Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Phố Đặng Xuân Bảng

Phóng viên - 24/01/2017 | 4:00 (GTM + 7)

VOVGT – Tuyến phố Đặng Xuân Bảng – mang tên nhà danh nhân văn hóa, nhà sử học nổi tiếng của Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.

Số phận con đường

Đặng Xuân Bảng là danh sĩ và quan chức nổi tiếng của triều Nguyễn, người làng Hành Thiện, Giao Thủy, bây giờ là xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Đặng Xuân Bảng sinh năm 1828 và ngay từ thuở còn trẻ đã nổi tiếng là người mê sách, ham đọc sách và rất hay viết sách. Năm 1856, Đặng Xuân Bảng thi đỗ tiến sĩ và từ đây, được cử vào quan trường , nhận chức giáo thụ, chuyên lo việc học hành, thi cử, sau đó được thăng lên đến chức tuần phủ nhưng cái địa vị quan trọng nhất của tiến sĩ Đặng Xuân Bảng là có một thời gian làm đốc học tỉnh Nam định. Ông còn là người dạy học rất có công đào tạo được nhiều môn sinh, đệ tử giỏi có tiếng rồi trong thời gian làm quan, có những lúc vấp váp thì ông trở về quê, ngoài việc mở trường dạy học còn mộ dân đi khai hhoang, do đó, được dân chúng ở Nam Định rất kính phục, khi mất được dân tôn làm thần hoàng làng. Đặng Xuân Bảng có rất nhiều sách vở nổi tiếng ,được thiên hạ nể phục. Ông còn là ông nội của Tổng bí thư Trường Chinh.

Điểm dừng

Vào tháng 6 năm 2008, nhân dịp kỷ niệm 180 năm ngày sinh của danh nhân văn hóa Đặng Xuân Bảng và cũng đúng vào dịp chuẩn bị kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long, UBND Thành phố Hà Nội đã quyết định đặt tên đường phố Đặng Xuân Bảng tại khu đô thị mới Linh Đàm, quận Hoàng Mai. Đây là một việc làm ý nghĩa góp phần vinh danh một danh nhân Văn hóa lớn của Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.

Phố Đặng Xuân Bảng là một nút giao thông quan trọng nối phố Nguyễn Hữu Thọ và ngõ Định Công Thượng

Với chiều dài hơn 400m, phố Đặng Xuân Bảng là một nút giao thông quan trọng nối phố Nguyễn Hữu Thọ và ngõ Định Công Thượng. Đầu phố có chùa Đại Từ tọa lạc uy nghi trước một hồ nước rộng mênh mông. Cổng sau chùa là mặt phố Đặng Xuân Bảng, và không biết từ bao giờ tại đây hình thành một chợ nhỏ. Mật độ dân cư ở khu đô thị Linh Đàm rất đông nên hoạt động mua sắm tại chợ diễn ra khá tấp nập. Những ngày cuối năm, vỉa hè hai bên phố vô tình biến thành những vườn đào, vườn quất di động. Chính điều này tạo đã nên sự thích thú với nhiều người qua đường. Họ tranh thủ dừng xe ngắm hoa với mong muốn tìm cho gia đình mình một không khí của mùa xuân mới. Phố bỗng đông hơn ngày thường

Chia sẻ với cộng tác viên chương trình, một vài người đi chợ sắm tết nói: “Quả thực là bây giờ tôi thấy mọi người hay nói là không có không khí tết nhưng mà bước ra chợ thì đây là một nơi bạn có thể cảm thấy không khí tết rõ ràng nhất. Có thể thấy những gian hàng dường như là nhộn nhịp hơn. Những người bán hàng họ cũng có gì đó tươi vui hơn khi họ bán hàng vào dịp này. Số lượng người đến chợ thì cũng tăng đột biến so với ngày bình thường. Đi chợ không chỉ đơn giản là mua bán mà còn là để cảm nhận không khí ngày xuân đang về”.

“Hôm nay mình đi chợ tết cùng với người bạn của mình thì mình cảm thấy không khí ở đây rất là nhộn nhịp và rất là vui có rất là nhiều cây cảnh. Nhìn các loại hàng hóa ở đây thì có cảm giác tết đang về rất là gần rồi. Mình hy vọng là lần này mình sẽ mua được thật là nhiều đồ trong chợ tết này”.

Ngoài khu chợ và tòa nhà chung cư Linh Đàm ẩn hiện trong những vòm lá xanh thì phố Đặng Xuân Bảng còn có đặc sản là hệ thống quán cà phê bóng đá đông đúc ven đường. Vào những ngày hè, nhiều giải bóng trong nước và quốc tế diễn ra nhiều người thích dừng chân ghé qua những quán cà phê ở đây xem bóng đá bởi không gian rộng, thoáng mát, màn hình lớn lại có nhiều bạn bè cùng chí hướng để cổ vũ. Do vậy mùa hè mọi người thường ra phố tụ tập rất đông.

