vong, gia đình rơi vào khủng hoảng, nhà tan cửa nát; bản thân nếu thoát khỏi “nanh vuốt tử thần” thì cũng phải đối mặt với pháp đình nếu là kẻ trực tiếp gây ra tai nạn giao thông.

Những hậu quả nghiêm trọng này đều do nhận thức người dân chưa cao, chưa rõ quy định luật giao thông hoặc từ những động cơ đối phó cuộc sống như trễ giờ làm, giờ họp, đang gấp gáp, có việc quan trọng đột xuất …v…v.. Nhưng không ít người nhận ra rằng, hậu quả của việc trễ giờ họp, giờ làm không ăn nhằm gì so với hậu quả chạy quá tốc độ cho phép và có thể gây ra tai nạn nguy hiểm đến tính mạng bản thân. Chính bởi nhận thức còn kém, chưa có quy tắc sống rõ ràng, không phân rõ sự nghiêm trọng của hành vi sẽ dẫn đến việc mắc lỗi một lần và sau đó lặp lại nhiều lần, dù biết rằng luật pháp không cho phép.

Từ tư duy đối phó, thực hiện hành vi chạy quá tốc độ nhiều lần sẽ trở thành thói quen khó sửa. Một thói quen xấu khi cầm lái sẽ vô cùng nguy hiểm với xã hội, huống hồ chi không ít tài xế mắc phải thói quen này. Theo Nghị định 46/2016 của Chính phủ quy định về luật giao thông đường bộ, hành vi chạy quá tốc độ từ 5-10km/giờ đối với phương tiện ô tô bị phạt từ 600 đến 800 ngàn đồng và phạt tiền từ 7 đến 8 triệu đồng đối với hành vi chạy quá tốc độ trên 35km/h. Ngoài ra, người điều khiển phương tiện còn bị tước GPLX từ 1-4 tháng.

Nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông, lực lượng chức năng cần bổ sung hệ thống biển báo tốc độ trên phạm vi toàn tỉnh theo quy định, đẩy mạnh các biện pháp kiểm soát tốc độ, như làm gờ giảm tốc, sơn, sửa vạch kẻ đường; triển khai nhiều đợt cao điểm tuần tra kiểm soát, trong đó có chuyên đề xử lý vi phạm tốc độ, đầu tư hệ thống giám sát và xử lý vi phạm về bảo đảm trật tự ATGT bằng hình ảnh trên hệ thống đường bộ để ghi nhận lại các hình ảnh vi phạm.

Ngoài ra, đơn vị phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức liên quan đến lỗi chạy quá tốc độ. Báo chí và các phương tiện truyền thông cũng cần vào cuộc để nâng cao nhận thức người dân. Tất cả các giải pháp này đều cần có sự đồng bộ của xã hội để đạt hiệu quả tối ưu. Và điều quan trọng là bản thân mỗi người lái xe cần tự nâng cao nhận thức, phải hiểu rằng hành vi chạy quá tốc độ là rất nguy hiểm để có sự điều chỉnh trong quá trình tham gia giao thông và không vì bất kỳ lý do gì mà bất chấp nguyên tắc mang tính sống còn này.

Hãy lập kế hoạch cuộc sống thật khoa học để không phải lúc nào cũng vội vàng ảnh hưởng tâm lý chạy xe. “Chậm lại vài giây, hơn gây tai nạn” – đừng vì một phút giây vội vã nào mà đánh cược tính mạng của mình và nhiều người khác vào bất kỳ mối hiểm nguy nào.

Tags:
Ý kiến của bạn
Giá vàng SJC sẽ giảm mạnh?

Giá vàng SJC sẽ giảm mạnh?

Sáng nay (25/3), giá vàng SJC quanh mốc 80 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn 69 triệu đồng/lượng sau 1 tuần giảm mạnh.

Công tác xã hội ngành y, điểm tựa cho những bệnh nhân hiểm nghèo

Công tác xã hội ngành y, điểm tựa cho những bệnh nhân hiểm nghèo

Năm 2010, Chính phủ lấy ngày 25/03 hằng năm làm Ngày Công tác xã hội làm dấu mốc quan trọng khởi đầu phát triển nghề công tác xã hội tại Việt Nam.

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Các cơ sở giáo dục trên cả nước đang gấp rút lựa chọn SGK năm học 2024-2025 cho học sinh lớp 5, lớp 9 và lớp 12. Quyền chọn SGK được giao cho các trường, làm thế nào để thầy cô phát huy vai trò tự chủ, trách nhiệm, đồng thời hệ thống được kiến thức những năm học trước đó cho học sinh?

Nơi âm dương không cách trở

Nơi âm dương không cách trở

Phố Giáp Nhị (Q. Hoàng Mai) có nhiều ngõ ngách chằng chịt đặc trưng đúng chất Hà Nội phố. Nhưng có điều kỳ lạ khi khám phá ngang dọc con phố này sẽ thấy một khu phố mà người dân đang chia sẻ không gian sống với những ngôi mộ.

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói tín dụng 120.000 tỉ đồng từ khi được công bố đã đem lại kỳ vọng giải bài toán nhà ở xã hội một cách bền vững. Tuy nhiên, việc giải ngân rất chậm, nhiều dự án không thể triển khai, người thu nhập thấp vẫn chưa thể chạm vào cơ hội có được nơi an cư.

Doanh thu 12,5 triệu đồng/tháng phải đóng thuế: Liệu có phù hợp?

Doanh thu 12,5 triệu đồng/tháng phải đóng thuế: Liệu có phù hợp?

Tại Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi đang được lấy ý kiến, Bộ Tài chính đề xuất ngưỡng doanh thu chịu thuế VAT với cá nhân, hộ kinh doanh là 150 triệu đồng/ năm, tăng 50 triệu đồng so với quy định hiện hành.

Bình trà đá nghĩa tình

Bình trà đá nghĩa tình

Không riêng tại thành phố Hồ Chí Minh mà thời gian gần đây, trên một số tuyến đường ở ĐBSCL, chúng ta không khó bắt gặp hình ảnh những bình trà đá miễn phí dành cho mọi người, đặc biệt là bà con lao động khó khăn xuất hiện ngày càng nhiều.

// //