So với lịch sử hình thành của nhiều con đường ở Hà Nội thì Đặng Xuân Bảng là một phố trẻ nhưng lại bắt nhịp rất nhanh với quá trình đô thị hóa. Chính điều này đã góp phần quan trọng tạo nên những màu sắc năng động hiện đại giữa bán đảo Linh Đàm

Cảm nhận của tôi

Ngay đầu phố Đặng Xuân Bảng nút giao phố Đại Từ có một công trình văn hóa là niềm tự hào của những người dân ở đây đó là đình làng. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, đình làng Đại Từ vẫn còn đó với thời gian là minh chứng cho nền văn hóa đồng bằng châu thổ :

Đại Từ hai cổng hai đầu

Đình làng còn đó, ao sâu nước đầy

Làng xưa ở chốn nào đây

Người xưa liệu có còn đầy tình quê.

Cùng với các công trình kiến trúc tín ngưỡng tôn giáo khác trong làng, đình làng đã đảm nhận vai trò trung tâm văn hóa của người dân Đại Từ.

Lễ hội trong làng được tổ chức trong dịp đầu xuân mới là một nét đẹp trong đời sống văn hóa, thể hiện tinh thần đoàn kết và sự đoàn tụ của người dân địa phương. Đối với người dân sinh sống ở thành phố thì điều này càng thể hiện rõ. Ví dụ như với các hộ gia đình kinh doanh có cửa hàng trên phố. Nếu như trong cuộc sống hằng ngày, mỗi khi tắc đường vì lý do nào đó khiến công việc kinh doanh ảnh hưởng, họ dễ dàng thấy khó chịu và bực bội. Nhưng, nếu hôm đó làng có lễ hội thì dẫu có tắc đường cả ngày cũng không ai buồn bực, khó chịu mà ngược lại rất vui vẻ. Một sự hướng thiện làm cho Tâm của mỗi người như được trong và tĩnh lặng hơn.

Đình làng đã đi vào tâm hồn con người như một dòng suối nguồn trong trẻo. Mỗi làng quê có một ngôi đình là một bảo tàng nhỏ, trong đó chứa đựng những tinh hoa văn hoá nghệ thuật. Mỗi người con Việt Nam ai cũng có hình ảnh một ngôi đình ở trong lòng. Đình làng quê hương là gốc tích, là mạch sống của mỗi người.

Thông tin hữu ích

Phố Đặng Xuân Bảng là phố hai chiều dài 400m được nối từ nút giao phố Nguyễn Hữu Thọ và Đại Từ đi qua khu chung cư Bắc Linh Đàm đến Công ty cổ phần Kỹ thuật Thăng Long. Đoạn cuối phố giáp ngõ 2 Định Công Thượng thuộc phường Đại Kim, quận Hoàng Mai. Phố được rải nhựa át- phan, có vỉa hè rộng trồng cây xanh với hệ thống đèn điện chiếu sáng và cơ sở hạ tầng tương đối ổn định.

# Phố không có tuyến xe bus nào chạy qua. Chợ cóc chợ tạm hoạt động cả ngày trên phố nên giao thông nhìn chung là đông đúc.

Tags:
Ý kiến của bạn
Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Thành phố Hà Nội đang tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải đối với xe ba bánh tự sản xuất, lắp ráp có hành vi chở hàng cồng kềnh, gây mất an toàn giao thông.

Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Nhiều tháng qua do ảnh hưởng của gió mùa nên thời tết khu vực miền Trung luôn trong tình trạng mưa kéo dài triền miên, khiến cho công tác thi công nền đường tại các dự án cao tốc Bắc – Nam qua khu vực này bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tiến độ bị đe dọa.

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Khoảng 9 giờ sáng, tại ấp 6, người trẻ đã đi làm, chỉ còn thưa thớt người già chờ... nước từ thiện. Một chiếc “hầm” chứa nước mới được người dân thiết kế đào sáng nay. “Hầm” sâu 1 mét, dài 11 mét, rộng 3 mét, đủ chứa hơn 30 khối nước.

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Sức khỏe, sự an toàn của học sinh trong môi trường giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng hiện nay đang tồn tại một vấn đề cấp bách: tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế học đường, làm tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần và thể chất với học sinh.

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Từ hôm qua, giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư đã mang vàng đi bán. Nhiều người lo ngại, nếu nắm giữ vàng lâu hơn nữa, trường hợp giá vàng hạ, mức lời sẽ không còn cao.

Ấm lòng “hầm” chứa nước giữa mùa hạn

Ấm lòng “hầm” chứa nước giữa mùa hạn

Ấp Gò Xoài, xã Tân Trung, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang có hơn 400 hộ dân; 2/3 bà con không có nước sạch để dùng. "Hầm" chứa nước mới đào chứa được khoảng 45m3 nước, nhưng cứ cuối ngày là hết, may sao có các đoàn từ thiện từ TPHCM, Long An... về liên tục trong 2 tuần qua.

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Hạn mặn là vấn đề được dự báo trước, thế nhưng các địa phương vẫn loay hoay trong công tác ứng phó, chủ động nguồn nước ngọt phục vụ cho dân sinh. Điều này đòi hỏi các địa phương cần phải có một kế hoạch lớn, dài hạn để thích ứng với tình trạng hạn hán hàng năm, không để người dân thiếu nước.

// //